Lúc sáng sớm, vào khoảng 5 giờ 30, nhà tôi và tôi đi đến Đại tháp, khi chúng tôi vào thì đã có vài đoàn Phật tử vào chiêm bái. Chúng tôi vào lễ Phật trước, vì sáng ssớm nên trong Chánh điện ít người, lễ Phật dễ dàng. Sau đó chúng tôi ra ngoài đi nhiễu tháp, có chừng 10 chú tiểu ngồi thành hàng ngang bên hông tháp, các chú tiểu chừng 10, 12 tuổi nên trông rất có cảm tinh, các chú hồn nhiên. Tiếc tôi không có đem máy ảnh theo để ghi lại hình ảnh nầy.
Chúng tôi đi nhiễu tháp được 3 vòng rồi ra về điểm tâm, để đi tham quan nơi khác.
Ngày hôm qua Lama Konchok Lhundup cho biết sẽ đi hang động Mahakala, nơi đức Sa môn Cồ Đàm tu, mỗi người mua 1 bó cờ nhiều màu sắc, ghi vào đó những lời cầu nguyện, ước vọng của mình, đêm hôm qua tôi cũng đã viết vào 2 lá cờ, cầu nguyện cho Vạn vật thái bình, nhà nhà an lạc, cầu nguyện cho gia đình được an lành, bản thân được khỏe mạnh, tu học tinh tấn.
Chúng tôi đi nhiễu tháp được 3 vòng rồi ra về điểm tâm, để đi tham quan nơi khác.
Ngày hôm qua Lama Konchok Lhundup cho biết sẽ đi hang động Mahakala, nơi đức Sa môn Cồ Đàm tu, mỗi người mua 1 bó cờ nhiều màu sắc, ghi vào đó những lời cầu nguyện, ước vọng của mình, đêm hôm qua tôi cũng đã viết vào 2 lá cờ, cầu nguyện cho Vạn vật thái bình, nhà nhà an lạc, cầu nguyện cho gia đình được an lành, bản thân được khỏe mạnh, tu học tinh tấn.
Hôm nay 18-3-2019,
chúng tôi lên đường sau khi dùng điểm tâm xong. Hang động Mahakala năm trên ngọn
núi không cao lắm, có thể thấp và cũng nhỏ hơn núi Sam ở Châu Đốc. Đường lên có
đoạn tráng xi măng, xe gắn máy chạy thoải mái một đoạn chùng 6, 7 trăm thước,
sau đó đoạn khác dốc hơn có 2 lối đi, một lối có từng bậc thang và lối kia khá
dốc. Nhà tôi chân yếu nên chúng tôi phải dung xe gắn máy thồ lên, cũng như xuống.
Tại đây có
chùa Dhungeswari, có vị tăng trụ trì. Có những ngôi nhà xây cất khang trang,
trong đó có Chánh điện tôn tượng đức Bổn sư và bên cạnh có tôn trí ảnh đức Đạt
Lai Lạt Ma.
Có 2 cái
hang, một cái lớn, có hai bàn thờ, ngay sát cửa hang, bên tay trái có tôn tượng
đức Bổn sư ở trên, dưới có tượng Sa môn Cồ Đàm lúc tu khổ hạnh.
Cửa hang ngó thẳng vào có bàn thờ tôn
tượng đức Bổn sư, lúc chúng tôi vào có một vị Tăng đang cùng phật tử tụng kinh,
trong số phật tử nầy có những người Âu châu.
Một cái
hang nhỏ hơn, nằm bên tay tay phải hang lớn, hang nhỏ nầy có miệng hang ngang
chừng 6 tấc, cao chừng 1,5 thước, đi vào phải cúi mình, vào bên trong tối om,
nhờ có đèn mới thấy được cảnh thờ tự tại đây.
Từ của
hang nhìn thẳng vào có bàn thờ tôn tượng đức Bổn sư.
Còn bên
tay phải, có 2 tượng khác, tôi nhìn không rõ cũng không nhận được tượng đó là
thờ ai.
Sau khi
ra ngoài ngồi nghỉ, có một đoàn Phật tử chừng 30 người đến tham quan, đa số là
phụ nữ, trong số nầy có 1 nữ phật tử ngồi kiệu có hai người khiêng.
