Pages

Monday, January 30, 2012

Tản mạn về Lão tiền bối Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha

Chánh Hạnh

Do lục tìm tài liệu để viết về cư sĩ Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha, ông cũng như bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám ở Trung, ông Đoàn Trung Còn ở Nam đều là những bậc thiện tri thức, góp tay đắc lực vào sự nghiệp phục hưng Phật Giáo Việt Nam vào tiền bán thế kỷ XX.

Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha chẳng những người ta biết ông là người tiên phong cùng với Hòa Thượng Thích Trí Hải, thành lập xây dựng nên Hội Việt Nam Phật Giáo ở Hà Nội năm 1932, mà người ta còn biết ông là soạn giả quyển Hán Việt Từ Điển, đã được phổ biến rộng rãi từ Bắc chí Nam, sinh viên và những người học Phật thường dùng tới nó.

Sau khi viết xong bài, tôi nhớ đã có đọc đâu đó chửu là cây chổi, vậy chữ Hán ra sao? Tự nghĩ, muốn biết phải lấy quyển Tự điển của ông ra tìm, chắc tên ông có ghi Hán tự. Lấy quyển Hán Việt Tự Điển do Nhà Xuất Bản TP Hồ Chí Minh tái bản, in năm 2004, tôi thấy bìa chỉ có ghi bốn chữ Hán: 典 字 越 漢, còn tên ông không có ghi chữ Hán, tôi lật những trang sách ở bìa sau để tìm Bảng tra chữ, tôi thấy có 3 chữ Thiều: : Thiều: thiều nghiêu: cao trot vót (trang 161), Thiều: 1: tên một khúc nhạc của vua Thuấn nhà Ngu. 2: tốt đẹp (trang 751), Thiều: trái đào. Trẻ con để hai trái tóc hai bên gọi là thiều (trang 779). Trong ba chữ này không có chữ nào liên quan đến cây chổi cả.

Tìm chữ Chửu thì không thấy có, trong một tài liệu, tôi có thấy một người cháu viết tên ông là Thiều Chĩu, xin chép lại:

TRẦN ĐÌNH THẮNG

BÁC TÔI

Kính dâng bác Nguyễn Hữu Kha
Thiều Chĩu

Nắng vô tư rơi trên Văn Miếu
Rọi vào trong đó thấy ánh hào quang
Tôi nắm tay quay thời gian trở lại
Hạt vàng lấp lánh gieo mầm tương lai.

Bác tôi sinh ra giữa giòng Hà Nội
Người yêu Hà Nội văn hiến ngàn năm
Ý chí dâng cao lên đài thiên trụ
Để rồi nhìn thấu nỗi lòng nhân gian

Bao nhiêu Kinh, Thư sáng lòng nhân loại
Cả đời Bác sống rộng cõi thiện tâm
Lấy mỗi khó khăn làm điều thích thú
Khó khăn càng nhiều thong tuệ càng cao

Bác sống bao dung giữa thời khói lửa
Nuôi trẻ mồ côi, yêu nước, thương dân
Lấy nỗi oan khiên làm môn đạo hạnh
Nào ngờ Bác gánh, gánh cả dòng sông

Năm mơi hai năm không hề mệt mỏi
Vạn ngàn năm tới, sống vạn ngàn năm

Nhân kỷ niệm 100 năm
Ngày sinh nhà văn hóa Thiều Chĩu

Quốc Tử Giám, ngày 21 tháng 6 năm 2002

Tưởng cũng nên chép thêm bài của người học trò tưởng nhớ tới ông:

Ngô Kim Thanh

Biết ơn thầy

Năm mươi năm đã qua rồi,
Ơn Thầy dạy bảo nên người hôm nay.
Hương phong học đạo những ngày,
Rau dưa đắp đổi cùng Thầy tản cư.
Qua vùng Tam đảo, Tiên du,
Thác ghềnh nào quản, đường tu chẳng sờn.
Theo Thầy vì nước vì non,
Học Thầy bao nét lòng son không mờ.
Con đường học Phật, làm thơ,
Bằng bằng trắc trắc – còn ngờ chiêm bao.
Người Thầy đức rộng tài cao,
Tấm gương vô giá con nào dám quên.
Hôm nay dâng nén hương nguyền,
Cầu mong kiếp tới lại xin làm trò.

Trích Tạp chí XƯA & NAY - Tạp chí TIA SÁNG

Tìm chữ Chĩu cũng không thấy có. không thấy chữ làm sao tra theo bộ hay theo nét! Tôi đi lấy quyển Hán Việt Từ Điển của Nguyễn Văn Khôn, quyển này chỉ có tra theo bộ hoặc theo số nét, nên không thể dùng trong trường hợp này. Tôi lấy quyển Từ Điển Hán Việt của Trần Văn Chánh, quyển này có Bảng tra theo phiên âm Hán Việt và Bảng tra theo phiên âm Bắc Kinh.

Tôi đã tìm thấy 6 chữ Thiều: , , , , , . Riêng chữ Thiều (trang 1722) Điều, thiều [tiáo] Hoa lau, hoa lăng tiêu 苕 帚 Chổi lau.

