Trong đời tôi có những chuyến đi để đời, mỗi lần nhớ lại còn cảm thấy vui hoặc sợ hãi hoặc là mình có chút may mắn trong đời.
Chuyện thứ
nhất, năm 1969 sau khi ra Trường Quân Cụ ở Gò Vấp, tôi chọn nhiệm sở ở vùng 4,
trong khi chờ đợi cơ quan Quân Cụ vùng IV phân bổ đi đơn vị, tôi được phép nghỉ
3 ngày, nên lấy vé xe về Sàigòn sống với gia dình, ngày cuối cùng đi từ Sàigòn
xuống tới Vĩnh Long đã 6 giờ, không có xe đò đi tiếp và cũng không có địa chỉ
các bạn để ngủ nhờ qua đêm, tôi đành phải đi chuyến xe Lambro từ Vĩnh Long qua
Cần Thơ khoảng cách chừng 40 km, xe chạy mất chừng 1 giờ đồng hồ.
Ngồi trong
xe rồi tôi mới quan sát, trong xe toàn là các bà bạn hàng, họ đi buôn bán nên về
trễ, xe chạy trên đường cũ cập theo bờ kênh một đoạn xa, lúc đó đường mới quân
đội Mỹ đang thi công. Xe chạy được một lúc tôi mới cảm thấy lo sợ, chẳng may có
VC ra chận đường, đương nhiên là tôi không tránh khỏi bị họ dẫn đi, sống chết
có trời biết. Đây là thời điểm dễ xãy ra, bởi vì không có xe qua lại, an ninh
sau Tết Mậu Thân vẫn chưa trở lại bình thường. Đường đi từ Cần Thơ, Sóc Trăng,
Cà Mau vẫn phải tổ chức đoàn Convoy. Xe dừng tại bến Bắc Cần Thơ, tôi mới thở
phào hít không khí dòng sông Hậu Giang dịu mát tâm hồn.
Tôi không nhớ
rõ năm nào, có thể là năm 1985 hay 1986, tôi phải đi công tác giao dịch với phòng
công nghiệp huyện Mỹ An tỉnh Đồng Tháp để xây dựng cho họ một nhà máy đường công
xuất nhỏ vài tấn ngày tại Ngã sáu thuộc huyện nầy.
Ngã sáu là
ngã sáu sông chớ không phải đường bộ. Có lần người ta chỉ tôi đến ngã tư Cái Bường
hỏi thăm người ta chỉ nơi chon cất tro cốt nhà văn Nguyễn Hiến Lê, tôi nhớ mình
nhiều lần đi dường xe Sàigòn – Châu Đốc có qua Sa Đéc, đâu có nơi nào là ngã tư
Cái Bường, sau hỏi lại mới biết đó là ngã tư sông như Ngã Năm Phong Điền, Ngã Bảy
Phụng Hiệp ở Cần Thơ, Hậu Giang.
Tôi nhớ sau
khi đến Công ty làm thủ tục giấy tờ, có cả giấy giới thiệu để ra xa cảng mua vé
xe đi Cao Lãnh. Đến Cao Lãnh vào khoảng 5 giờ chiều, hỏi thăm mới biết không còn
xe đi vào huyện Mỹ An, hỏi thăm người ta mới biết đến ngã ba Mỹ Thọ đón xe lôi
gắn máy đi vào trong ấy, nó là một huyện trong đồng Tháp Mười.
Đến ngã ba,
trong khi chờ đợi, có một anh người cũng khoảng gần 30 đi với một cậu thiếu niên
tuổi chừng 13, 14. Hỏi ra mới biết cả 2 cũng đi về Mỹ An. Mộc chốc có chiếc xe
lôi gắn máy thấy chúng tôi đứng chờ xe, anh lái xe lôi cho biết không còn xe về
Mỹ An, đáng lẽ anh ta đi Mỹ An, nhưng hôm ấy nhà có giỗ, anh ta phải về nhà, nên
khuyên chúng tôi đi với anh ta đến chợ Mỹ Quý, được nửa phần đường, phần còn lại
chịu khó cuốc bộ. Biết anh ta nói thật, chúng tôi cùng lên xe.
Khi xe anh
ta chạy tới chợ Mỹ Quý, trời đã chạng vạng tối, thả chúng tôi xuống, tiền bạc
trả xong chúng tôi cuốc bộ trên con đường đá đã lâu ngày không sửa chữa, nơi phơi
bày đá dăm chen lẫn với đất và đá, hai bên đường vẫn có lề cỏ xanh tươi, qua khỏi
lề và nền đường là ruộng lúa, cỏ trải dài đến hàng cây mút mắt ở xa.
