Pages

Sunday, April 7, 2019

Một chút tìm hiểu


Trên những trụ đá của vua A Dục đánh dấu các Phật tích mà ngài đã đến chiêm bái, trong đó có trụ đá ở Vườn Lâm Tỳ Ni ghi “Sắc lệnh trên trụ đá”:


Sau hai mươi năm lên ngôi, “Thương quí của các thần linh” (devanampiya), vua Piyadesi, đã đến thăm và tôn thờ nơi đây bởi vì nơi đây, Đức Phật, nhà hiền triết của bộ tộc Sakyans, sinh ra. Vua đã làm một tượng đá và cột đá dựng lên. Và bởi vì Đức Phật đã sinh ra tại đây, làng Lumbini được miễn thuế và chỉ phải trả 1/8 sản lượng.

Vua A Dục (Ashoka) là vị vua thứ ba của triều đại Mauryan, Ấn Độ, sinh năm 304 trước Tây Lịch (TTL) tại Thành Hoa Thị, kinh đô Ma Kiệt Đà, ông vốn là con cháu 9 đời của Vua Tần Bà Sa La. Vua A Dục lên ngôi lúc 35 tuổi (năm 269 BC), trị vì được 38 năm và mất năm 232 BC, thọ thế 73 tuổi. Ông được xem là ông vua vĩ đại nhất của quốc gia Ấn Độ, và là vị hoàng đế đầu tiên đã cai trị một đế chế rộng lớn từ 273 BC đến 232 BC. Lúc còn là một hoàng tử, Vua A Dục luôn xuất sắc cả trong quân sự lẫn các môn học khác. Khi trưởng thành thì như một vị tướng cầm quân thông minh và chưa bao giờ nếm mùi thất bại. Sau khi lên ngôi, vua A Dục đã mở ra những cuộc xâm lăng và mở rộng bờ cõi của mình trong tám năm sau đó, để rồi sở hữu một đế quốc rộng lớn từ Ấn Độ ngày nay, Pakistan, Bangladesh cho đến các vùng đất Afghanistan và Iran. Cố nhiên, hệ quả của những cuộc chinh phạt này là những cuộc chiến tranh chết chóc và đẫm máu.

Sau 10 năm trị vì, vua A Dục đã cải tà quy chánh, trở về con đường thiện lành, quy y Tam Bảo và nhanh chóng trở thành một ông vua hộ trì Phật Giáo một cách thành tín trong phần đời còn lại của mình. Ông đã lập nhiều bia đá, trụ đá tại những thánh tích nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng đi qua, chính vì thế mà tên tuổi của ông luôn gắn liền với lịch sử Phật giáo Ấn Độ.

Nhờ có Đại Đường Tây Vức Ký của Pháp sư Huyền Trang những nhà khảo cổ theo đó mà tìm ra những thánh tích đã bị tàn phá, chôn vùi dưới lớp bụi thời gian. Ngài Huyền Trang sinh năm 595 mất năm 664 thọ 69 tuổi. Ngài đã thực hiện mở đầu cho “Tây Trúc Cầu Pháp”, ra đi vào năm Trinh Quán Thứ 3 nhằm năm 628, lúc đó ngài đã 33 tuổi, sau 17 năm đi qua 138 nước thời đó, đến đâu ngài cũng ghi chép về con người, phong tục, tạp quán, địa giới, cây trái … Ngài về lại Trung Hoa vào ngày 24 tháng Giêng năm 645, tức là năm Trinh Quán thứ 19, lúc đó ngài đã 50 tuổi. Đại Đường Tây Vức Ký ngài soạn xong vào tháng 5 âm lịch năm 646.

Trên đầu mỗi trụ đá của vua A Dục đều có một biểu tượng, chúng ta chỉ thấy con Sư tử trên trụ đá ở Vaishali, còn trụ đá ở Lâm Tỳ Ni trơ trụi, trụ đá ở Vườn Lộc Uyẻn bị gãy thành 5 khúc chẳng thấy có biẻu tượng, thật ra ở đây có 4 con Sư tử và trên cùng có hình bánh xe với 32 nan hoa, nhưng ngày nay biểu tượng nầy được trưng bày ở Bảo tang viện tại Varanasi. Tại Sankisa là con voi.



