Pages

Sunday, September 16, 2018

Nhân đọc điện thư


Mấy hôm trước tôi được điện thư của người quen gửi cho đọc bài thơ của Bùi Giáng, vài hôm sau tôi nhận được từ anh cựu học sinh NTT gửi cho cũng bài ấy, chắc từ một nguồn như sau:


Với bài thơ này, ai dám nói Bùi Giáng là người điên?
Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào,
Thơ Bùi Giáng

Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào,
Đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam.
Đánh cho khoai sắn thành vàng,
Đánh cho dép lốp phải mang thế giầy.
Đánh cho Bắc đoạ Nam đày,
Đánh cho thù hận giờ này chưa tan.

Đánh cho cả nước Việt Nam,
Áo ôm khố rách xếp hàng xin cho.
Đánh cho hết muốn tự do,
Hết mơ dân chủ hết lo quyền người.

Đánh cho dở khóc dở cười,
Hai miền thống nhất kiếp người ngựa trâu.
Đánh cho hai nước Việt Tàu,
Không còn biên giới cùng nhau đại đồng.

Đánh cho dòng giống Tiên rồng,
Osin, nô lệ, lao công xứ người.
Đánh cho chín chục triệu người,
Thành dân vô sản thành người lưu vong.
Đánh cho non nước Lạc Hồng,
Tiến lên thời đại mang gông mang cùm.
Đánh cho cả nước chết chùm,
Đánh cho con cháu khốn cùng mai sau.
Đánh cho Bác Đảng Nga Tàu,
Triệu dân nô lệ ngàn năm căm hờn !
Bùi Giáng

Tôi muốn tìm nguyên bản, nên lên Google gõ và tìm thấy trên Facebook của Đô Thành Sài Gòn  đăng ngày 5 Tháng 8 ·

ĐÁNH
Dánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào
Đánh cho chết mẹ đồng bào Miền Nam (*)
Đánh cho khoai sắn thành vàng
Đánh cho dép lốp phải mang thế giày
Đánh cho Bắc đọa, Nam đày
Đánh cho thù hận giờ này chưa tan
Đánh cho cả nước Việt Nam
Áo ôm khố rách, xếp hàng xin cho
Đánh cho hết muốn tự do
Hết mơ dân chủ, hết lo quyền người
Đánh cho dở khóc dở cười
Hai miền thống nhất kiếp người ngựa trâu
Đánh cho hai nước Việt Tàu
Không còn biên giới cùng nhau đại đồng
Đánh cho dòng giống Tiên Rồng
Osin, nô lệ, lao công xứ người
Đánh cho chín chục triệu người
Thành dân vô sản, thành người lưu vong
Đánh cho non nước Lạc Hồng
Tiến lên thời đại mang gông mang cùm
Đánh cho cả nước chết chùm
Đánh cho con cháu kh̉́ốn cùng mai sau
Đánh cho bác, đảng, Nga, Tàu
Hết quần hết áo thì ta ở truồng.
Bob Nguyen
(*) Hai câu thơ đầu là của nhà thơ Bùi Giáng
Nguồn : Fb Tội Ác Cộng Sản

Nhưng trước đó cũng Facebook nầy đã có:

Đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào,
Đánh cho chết mẹ đồng bào Miền Nam.
Đánh cho khoai sắn thành vàng,
Đánh cho dép lốp phải mang thế giày.
Đánh cho Nam Bắc đọa đày,
Đánh cho thù hận giờ này chưa tan.
Đánh cho cả nước Việt Nam,
Áo ôm khố rách, xếp hàng xin cho.
Đánh cho hết muốn tự do,
Hết mơ dân chủ, hết lo quyền người.
Đánh cho dở khóc dở cười,
Hai miền thống nhất kiếp người ngựa trâu.
Đánh cho hai nước Việt Tàu,
Không còn biên giới cùng nhau đại đồng.
Đánh cho dòng giống Tiên Rồng,
Osin, nô lệ, lao công xứ người.
Đánh cho chín chục triệu người,
Thành dân vô sản, thành người lưu vong.
Đánh cho non nước Lạc Hồng,
Tiến lên thời đại mang gông mang cùm.
Đánh cho cả nước chết chùm,
Đánh cho con cháu kh̉́ốn cùng mai sau.
Đánh cho bác, đảng, Nga, Tàu,
Hết quần hết áo thì tao ở truồng!
- Bob Nguyen -

Chắc vì sơ sót nên Bob Nguyễn cho đăng lại ngày 28-8-2018, ghi rõ xuất xứ thơ Bùi Giáng chỉ có hai câu đầu mà thôi, có lẽ Bop Nguyễn lấy từ  tấm ảnh nầy.