Màn đêm buông
xuống, hai bên không có nhà, trên trời không có trăng chỉ có ít sao, ba chúng tôi
vừa đi vừa trò chuyện, vừa để ý nơi đen đen đó là lề đường, đi chệch qua đó có
thể xuống ruộng. Anh kia cho tôi biết theo kinh nghiệm đi hành quân, giờ đầu đi
được 6 km, giờ sau 5 km và những giờ sau còn 4 km mà thôi.
Dọc đường, có
một cái quán, chong đèn leo lét, chúng tôi cũng hơi mõi chân, nên dừng lại quán,
mỗi người uống một ly nước chanh, rồi đi tiếp chừng hơn nữa giờ sau, chúng tôi
mới vào đến huyện lỵ Mỹ An, khi bước lên chiếc cầu sắt bắt qua con kênh trước
khi vào huyện lỵ, có ánh sáng tôi nhìn đồng hồ đã hơn 8 giờ đêm.
Đó là đoạn
đường, đi không thấy lối đi, đến nơi không biết nó là đâu. Từ nhỏ tôi đã nghe nói
đến đồng Tháp Mười, nơi có nhiều cây tràm, lúa hoang mọc trên những đám tráp. Xóm
tôi có người chú họ, chú ấy không có đất canh tác, cứ đến mùa nước vào khoảng
tháng 10, tháng 11 chú bơi xuồng vào đồng Tháp Mười, vài ngày sau chú về chở đầy
một xuồng toàn là lúa hạt.
Chú kể lại,
vào tới đồng Tháp Mười rồi, tìm xem nơi nào có lúa chín, đưa xuồng tới đó, lấy
cây dầm gạt ngang, cho hạt lúa rụng vào xuồng, khi nào đầy xuồng thì bơi xuồng
về. Lúa ấy xay ra toàn là gạo màu nâu, chú cũng cho biết thêm, chim tha những cọng
lúa rơi hạt trên tráp rồi nó nẩy mầm lên cây, chớ chẳng có ai trồng trọt gì hết.
Năm ngoái,
chúng tôi đi từ Phú Hòa Long xuyên về Sàigòn, cậu tài xế tự nhiên đưa chúng tôi
đi cho biết Quốc Lộ N2, chúng tôi qua cầu Vàm Cống, theo đó cho xe chạy qua cầu
Cao Lãnh, hướng về Sàigòn, đến ngã ba Mỹ Thọ lại đi về Mỹ An, ngồi trên xe nhìn
2 bên đường thấy nhà nhà khang trang, đến thị xã Mỹ An xe chạy qua cầu đúc xi măng,
tôi nhớ tới chiếc cầu sắt sơn đen ngày xưa, lần đầu tôi đã vào đồng Tháp Mười,
ngày đó đất đai hoang vu, nhà cửa thưa thớt. Ngày nay nhà cửa khang trang, những
khu đất trồng lúa, những mảnh vườn trồng cây ăn trái nào là xoài riêng, mít Thái
đang vươn mình trên mảnh đất phì nhiêu màu mỡ.
Năm 2017,
anh tôi bệnh nằm bệnh viện, biết tin tôi qua Paris thăm anh ấy một tuần rồi về.
Trong thời gian tôi sang thăm, anh tôi vẫn nằm trong bệnh viện, anh cho biết bác
sĩ chỉ thăm bệnh và cho uống thuốc chớ không có chữa trị chi cả, trong thời
gian đó anh xem trên mạng thấy có tin đến cuối năm sẽ không còn xài tờ 500
Euro, anh nhờ tôi lục tìm tiền anh để trong các phong bì, sau 2 ngày tìm kiếm
được khoảng 7, 8 chục tờ, anh mới bảo em vợ của anh đưa tôi ra Ngân hàng đổi cũng
lấy tiền Euro, mệnh giá nhỏ hơn. Tôi đem ra đổi 5 ngàn, họ chỉ đổi 3 ngàn vì tôi
là người nước ngoài, còn em vợ anh tôi nhân viên ngân hàng cho biết là nộp tiền
vào chương mục, chớ họ không đổi.
