(1921-20
)
Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ
sinh năm 1921, tại Hà Nội, xuất thân trong một gia đình công nhân (xưởng in
Viễn Đông) tại căn nhà số 22 phố Charron, nay là phố Mai Hắc Đế, quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội. Yêu thích âm nhạc từ năm 10 tuổi, vào năm lên 12, Nguyễn Thiện
Tơ theo học ghi-ta Hawaii (Hạ Uy cầm) với thầy giáo Trần Đình Khuê; chỉ ba
tháng thì ông đã được biểu diễn cùng thầy trên đài phát thanh Hà Nội. Sau đó
ông theo học ghi-ta với một người Pháp và bắt đầu biểu diễn ở các phòng trà và
chương trình từ thiện với hai nhạc cụ này.
Nguyễn Thiện Tơ là người sáng lập nhóm Myosotis cùng với Dương
Thiệu Tước, Thẩm Oánh,... nhưng theo nhạc sĩ Phạm Duy thì Nguyễn Thiện Tơ là
một nhạc sĩ độc lập, tức là không thuộc nhóm nhạc nào.
Năm 1938, khi mới 17 tuổi, Nguyễn Thiện Tơ sáng tác bản nhạc đầu
tay "Giáo đường im bóng" viết về một cô gái theo đạo Thiên
Chúa, 16 tuổi và tên là Hà Tiên. Ông kể lại: "Trong kỳ nghỉ hè năm 1938
(lúc này còn là học sinh trường Thăng Long ở Hà Nội), tôi được mời tham gia
biểu diễn đàn ghi-ta ở Nam Định. Ở đây tôi đã làm quen với cô nữ sinh Hà Tiên
cũng đến đây đóng góp tiếng hát của mình. Sau buổi dạ hội ca nhạc, tôi được bạn
bè cho biết là gia đình cô ấy theo đạo Thiên Chúa. Nghĩ mình là kẻ ngoại đạo
nên mới viết nên "Giáo đường im bóng" sau ngày ấy."
Nguyễn Thiện Tơ hoàn thành phần nhạc của ca khúc Giáo đường
im bóng trước, sau đó nhà thơ Phi Tâm Yến - bạn thân của Nguyễn Thiện Tơ -
viết lời. Theo Phạm Duy thì nhạc sĩ Lê Thương cũng thầm yêu cô Hà Tiên đó và đã
viết nên ca khúc Nàng Hà Tiên.
Ban đầu cuộc tình giữa Nguyện Thiện Tơ và Hà Tiên không được gia
đình cô chấp nhập bởi ngăn cách tôn giáo. Về sau hai ông bà đã thuyết phục được
gia đình và thành hôn vào năm 1944. Nguyễn Thiện Tơ tiếp tục dạy ghi-ta và
ghi-ta Hawaii. Trong số những người học ông, có những nhạc sĩ nổi tiếng như
Doãn Mẫn, Đoàn Chuẩn và Nguyễn Văn Quỳ.
Sau ngày quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội, Nguyễn Thiện Tơ về
Đài Tiếng nói Việt Nam, thổi sáo trong dàn nhạc của đài. Đến năm 1959, ông
chuyển sang dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch. Năm 1965, ông chuyển về hãng Phim
truyện Việt Nam.
Vợ ông bà Vũ Hà Tiên đã mất năm 2013, nay ông sống lặng lẻ trong
ngôi nhà xưa, vắng bóng người vợ hiền, bao nhiêu kỷ niệm đẹp sẽ gặm nhấm đời
ông trong tuổi xế chiều.
Trong bài: Mùa Noel, tìm gặp nhạc sĩ của "Giáo đường im bóng" tác giả Nguyệt Hà đã viết:
Trong
đời mình, nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ sáng tác chủ yếu trong giai đoạn trước năm
1954, gồm khoảng trên 20 ca khúc như: "Chiều quê", "Chiều
tà", "Cung đàn xuân xưa", "Qua bến năm xưa"... và ông
"gác bút" từ khá sớm nhưng "Giáo đường im bóng" là ca khúc
được biết đến và làm lay động lòng người hơn cả, nhất là mỗi dịp mùa Giáng sinh
về. Có được điều này có lẽ là bởi "Giáo đường im bóng" chứa đựng những
tình cảm thiêng liêng, những tâm tình chân thực nhất mà lòng tác giả đang hướng
tới: "Nơi giáo đường im bóng tôi thầm mong ngóng/ Đắm đuối trên làn sóng mắt
nàng huyền mơ... ".
Ca khúc:
- Chiều quê
- Chiều tà
- Cung đàn xuân xưa
- Đêm trăng xưa
- Khúc nhạc canh tàn
- Mộng giang hồ
- Nắng xuân
- Nhắn gió chiều
- Nhớ quê
- Thu sang
- Tiếng trúc bên song
- Xuân về
- Qua bến năm xưa (Hoàng Giác viết lời)
- Tiếng hát biên thuỳ (Hoàng Giác viết lời)
- Trên đường về (Hoàng Giác viết lời)
- Giấc mơ xưa (Văn Khôi viết lời)
- Quanh lửa hồng (Văn Khôi viết lời)
- Giáo đường im bóng (Phi Tâm Yến viết lời)
- Ngày vui đã qua (Phi Tâm Yến viết lời)
- Chiều tà
- Cung đàn xuân xưa
- Đêm trăng xưa
- Khúc nhạc canh tàn
- Mộng giang hồ
- Nắng xuân
- Nhắn gió chiều
- Nhớ quê
- Thu sang
- Tiếng trúc bên song
- Xuân về
- Qua bến năm xưa (Hoàng Giác viết lời)
- Tiếng hát biên thuỳ (Hoàng Giác viết lời)
- Trên đường về (Hoàng Giác viết lời)
- Giấc mơ xưa (Văn Khôi viết lời)
- Quanh lửa hồng (Văn Khôi viết lời)
- Giáo đường im bóng (Phi Tâm Yến viết lời)
- Ngày vui đã qua (Phi Tâm Yến viết lời)
Tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Thiện Tơ Web: Wikipedia
- Nguyệt Hà Mùa Noel, tìm gặp nhạc sĩ của "Giáo đường im bóng"
- Nguyệt Hà Mùa Noel, tìm gặp nhạc sĩ của "Giáo đường im bóng"
Blog: vnca.cand.com.vn
Ca khúc Nhắn Gió Chiều
do danh ca Thái Thanh trình bày
No comments:
Post a Comment