Lama
Konchok Lhundup ngồi giảng cho chúng tôi một lúc về Phật pháp rồi cùng nhau xuống
núi. Dưới chân núi gần ngoài lộ xe chạy, có một gò đất cao chừng 1 thước, chung
quang để những phiến đá, ở giữa gần như hình tròn có đường kính độ 5 thước, giữa
gò nầy có đống lửa nhỏ, người ta tin rằng ai bỏ vào đó phần thân thể mình như tóc
hay móng tay chân, sau khi thác sẽ được trở lại làm người. Lama khuyên chúng tôi
cắt tóc bỏ vào đống lửa cầu nguyện.
Sau đó chúng
tôi trở về Bodhgaya để dùng cơm và nghỉ ngơi. Nhà tôi và tôi lại đi vào Bồ Đề Đạo
Tràng, nhưng lần nầy có một phái đoàn rất nhiều người vào chiêm bái, họ chen lấn
nhau để vào trong tháp, chúng tôi đi nhiễu 3 vòng mà không thể vào được, chỉ đi
xuyên qua hàng người nối đuôi nhau vào chánh điện cũng là khó rồi.
Sau khi đi
nhiễu tháp 3 vòng, chúng tôi vẫn không vào được, nhà tôi bảo mệt nên chúng tôi
ra về, đi dọc theo bờ tường ra cổng, có chỗ có cổng, nhưng đóng lại không cho vào
ra, nên có bậc thang nhà tôi ngồi nghỉ mệt, tôi theo bậc thang đi xuống cửa tháp
để xem tình hình có thể vào được không, nhưng biết rằng không thể chờ để vào được,
mặc dù không còn chen lấn như lúc nảy, cảnh chen lấn đã không đẹp rồi mà chỗ tôn
nghiêm sao lại chen lẫn cãi cọ nhau ? Nhà tôi cho rằng đó là những người ngoại đạo,
có thể bởi vì Ấn Độ rất ít người theo đạo Phật.
Đạo Phật
tại Ấn đã mất từ lâu, từ thế kỷ 13 sau khi bị Hồi giáo đánh giết phật tử, tu sĩ,
phá hoại chùa chiền. Người Ấn sau đó hầu như theo đạo Bà La Môn, hay Indu cũng
gọi là Ấn giáo. Ấn giáo phân chia giai cấp, cấm cải đạo. Theo cung cách phụ nữ ăn
mặc như thế chứng tỏ họ là người Ấn.
Không thể
chờ đợi lâu hơn, chúng tôi ra về nghỉ ngơi. Sau khi ăn cơm tối, về đến khách sạn
là 8 giờ 30, tôi muốn lợi dụng cơ hội nầy vào lễ Phật để ngày mai rời khỏi đây,
đi viếng Phật tích khác.
Khi vào cổng
tôi chỉ thấy có một anh thanh niên đi trước, chúng tôi vào trong tháp thì có chừng
10, 15 người, chư Tăng, ni ngồi dọc theo tường mỗi bên 1 hàng, vài người lễ Phật,
vài người đứng chiêm ngưỡng tượng Phật.
Rồi tôi đi
nhiễu quanh Đại tháp, chỗ nọ, chỗ kia vẫn còn năm, ba vị Tăng ngồi đàm đạo, đôi
nhóm Phật tử còn tụng kinh, thanh tịnh, trang nghiêm khác với buổi chiều. Có một
nữ Phật tử người Âu làm cho tôi chú ý, vì bà ta vừa đi dọc theo cái bàn xây trên
đó để hoa trắng thành từng ô vuông, ở giữa để những đĩa hoa vàng và đỏ, bà ta vừa
đi vừa để tay lên hoa rồi vuốt tóc trên đầu, giống y như nữ Phật tử Việt Nam thường
làm thế. Tôi đi nhiễu 1 vòng rồi ra về, lòng hoan hỷ vì đã được vào trong lễ Phật
đạt được như ý.
Như vậy
ngày hôm nay tôi vào Bồ Đề Đạo Tràng 3 lần, nhưng chỉ có 2 lần được vào trong lễ
Phật, đó là buổi sáng tinh sương và buổi tối gần 9 giờ đêm.
8664180319
No comments:
Post a Comment