Như vậy chữ thiều cũng đọc là điều, chữ kia tôi không biết là chữ chi nhưng có thể đếm nét hoặc tìm bộ mà tra chữ. Tôi không làm thế, lại lấy từ điển của Thiều Chửu tra chữ Điều ở trang 542: ĐIỀU: hoa lau, cành nứt nở ra hoa, không có bầu có cánh, nay ta gọi trẻ em xinh đẹp là điều tú - , ý nói như hoa lau một ngọn đã nứt ra hoa vậy. Người ta lại dùng những cánh nó làm chổi gọi là điều trửu - , ta quen đọc là chữ thiều.

Còn chữ Trửu cũng tự điển của ông trang 169: TRỬU: cái chổi, cái dùng để quét, để giặt rửa gọi là trửu.

Như vậy chữ Trửu biến âm Chửu, tôi tìm tới Nam Hoa Tự Điển của Nguyễn Trần Mô in năm 1940, chữ h’ (Thiều) Hoa lau. - Chổi lau: Thiều chỉu. - Người ít tuổi mà thông minh: thiều tú (trang 232). Chữ h’ (Chỉu) cái chổi quét. (trang 81). Trong bảng Tra chữ, có chữ chửu trang 262 nhưng tôi tìm trong trang 262 không thấy có chữ này.

Tôi cũng có tra H án Việt Tự Điển của Thiều Chửu trên Mạng trong Hanosoft hay HanvietSoft của Tống Phước Khải, ch: trửu (8n) (1) Cái chổi, cái dùng để quét giặt rửa đều gọi là [b] chửu [/b]; còn chữ trửu, chửu (14n) (1) tục dùng như chữ [b] trửu [/b] .

Tôi tra lại chữ trong Tự điển của Thiều Chửu chỉ có ở Phụ lục bộ Trúc (trang 468) ghi như sau: TRỬU: tục dùng như chữ . Tóm lại trong Hán Việt Từ Điển của Thiều Chửu không có chữ nào âm Hán Việt ghi là Chửu cả, chữ Chửu trong Hán Việt Tự điển trên Mạng, thật ra không hề có trong nguyên bản.

Thay vì pháp hiệu Điều Trửu, ông đã dùng chữ Thiều Chửu, để cho ai học Hán văn lơ tơ mơ như tôi, học mà không văn ôn võ luyện, thì nào là Hán Việt Từ Điển của Thiều Chửu, của Nguyễn Văn Khôn, của Trần Văn Chánh, của Vĩnh Cao-Nguyễn Phố, của Nguyễn Trần Mô của Lạc Thiện Tăng Văn Hỉ, lật mệt nghỉ nào là tra bảng, tra bộ, đếm nét.

Tôi nhớ lúc đi học Hán văn, tôi có mua quyển Hán Việt Từ Điển của Thiều Chửu, không nhớ của nhà xuất bản nào, quyển ấy có tấm ảnh Thiều Chửu in màu đỏ tím, không có Bảng Tra chữ, quyển này tôi đóng bìa cứng chữ mạ vàng không có mang sang Mỹ. Bảy, tám năm sau nhà xuất bản Khai Trí tái bản mới có Bản tra chữ ở sau sách. Tôi cũng có một quyển Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh (in năm 1932) do nhà sách Minh Tân ở Paris tái bản in khoảng năm 1960, vì sách dầy, nặng nên tôi không có mang theo.

Đó là nói về Tự Điển, còn nói về học Hán Văn, lúc nhỏ tôi được thân phụ giao cho quyển Tam Thiên Tự, chỉ thuộc được vài trang rồi lo chơi quên học, đến lúc vào Đại học, học một lớp vở lòng vài buổi với Đào Mộng Nam ở giảng đường chùa Ấn Quang, Sàigòn do ông Hồ Hữu Tường tổ chức, sau đó mới học ở lớp với giáo sư Phan Hồng Lạc, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Trần Đức Rật, Trần Trọng San, Huỳnh Minh Đức, nay vốn liếng không còn chi, ơn Thầy nào dám quên, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.

Lại một chuyện nữa, có người cho rằng Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha từng được mời tham gia Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa vào năm 1945 với tư cách là Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội, việc này tôi nghĩ rằng không đúng vì mấy lý do sau đây:

Thiều Chửu ở chùa Quán Sứ, nơi một số quan lại làm việc cho Pháp, hai nữa là Phật giáo, ba nữa là Chánh phủ Liên Hiệp là lien hiệp các đảng phái mà Thiều Chửu không đảng phái nào. Cho nên, nếu không có bằng chứng như thư mời, thư từ chối thì không đáng tin và không nên lưu truyền việc này.

Thêm một chuyện nữa, Thiều Chửu tự trầm mình, để lại ba bức thư cho nhà cầm quyền là một hình thức phản kháng, nên những thư ấy từ lâu không được phổ biến rộng rãi, ông trầm mình để minh oan cho sự trong sạch của mình, nhưng không phải vì chánh sách ruộng đất, bởi vì khi ông mất, ngày 15-7-1954, hội nghị Genève đang họp, đến 20-7-1954 mới ký Hiệp định. Trên đất Bắc năm 1955 mới có chánh sách cải cách ruộng đất và phong trào đấu tố địa chủ, cường hào, ác bá.

Viết để tưởng niệm bậc tiền bối hữu công với tiền đồ Phật giáo Việt Nam, người đã hiến trọn đời mình cho đạo pháp và dân tộc, gần sáu mươi năm qua đạo pháp đã hưng thịnh đến đâu và dân tộc được hưởng ấm no hạnh phúc như thế nào !?

Ngày 28-01-2012