Sau 1 năm viết bài đăng trên Blog, hôm nay ngày cuối năm, tôi muốn tổng kết lại năm nay.
Trước tiên về
việc viết bài, trong năm tôi viết 50 bài đăng trên Blog, tháng viết nhiều nhất
là tháng 11 thời gian ở Việt Nam tôi viết 11 bài, tháng 7 viết ít nhất là 1 bài,
còn tháng 3, 6, 8, 10 mồi tháng viết 4 bài.
Trong năm
nay, tôi có về Việt Nam tính cả ngày đi lẫn về là 2 tháng 20 ngày, kể từ ngày 2
tháng 10 đến hết ngày 20 tháng 12, tôi có về An Giang 2 lần, lần đầu tôi về ngụ
tại nhà đứa cháu con chị Ba tôi ở tại chợ Bình Hòa trong 3 ngày, thăm mồ mả ông
bà, cha mẹ và thăm viếng thân nhân cũng như bạn bè, được biết Quốc người hàng xóm
bên cạnh nhà đã mất, có lẽ bị đột quỵ vì đi tắm buổi tối, người kế là thằng Cuộc,
hắn người sinh ở làng Hòa Hảo nhưng ông ngoại hắn ở cách nhà tôi một căn nhà khác,
khi hắn còn nhỏ, sống ở nhà ông ngoại, nên chơi thân với Quốc và tôi, sau nầy hắn
sống ở Kinh Đình trong làng tôi, nghe nói hắn ngủ rồi mất luôn chắc cũng bị đột
quỵ, một người nữa là Lê Văn Khuyến, hắn với tôi bà con đầu ông Cố, bà nội tôi
thứ Hai còn bà nội hắn thứ Sáu, nhà hắn ở cách nghĩa trang già đình tôi chưa đầy
100 thước, hắn mất vì bệnh già, thuở nhỏ hắn với tôi chơi rất thân, cùng nhau đi
bắt chim, bắt sáo, đi hái trái dại trong vườn hoang, không hiểu vì sao chừng 3,
4 mươi năm sau nầy có về quê đi thăm mồ mả ông bà, tôi cũng không ghé nhà thăm
hắn, gặp em hắn thằng Chửng thì tôi vẫn chào nó.
Tôi có lên
thành phố Châu Đốc thăm 3 người con của chú Tám tôi. Chú là người nuôi tôi từ năm
13 tuổi, sau khi cha mẹ tôi mãn phần cùng một năm 1954, rồi cho tôi lên Sàigòn
học ở Trung học kỹ thuật Cao Thắng, khi tôi vào Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ thuật do
anh tôi ở Pháp phụ cấp cho tôi 1 phần, phần còn lại là học bổng của chánh quyền
VNCH. Đó là thăm cô Huỳnh Thị Nga, nguyên là giáo viên, Huỳnh Thị Diễm nguyên là
giáo sư trung học và Huỳnh Thanh Tùng bị liệt bán thân từ nhỏ. Do Tùng bị bại
liệt chú tôi nghĩ rằng vì không biết về Đông y nên mới xãy ra cớ sự, sau đó chú
tôi tự học chữ Hán, tự học bắt mạch, bốc thuốc, sau chú tôi trở thành Đông y sĩ,
thời Ngô Đình Diệm, tất cả Đông Y sĩ phải có bằng cấp hành nghề, chú tôi đăng ký
dự thi có bằng cấp Đông Y Sĩ, có để mà bốc thuốc, chữa bệnh cho người thân, chớ
không có hành nghề để kiếm sống vì chú tôi vốn là giáo viên dạy ở Trường Nữ Tiểu
Học Châu Đốc vào thập niên 1940, 1950, 1960, khi đó ông Phạm Ngọc Đa làm Hiệu
Trưởng trường nầy. Mới đây được tin cô Huỳnh Thị Diễm bị té ở cầu thang trong
nhà, đưa đi bệnh viện rồi mất trong tháng 12-2024.
Một lần nữa,
tôi về quê dự đám giỗ má tôi, do đứa con gái đầu lòng của anh Năm tôi cúng ở Phú
Hòa huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang. Lần nầy tôi có bảo thằng cháu rể của tôi qua
bên Bờ Ao (bên kia cánh đồng) mời em Nê là em bạn Dì của tôi, còn có cháu ba Dừa
là cháu Nội của Dì Ba tôi và 3 con trai của chị Ba tôi cùng dự.
Do nhà tôi mến
mộ Thầy Bảo Lâm là một nhà sư tu ở một ngôi chùa thuộc tỉnh Bình Dương, thầy nhận
làm Trụ trì một ngôi chùa trên núi ở Hải Phòng. Trong tháng 11 thầy có bay vào
Sàigòn, mua sắm vài Phật cụ để tu bổ chùa sau trận bảo Yagi vào tháng 9 năm
2024. Nhân dịp nầy mẹ và chị Thầy Bảo Lâm từ Sóc Trăng có lên Sàigòn đón Thầy và
nhân đó có ghé nhà con rể tôi dùng bữa cơm trưa, nên trong chuyến về Việt Nam nầy,
chúng tôi có đi Sóc Trăng 2 lần.