Lại có người gửi cho tôi đọc bài Đi tìm mộ cụ Nguyễn Hiến Lê, tôi nhớ tôi đã có đọc lâu rồi, nên nay tìm lại xem, nó được đăng ở đâu. Tôi thấy một bài đăng trên Web Thất Sơn Châu Đốc, chắc là tôi được đọc bài nầy trước tiên.


Bài Phần mộ của học giả Nguyễn Hiến Lê ở Đồng Tháp của HN được đăng trên báo Đồng Tháp năm 2013.

Bài Nguyễn Hiến Lê học và viết của Hoàng Kim đăng trên Blog Hoàng Kim Long năm 2015

Bài Nguyễn Hiến Lê, thầy tôi của Lương Minh đăng trên tạp chí Quán Văn được đăng trên Web Tống Phước Hiệp năm 2016. 

Tháp mộ của Thích Nữ Huệ Đức thế danh Nguyễn Thị Liệp (1909-1999)
và nhà văn Nguyễn Hiến Lê (1912-1984)

Tấm ảnh trong bài của Hoàng Kim, đáng quý vì là những nhân vật danh tiếng, nhưng tác giả không ghi phương danh ra, xin ghi thêm cho rõ:

Từ trái sang phải: nhà thơ Quách Tấn, nhà văn Vương Hồng Sển,
nhà văn Nguyễn Hiến Lê, chủ nhiệm tạp chí Bách Khoa Lê Ngộ Châu.

Cách đây vài năm, sau khi đọc bài Đi tìm mộ cụ Nguyễn Hiến Lê của Trần Thị Trung Thu, tôi điện thư nhờ người cháu hỏi thăm nơi chôn cất của nhà văn Nguyễn Hiến Lê, tôi được cho biết ở chùa Phước Ân, gần ngã tư Cái Bường, định khi nào đi về Long Xuyên sẽ ghé thăm thắp cho ông và cô Liệp một nén hương. Con đường từ Sàigòn về Long Xuyên ngày xưa tôi thường đi là qua Bắc Mỹ Thuận, chạy qua thị xã Sa Đéc rồi qua Lai Vung, Lấp Vò mới tới Bắc Vàm Cống về Long Xuyên.  

 QL80 đi từ Tp Sa Đéc tới Bắc Vàm Cống, dấu D đỏ là Chùa Phước Ân, gần ngã tư Cái Bường

Gần đây, có lần về Long Xuyên, xe chạy qua khỏi Lai Vung, tôi để ý tìm ngã tư Cái Bường, nhưng không bắt gặp. Có khi xe chạy ngã Bắc Cao Lãnh qua Cái Tàu Thượng, Kinh Cụ Hội rồi về Bắc An Hòa, lên khỏi Bắc là vào thị xã Long Xuyên. Do đó, cho đến nay tôi vẫn chưa đến viếng nơi an nghỉ của nhà văn tiền bối Nguyễn Hiến Lê.

Tôi nhớ vào khoảng năm 1960, vào dịp nghỉ Hè hay Tết, tôi từ Sàigòn đi xe đò về quê, lên xe ở Bến xe Lục tỉnh đường Petrus Ký nay là Lê Hồng Phong, khi xe chạy rồi tôi mới để ý người ngồi băng ghé trước tôi là nhà văn Nguyễn Hiến Lê, tôi không quen nhưng biết ông vì có xem ảnh ông trên báo chí, ông có nước da ngâm ngâm, tóc hớt carré, ông và tôi cùng ngồi dãi ghế phía bên tài xế, ông ngồi sát thành xe, cạnh ông cô bé chừng 12, 13 tuổi tóc hớt bomber, người tròn trịa, tôi ngồi ở phía sau em nầy. Tôi đi về Châu đốc, nên thường đi hãng xe Công Tạo, còn ông đi Long Xuyên không rõ sao ông lại không đi xe Tam Hữu mà đi xe Công Tạo vì Công Tạo chỉ chạy Sàigòn-Châu Đốc mà thôi.

Tôi biết ông Nguyễn Hiến Lê nhưng không quen, nên không chào hỏi và trò chuyện chi cả, hơn nữa ông là nhà văn tên tuổi, từng là giáo sư Trường Thoại Ngọc Hầu ở Long Xuyên, còn tôi chỉ là cậu học sinh trung học mà thôi.

Còn người vợ thứ của ông, cô Nguyễn Thị Liệp tôi có biết cô, có được tiếp chuyện với cô như sau. Chú tôi là thầy giáo dạy Trường Nữ Châu Đốc, ông Phạm Ngọc Đa là Hiệu Trưởng. Ông Phạm Ngọc Đa tôi gọi là Bác Tư, còn vợ ông tôi gọi là Cô Ba, tôi không rõ có bà con như thế nào, ông Phạm Ngọc Đa là người Việt Nam đầu tiên vào Hội Thông Thiên Học Pháp quốc năm 1925, còn chú tôi là người thứ nhì vào Hội nầy năm 1927. Cô Liệp cũng là Hội viên Thông Thiên Học Pháp quốc, sau nầy là Hội viên TTH thuộc Chi Bộ Long Xuyên.

