Pages

Tuesday, June 21, 2016

Hoài Linh


(1924-1995)

Nhạc sĩ Hoài Linh tên thật Lê Văn Linh, sinh năm 1924 tại miền Bắc. Ngoài ra ông còn có 2 bút hiệu khác là Hà Vị Dương, Lục Quang Lê.

Năm 1954, gia đình ông di cư vào miền Nam và định cư tại Sàigòn.

Ông bắt đầu sáng tác vào năm 1955, Hoài Linh ảnh hưởng bởi lời ca các bài hát giai đoạn trước đó - lãng mạn nhưng chưa vương khói lửa chiến chinh. Ca khúc nổi tiếng nhất của ông giai đoạn này là Nếu Đừng Dang Dở.

Đầu thập niên 1960, ông chuyển sang dòng nhạc Vàng và nhanh chóng nổi tiếng với nhạc phẩm Sầu Tím Thiệp Hồng với tiếng hát Hà Thanh. Ca khúc đã trở thành bài hát lý tưởng dành cho các cặp song ca như Chế Linh – Thanh Tuyền và sau này là Tuấn Vũ – Giao Linh, hay gần đây nhất là Quốc Đại – Cẩm Ly.

Từ đó cho đến 1975, ông liên tục cho ra đời những tác phẩm được thính giả khắp nơi yêu thích. Nhạc của Hoài Linh mang nhiều chủ đề, từ tình cảm đôi lứa như: Áo Em Chưa Mặc Một Lần, Thiệp Hồng Anh Viết Tên Em, Về Đâu Mái Tóc Người Thương, Giọt Lệ Vu Quy, Căn Nhà Màu Tím, Hai Đứa Giận Nhau, Nhịp Cầu Tri Âm…, đến chủ đề về người lính như: Xin Tròn Tuổi Loạn, Lính Nghĩ Gì, Lá Thư Trần Thế, Tám Nẻo Đường Thành …, ông còn có những tác phẩm mang đề tài về quê hương, ca ngợi thiên nhiên như Khách Lạ Đò Xưa, cũng như ca khúc về Xuân như Xuân Muộn.

Danh ca Hoàng Oanh viết về nhạc sĩ Hoài Linh:

Mặc dù là một người nhạc sĩ gốc Bắc di cư vào Nam sau năm 1954, nhưng chúng ta thấy rằng dòng nhạc của Hoài Linh viết hoàn toàn theo lối miền Nam, thường là những bản Boléro hay Habanera ngọt ngào, tha thiết như : Thiệp hồng anh viết tên em, Một chuyến bay đêm, Chúng mình ba đứa, Hai đứa giận nhau, Xuân muộn

Vào những năm tháng cuối đời, Hoài Linh bị tai biết mạch máu não, nằm liệt giường một thời gian, rồi từ giả cõi trần đúng vào ngày 30 tháng 4 năm 1995, ông thọ 71 tuổi.

Ca khúc:

- Áo em chưa mặc một lần (1971)
- Ba lần mẹ khóc
- Bao giờ quên
- Bến chiều
- Bích Đào
- Buồn như mái tóc
- Bức tranh hoà bình (1972)
- Căn nhà màu tím (1969)
- Cho xin sống lại
(bút hiệu Hà Vị Dương, 1969)
- Chiến cuộc ơi giã từ
- Chiều cao nước mắt
- Còn nhớ hay quên
- Cô bé ngày xưa
- Dù hoa lạc lối
- Dù một hai năm
- Đò tình lỡ chuyến
- Đoạn kết một chuyện long
- Đường vào tim
- Em (1970)
- Em đừng có nghe
- Gửi bốn phương trời (1968)
- Giấc buồn ngủ yên
- Giờ xa lắm rồi
- Hai đứa giận nhau
(bút hi
ệu Hà Vị Dương, 1969)
- Hẹn em mùa thanh bình
- Huyền sử một thanh gươm
(bút hi
ệu Hà Vị Dương)
- Khách lạ đò xưa
- Khi tôi nằm xuống
- Lá thư trần thế (1968)
- Lá thư không gửi
- Lính nghĩ gì? (1967)
- Mai chị về (1969)
- Mưa ngoài trời mưa tình người (1969)
- Mộng con được tròn
- Một thoáng suy tư
- Ngày lên đường
- Người bạn vừa quen
- Người đẹp Bích La Thôn
- Nhớ quê xưa
- Nhịp cầu tri âm (1968)
- Những chuyến xe trong cuộc đời (1970)
- Nó ở đâu
- Tám nẻo đường thành (1968)
- Theo đàn em đi
- Tiếng chuông chiều
- Tiếng hát người yêu
- Trao nhau lời cuối
- Trăm mến ngàn thương
- Trường Tiền hận khúc (1970)
- Từ đó chia tay
- Xin tròn tuổi loạn (1972)
- Xuân muộn (1967)
- Xuân về nhớ tết năm nay (
bút hiệu Lục Bình Lê, 1974)
- Về đâu mái tóc người thương (1964)
- Vùng con tim

Tài liệu tham khảo:
- Hoài Linh Web: Wikipedia
- Hoàng Oanh. Tưởng nhớ nhạc sĩ Hoài Linh Blog: ttxva.net

Ca khúc Lá thư trần thế do ca sĩ Đan Nguyên trình bày

https://www.youtube.com/watch?v=P2eJgwiE9Ew

https://www.youtube.com/watch?v=P2eJgwiE9Ew





No comments:

Post a Comment