Tại Câu Thi Na (Kushinagar) cũng như tại Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) không thấy có trụ đá. Chắc là đã có, nhưng hoặc bị tàn phá hết cũng có thể chưa khai quật được.

Điều đặc biệt là ở Sanchi có rất nhiều trụ đá do Vua A Dục dựng tại khu thánh tích này. Hiện còn một Đại Bảo Tháp và một trụ đá do vua A Dục dựng lên tại cửa phía nam của ngôi Đại tháp, nhưng chỉ còn thân trụ và bảng đá, vì trụ đá này đã bị một người tên là Semindar phá hủy để làm dụng cụ ép mía đường.

Sanchi là một thành phố miền trung Ấn Độ, cách Bom Bay khoảng 549 dặm, một địa điểm ít khi được nhắc đến trong văn học Phật giáo, nhưng Vua A Dục đã cho xây dựng một tu viện và một Đại Bảo Tháp tại nơi này với lối kiến trúc lộng lẫy và đẹp mắt. Đáng chú nhất là trên cổng vào Đại Tháp, có một bản chạm nổi hiếm thấy, mô tả sự chiêm bái của vua A Dục trước cội Bồ Đề ở Bodhgaya và ở cổng khác chạm nổi cuộc đời đức Phật.

Tại sao Sanchi là nơi Đức Thế Tôn chưa từng đi qua mà lại có thánh tích này? Đơn giản là vì Sanchi vốn là quê vợ của Vua A Dục. Hơn nửa khi chưa lên ngôi, ông từng làm phó vương ở đây và kết hôn với bà Devi ở Vedisa, một thị trấn cách Sanchi khoảng vài dặm, do vậy mà đức vua muốn biến nơi đây thành một trung tâm sinh hoạt Phật Giáo để mang ánh sáng giác ngộ đến cho người dân ở ngôi làng này.

Sau khi đã chiêm bái các Phật tích trở về, có thì giờ tôi mới tìm hiểu tại sao trên ngọn trụ đá ở Lâm Tỳ Ni không có biẻu tượng chi cả. Nhìn kỷ ảnh chụp, tôi thấy trong vòng rào sắt có để biểu tượng trên đầu trụ đá, nhưng do nó không còn nguyên vẹn, nên người ta để ở bên cạnh trụ đá. Do người ta treo cờ, treo vải chung quanh rào sắt, nên tôi đã không thấy để chụp biểu tượng nầy rõ hơn.



Riêng biểu tượng trên trụ đá Vườn Lộc Uyển được quốc gia Ấn Độ lấy bánh xe có 24 nan hoa tượng trưng cho sự chánh trực đặt vào giữa lá cờ từ khi Ấn Độ giành được độc lập từ năm 1947.

Hình 4 con sư tử được dùng làm quốc huy Ấn Độ, in trên các văn thư.


Thẻ Thông Hành.



Tem thư
Tiền kim loại


Và tiền giấy


Xem lại biẻu tượng trên trụ đá Vườn Lộc Uyển đầy đủ, nó gồm có 4 phần: 1) Cái đế gồm có những lá sen. 2) khối trụ chung quanh chạm nổi một con voi, một con bò, một con ngựa và một con sư tử ngăn cách chúng là 4 bánh xe có 24 nan hoa. 3) bốn con Sư tử ngồi xổm, mặt hướng thẳng về 4 hướng. 4) Một bánh xe chính trực (có 32 nan hoa) ở trên. Biểu tượng con Sư tử chẳng giống với bất cứ họa phẩm nào trên thế giới.


Hình 4 con Sư tử được chọn làm quốc huy Ấn Độ và bánh xe có 24 nan hoa của vua A Dục được đặt trên lá quốc kỳ của họ.


Tìm hiểu sau khi mắt thấy, tai nghe. Nay ghi lại một vài chi tiết để bổ sung cho chuyến Chiêm bái Phật tích vừa qua của chúng tôi.
8664070419







No comments:

Post a Comment