Gia đình tôi ở Năng Gù, cách Long Xuyên 23 cây số, cách Châu Đốc 32 cây số. Tôi không rõ gia đình tôi quen biết với cô Liệp như thế nào, nhưng tôi có người em họ là thầy giáo Lê Văn Dừa dạy học ở Châu Đốc, sau bị động viên cho chiến trường Điện Biên Phủ, trở về làm Thư ký Ty Tiểu Học Châu Đốc, Châu đốc bị sáp nhập vào tỉnh An Giang nên anh ta phải về Ty Tiểu Học An Giang ở Long Xuyên cho đến năm 1975. Thy giáo Dừa thuở nhỏ xuống Long Xuyên ở nhà cô Liệp đi học.

Khoảng đầu thập niên 1970, tôi có người nghĩa phụ là thầy giáo Trương Gia Mô mất, nhà nghĩa phụ tôi và nhà cô Liệp cùng ở trên đường Gia Long, 2 nhà ở 2 cái ngã tư khác nhau. Khi nghĩa phụ tôi mất được đưa linh cửu bằng ghe gắn máy về xã Tân Hiệp ở Cù Lao Giêng thuộc quận Chợ Mới chôn cất.

Sau khi chôn cất xong, chiều tối mới ra về, cả cô Liệp và tôi cùng vài người khác lên mui ghe nằm nghỉ, lúc đó tôi mới chào hỏi và giới thiệu gốc gác tôi cho cô Liệp biết. Cô Liệp quen biết cả gia đình tôi, hỏi thăm cha mẹ, cô tôi. Tôi nhớ cô tôi có kể lại xưa nghỉ Hè cô Liệp lên nhà Cô Oanh bên kia sông ở vài hôm, nhà cô Oanh gần trường làng chú tôi dạy học, cô Oanh cũng là cô giáo và Hội viên TTH. Lúc đó cha tôi, chú tôi, cô Oanh, cô Liệp cùng là Hội viên Thông Thiên Học Pháp quốc.

Cho nên tôi có tâm niệm, ngày nào đó tôi sẽ ghé ngang chùa Phước Ân ở Ngã tư Cái Bường thắp cho nhà văn Nguyền Hiến Lê, người tôi ngưỡng mộ và Cô Nguyễn Thị Liệp một nén hương tưởng niệm họ, vì tôi cũng là cựu Hội viên Thông Thiên Học Pháp Quốc .


Tưởng cũng nên nói thêm nhà văn Nguyễn Hiến Lê sinh tại Hà Nội, vào Nam có ở Cao Lãnh, làm việc ở Long Xuyên, Sàigòn, mất rồi hỏa táng ở Sàigòn, chôn tro cốt trong đất nhà cô Liệp ở Long Xuyên, sau khi cô Liệp mất tro cốt ông cải táng về Phước Ân Tự, thuc Vĩnh Thạnh tục danh là Cái Bường, huyn Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. 

Ông là học giả, nhà văn hóa lớn của Việt Nam đã từ chối giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc năm 1966 thời Đệ Nhị Cộng Hòa, khi tuổi già ốm đau từ chối vào nhà thương Thống Nhất vì xét thấy mình không phải là “đồng chí”, ông còn phê phán chế độ xã hội chủ nghĩa trong Hồi ký của mình, nên đã bị cắt bỏ các chương đó.

Có nhiều đề nghị xây tượng đài cho Nguyền Hiến Lê, ông thì chắc chắn không cần gì nữa, chế độ hiện nay cũng chẳng cần đến sự nghiệp ông, trái lại bởi vì nó không phục vụ cho chế độ. 

Chỉ có người dân cả nước, nhất là người dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đồng Tháp hết lòng ngưỡng mộ ông, cần tượng đài của ông để thắp sáng ngọn đuốc của nhà văn mà bao đời nhà nông vẫn cần có văn học nghệ thuật, để làm cho đời sống họ phong phú lên, sau những ngày mùa vất vả với đất, nước cùng ruộng lúa ngút ngàn.

8664160918 





2 comments:

  1. Cám ơn anh Huỳnh Ái Tông.
    Bài viết và hình ảnh rất có giá trị cho nền văn học sau này.
    NGUYỄN HỮU HIỆP (Minh Nhã Nguyễn Thanh Dũng)

    ReplyDelete
  2. Tai liệu quý giá cho văn học sử miền nam Việt Nam trước 2875

    ReplyDelete