Lần đầu đi một
ngày 1 đêm có chúng tôi, nữ nghĩa tử Huỳnh Thị Ánh và con gái đầu lòng của tôi,
chúng tôi ngủ tại nhà Lý Quốc Phát là thân phụ của Thầy Bảo Lâm, có ăn bánh xèo
tại nhà Tuấn Trinh là chị Hai của Thầy Bảo Lâm, nhà Tư Tèo Vlog vợ là Nguyệt chị
Ba Thầy Bảo Lâm ăn cơm tối, có đến nhà của Nguyễn Miền Tây.
Lần khác sáng
đi chiều về, vì tôi muốn trở lại thị xã Sóc Trăng, tìm thăm những người cùng đơn
vị cũ với tôi ở Tiểu Đoàn 21 Tiếp Vận, nhờ anh Phát chỉ dẫn tôi tìm được nơi đó
là đường Lê Hồng Phong, tại cổng chào vào địa phận Mỹ Xuyên, có cái nghĩa địa, đó
chính là nơi đơn vị cũ tôi đóng quân. Tôi tìm ra nơi nầy, nhưng người tôi tìm là
Cường nay đã bán nhà đi nơi khác, không rõ ở đâu. Tìm được cũng như không!!! Cường
có cô em vợ là Vân rất xinh, cứ sáng Chủ nhật là mặc áo dài trắng quá giang xe jeep
của Thiếu Tá Đơn Chỉ huy phó đơn vị Tiểu Đoàn 21 Tiếp Vận đi lễ nhà thờ. Nhắc tới
Vân làm cho tôi nhớ tới Hồ Ngọc Thu vừa là đồng ngũ, vừa là đồng nghiệp, cả hai
chúng tôi thuở ấy chỉ có uống bia chớ không thích gái, uống bia với thằng Nô
chuyên viên máy chiếu phim ở Rạp Chiếu bóng Hòa An, Chuẩn úy Vinh, Thiếu úy
Minh ban Tài chánh của Tiểu đoàn. Đon vị đó còn có một người tôi khó quên, đó là
Đại Úy Châu, Đại Đội Trưởng Đại Đội Công vụ của Tiểu Đoàn, do trước đó chúng tôi
cùng học chung khóa huấn luyện tại Trường Quân Cụ Gò Vấp năm 1968, mãn khóa vào
tháng 4 năm 1969.
Ngày Thứ Bảy
21-12-2024, từ Việt Nam tôi về đến nhà, kết thúc gần 3 tháng ở Việt Nam, đáng lý
ra lần nầy chúng tôi đi tham quan Hà Giang có cột cờ Lũng Cú, đèo Mã Pí Lèng, dòng
sông Nho Quế, huyện Mèo Vạc … nhưng do bão Yogi nên đã không đi. Thật ra có thể
lên Mạng xem những Clip về Hà Giang cũng có thể thấy cảnh quan rất hấp dẫn mà đi
chưa chắc tham quan được như con đường lên trời bên kia sông Nho Quế do Nguyễn
Quốc Thắng và Mí Hải thực hiện.
Trong khu vực
nhà con rể tôi ở đường Tân Hòa Đông, đường Bà Hom người ta lấn chiếm lòng lề đường
để buôn bán, nên tôi không thể đi bộ thể dục, ngày nọ ngày kia ở trong nhà tù túng,
sức khỏe cũng không tốt.
Về tới nhà ở
Mỹ vào mùa Đông, bên ngoài trời lạnh, ngày nọ ngày kia trời vần vũ u ám hoặc mưa
nên không thể ra ngoài đi bộ.
Hôm qua ngày
30-12-2024, nhiệt độ 50o, tôi đã ra ngoài đi bộ chừng 1 km, cảm thấy
thoải mái vô cùng.
Còn nữa, mặc
dù tôi về nhà đã hơn 1 tuần, nhưng chưa thay đổi được giờ giấc. Theo người có
kinh nghiệm truyền lại đi tới đâu người ta ngủ mình ngủ, người ta thức mình thức
sẽ mau chóng thay đổi giờ giấc phù hợp với giờ gấc sinh học của bản thân, nhưng riêng tôi tới nay chưa
thay đổi được !! Ban đêm đi ngủ lúc 9 giờ đến 2 giờ thức giấc rồi thức luôn tới
sáng, Ban ngày cố gắng thức, để ban đêm ngủ. Nhưng thực sự chưa quen, chưa thay
đổi được như ý muốn.
866431122024
No comments:
Post a Comment