Hai tháng
sau anh tôi mất, tôi liền mua vé cấp tốc sang Paris, đến nơi tôi không thể vào
nhà vì chị ấy đi lo việc tang lễ của anh tôi, chị ấy bảo chịu khó chờ. Tôi đành
đến một Trung tâm thương mại, tìm quán coffee ngồi chờ, khoảng 4 giờ chiều chị ấy
gọi điện nói với tôi:
“- Xin lỗi
chú, anh mất bất ngờ quá, hôm nay đi tìm xem họ đã chở anh chú tới đâu. Giờ đã
biết rõ chỗ rồi. Tôi nghĩ tôi là nữ, chú là nam anh chú mất rồi, chú về ở trong
nhà không tiện. Vậy chú tìm nơi nào ở đỡ đi.”
Tôi chỉ biết
“Dạ !”.
Rồi nhớ xem
có ai quen, để có thể ở tạm vài hôm, nhớ có một anh đồng nghiệp năm 2012 tôi
sang Paris anh chở tôi đi ăn trưa, đi chơi ở Monmartre, xem các họa sĩ sáng tác
tranh.
Chiêm ngưỡng
nhà thờ Sacre Coeur, dạo phố có quán Moulin Rouge gần đó, lần nầy gọi điện thoại
2 lần không thấy anh bắt máy, tôi nghĩ chắc anh chị đi nghĩ Hè.
Tôi rời khỏi
quán coffee định đi tìm Khách sạn quanh khu đó hoặc trở lại khu gần Tòa hành chánh
quận Gentilly, nơi đây tôi ở 1 tháng năm 2012, nơi đó có khách sạn, gần đường
xe bus và xe điện ngầm cũng gần khu chợ người Việt ở Quận 13.
Trên đường đi
tôi nhìn thấy có tấm biển ghi L’Auberge, tôi nhớ khoảng năm 1955, kỳ thi Trung
Học Đệ Nhất Cấp, sau khi gác thi về chú và Thầy tôi có bàn về chữ l’auberge, có
nghĩa là nhà trọ ở thôn quê, tôi thấy trong căn nhà đó có người ngồi bên cái bàn,
có điện thoại nên tôi vào hỏi có phòng không để tôi thuê, nhưng người đó cho biết
nơi đây đã đóng cửa rồi. Thế là tôi đi đến trạm xe bus 25 để đi về Gentilly,
trong khi đó nhà tôi gọi tới cho tôi số điện thoại của người chú vợ, bảo tôi gọi
liên lạc với chú để về nhà chú ở. Tôi liên lạc được với chú ấy, chú hướng dẫn tôi
lấy vé tàu điện đi về nhà chú ở ngoại ô, Bures sur Yvette phải lấy xe điện ngầm
đi Massy-Palaiseur, đến đây lấy xe Bus số 2 đi tiếp.
Tôi ở đây được
2 ngày, chị dâu tôi lại gọi bảo về khách sạn ở khu chợ Việt Nam nơi quận 13 ở
cho tiện việc đưa đi thăm anh tôi ở Viện Pháp Y, tôi lấy khách sạn Le Baron 76
Avenue de Choisy 75013 Paris, buổi tối tôi thả bộ đi chơi ở Quảng trường Place
d’ Italie thi được điện thoại chị ấy gọi bảo trở về trả khách sạn, về nhà chị ấy
nghỉ, để ngày mai tiện việc đưa tôi đi.
Ngày hôm sau
đến Viện Pháp Y Institut Médico Légal tại số 2
Voie Mazas, 75012 Paris, vì ở Pháp, người chết tại nhà, bị tai nạn đều
phải đưa đến đây để xét nghiệm. Họ cho thân nhân vào xem nhưng không được sờ mó
người chết, không được chụp ảnh.
Đến một nơi
xa lạ, không tính toán trước, bị từ chối chỗ ở làm cho tôi hết sức ngỡ ngàng. Đến
khách sạn ở thì dễ dàng, chỉ có điều bất ngờ, không có tính toán trước. Sau nầy
suy nghĩ lại, chắc lúc anh tôi vừa nằm xuống, chị dâu tôi chưa kịp cất giữ những
món tiền, những vật đáng giá như những đồng tiền vàng anh tôi sưu tập, những cái
đồng hồ Patex Philippe, chắc chị ngại tôi vào nhà sẽ lấy những thứ ấy, vì trước
đó anh tôi nhờ tôi lục tìm chúng khi anh nằm ở bệnh viện.
Đó là những
chuyến đi trong đời, tôi thật khó quên.
Mời xem vài
Video Clip tại Về Miền Tây
8664081221
Slots casino: Safe & secure for players - Dr.MCD
ReplyDeleteThere is 광양 출장샵 also a wide 안동 출장안마 range of 전라북도 출장안마 casino games in the Slots category, 영천 출장샵 such as poker, blackjack, 안동 출장마사지 and roulette. There are casino games available all over the