Hôm nay
19-03-2019, chúng tôi rời Bodhgaya để đi đến
tham quan Rajagira, Đỉnh Linh Thứu và Đại học Nalanda. Chúng tôi rời khách
sạn khoảng 5 giờ 30, xe chạy một lúc ra khỏi thành phố Gaya, hai bên đường có nhiều
cây thốt nốt trông cảnh vật chẳng khác chi Việt Nam ở vùng thất sơn, Châu Đốc,
cảnh mặt trời lên trông rất đẹp.
Rồi chúng
tôi đến một nơi thấy có như vết bánh xe sắt in trên đá, tương truyền rằng đó là
bánh xe của vua Tần Bà Sa La đi tham vấn Phật. Nhưng trên bảng ghi, đó có thể
là bánh xe vào khoảng thế kỷ thứ 4 hay 5 vào thời đại của vua Mahabharata.
Sau đó
chúng tôi tiếp tục đến núi Linh Thứu, nhà tôi vì chân yếu nên đi kiệu, đi lên
và xuống giá 180 rupees, còn lại chúng tôi đi bộ, từ dưới chân lên đến đỉnh
Linh Thứu đều có tráng xi măng, đường rộng chừng 3 thước ngang, có nhiều bậc, bặc
nọ cách bậc kia chừng 2 tấc, mỗi bậc như vậy không bằng phẳng mà có độ nghiêng
nhiều hay ít tùy, dài hay ngắn cũng tùy, lên gần tới đỉnh Linh Thứu, có đoạn thẳng,
có đoạn xuống dốc, nhưng không xa. Sau đó lại lên dốc để lên đỉnh, đoạn nầy có
hang của Ca Diếp và A Nan ngồi tu.
Trên đỉnh
Linh Thứu, một phần đá dựng lên, một phần hơi bằng phẳng, người ta xây dựng
thành một cái sân, có lan can chung quanh cao chừng 6 tấc. sân nầy dài chừng
8m, ngang chừng 4 m. Khi chúng tôi lên đến đây có một đoàn Phật tử có hai nhà
sư hướng dẫn đang tụng kinh Nam Tông, vì đợi sẽ lâu, nên Lama chọn đi xuống
phía hông tay phải, có khoảng bề ngang chừng 1,5 đến 2 m. Để chúng tôi tụng
kinh theo hướng dẫn của Lama, trước đọc tiếng Tây Tạng, sau đọc tiếng Việt.
Chúng tôi
vừa đọc xong thời kinh thì tự nhiên bị ong mật vây đánh, đoàn Phật tử ở trên
sân bị đánh bỏ tụng kinh, chạy xuống, ong cũng chẳng tha chúng tôi, Lama bảo
chúng tôi ngồi yên và làm theo Lama lấy áo hay khăn trùm kín người.
Thấy ong còn vài con, Lama và chúng tôi đi xuống phần mặt bằng ở dưới để treo cờ. Bây giờ tôi mới biết phần nào, cờ là những bài kinh, chúng tôi mua mỗi người một xấp cờ, có nhiều màu khác nhau, mỗi lá cờ có in mấy câu kinh, có hình vẽ, ngoài ra chúng tôi phải ghi những lời cầu nguyện trên những lá cờ đó.
Sau khi
treo cờ, chúng tôi đi xuống, trên đường đi chúng tôi vào ghé thăm hang động của
ngài Ca Diếp đã tu.
Tại đây có
nhiều khu, mỗi khu trong ấy có phòng dành cho sinh viên nội trú. Mỗi khu có chùa
riêng, có giếng nước riêng. Mỗi khu xây cất khác nhau.
Khi chúng tôi vào bên trong, bắt đầu tham quan Lama giải thích cho chúng tôi về sự tích Đại học nầy thì có người lại cho rằng trong khuôn viên Đại học không ai được thuyết minh, trừ những người tại đó, chúng tôi phản đối chuyện nầy, anh chàng kia cứ theo Lama hăm dọa, nhưng Lama chẳng ngại, cuối cùng anh ta lãng tránh đi mất.
Đôi lần chính nhân viên trong đó xin tiền chúng tôi, nhưng chúng tôi không cho, vì họ không phải là người ăn xin.
Rời Nalanda, chúng tôi đi đến nơi đặt khách sạn nhưng họ không đáp ứng yêu cầu của chúng tôi, nên chúng tôi chuyển đến khách sạn khác là khách sạn Anamika tại Hajipur, cách Vaishali chừng 2 giờ xe chạy.
Một ngày tham quan hơi vất vả, Lama, nhà tôi và tôi, Đà, Thanh, Hải Đoan đều bị ong chích từ 1 tới 2 vít, kỷ niệm đáng nhớ cho chuyến tham quan nầy.
Mời xem thêm hình ảnh:
Đại học Nalanda
No comments:
Post a Comment