Pages

Sunday, July 14, 2013

Chương thứ ba: Chương kết Hai Mươi Năm Văn Học Miền Bắc 1954-1975



Nhìn lại 20 năm Văn Học miền Bắc từ 1954 cho đến 1975, người ta thấy có những đặc điểm nổi trội sau đây:

1) Cuộc cách mạng dân chủ của các nhà văn, triết gia, giáo sư , sinh viên năm 1956:

Sau khi tiếp thu phân nửa đất nước Việt Nam, trên miền Bắc, Đảng và nhà nước còn đang sửa sai về chánh sách ruộng đất, tổ chức hành chánh từ địa phương cho đến trung ương, chưa quan tâm đúng mức về vấn đề truyền thông đại chúng, cho nên vẫn còn những tờ báo, những nhà in, những cơ sở phát hành của tư nhân và dĩ nhiên có một số văn nghệ sĩ có hoạt động cách mạng nhưng không phải là Đảng viên, họ vẫn sáng tác theo cảm hứng và đường lối riêng của họ.

Từ việc phê bình tập thơ Việt Bắc của nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu của Trần Dần, Tử Phác, Hoàng Cầm … Dự thảo đề nghị cho một chính sách văn hóa dẫn đến việc xuất bản Giai Phẩm mùa xuân vào tháng Giêng năm 1956, tháng 2 tạp chí này bị tịch thu.

Tình hình bên Trung Quốc vào thời điểm này cũng chẳng ổn định chút nào. Vào tháng 5-1956, trưởng ban Tuyên Huấn Trung Ương Ðảng Cộng Sản Trung Quốc là Lục Ðịnh Nhất đã phát động chiến dịch “Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh” (Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng), nhờ thế nên tạp chí Nhân Văn ra đời, nối tiếp Giai Phẩm.

Ngày 20-9-1956, Nhân văn số 1 ra đời, tiếp theo là Giai phẩm tái bản, các tạp chí Trăm Hoa bộ mới, Sáng Tạo, Đất Mới, Tự Do Diễn Đàn do các nhà văn khởi xướng, được các trí thức hàng đầu Việt Nam như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường …, các sinh viên như Bùi Quang Đoài, Hà Thúc Chỉ … tiếp tay phê bình lãnh đạo, đòi hỏi được tự do sáng tác, đó là cuộc cách mạng ở đất Bắc trên phạm vi văn học, tư tưởng. Thường nhắc đến sự kiện này, người ta gọi là vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, hay là tư trào Nhân Văn – Giai Phẩm.

2) Có tác động do sự kiện trên thế giới và Việt Nam trong năm 1956

Joseph Stalin

Trong khi đó có nhiều biến cố đã xảy ra trên thế giới, nhất là ở các nước Cộng sản Đông Âu. Biến cố đáng kể nhất là sau khi Joseph Stalin (1879-1953) mất ngày 5-3-1953, để cũng cố uy tín cho Đảng Cộng sản Liên Xô, sau khi lên cầm quyền Nikita Sergeyevich Khrushchev (1894-1971)  vạch trần những tội ác của Staline trong đại hội Ðảng lần thứ 20 của Ðảng Cộng Sản Liên Xô vào tháng 2 năm 1956, sau gần 40 năm xây dựng chủ nghĩa Cộng Sản tại nước này.

Cuối tháng 6 năm 1956, tại Ba Lan đã bùng nổ cuộc đình công của công nhân. Lực lượng an ninh đã thẳng tay đàn áp cuộc đấu tranh của công nhân, khiến 53 người thiệt mạng Bên cạnh một số yêu cầu về kinh tế là sự xuất hiện của những yêu sách mang màu sắc chính trị như, rút các lực lượng quân đội Xô viết, thậm chí từ bỏ cả việc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Ngay lập tức, cuộc đấu tranh lan rộng ra khắp đất nước Ba Lan, thu hút được sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội. Điều đáng nói là, trong nội bộ Đảng Cộng sản Ba Lan xuất hiện một khuynh hướng cải cách, chính lực lượng này đã thành công trong việc đưa trở lại ban lãnh đạo đảng một số nhà lãnh đạo chủ chốt từng bị loại ra khỏi bộ máy vào đầu thập niên 50 của thế kỷ XX do bị buộc tội theo chủ nghĩa Titô (Wladislaw Gomulka, Spychalski, Kliszko). 

Nikita Sergeyevich Khrushchev

Từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 10 năm 1956, tại Đại hội VIII của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Ba Lan, Wladyslaw Gomulka đã được bầu làm Bí thư thứ Nhất Ban chấp hành Trung ương. Đại hội diễn ra trong bầu không khí căng thẳng. Đoàn đại biểu Liên Xô do Khrushchev dẫn đầu đã sang Ba Lan nhằm kiểm soát tình hình, trong khi đó các đơn vị quân đội Liên Xô chuyển quân theo hướng tiến về thủ đô Warszawa.

Trước diễn biến của đời sống chính trị Ba Lan, Khrushchev không hề có ý định để cho mọi việc thoát ra khỏi tầm kiểm soát của Liên Xô. Với sự hộ tống của Molotov, Mikoian và Kaganovic, Khrushchev đã đến Warszawa ngày 19 tháng 10 năm 1956, quyết định sử dụng các biện pháp mạnh. Tuy nhiên, khi đến Ba Lan, người đứng đầu Liên Xô tạm thời phải chấp nhận việc đã rồi, công nhận Wladislaw Gomulka làm Bí thư thứ Nhất của Đảng Cộng sản Ba Lan. Còn về phía lực lượng cải cách Ba Lan, những mục tiêu cơ bản mà họ đề ra cũng không đạt được, sự tự do tranh luận về tư tưởng trên các tờ báo cũng chấm dứt một thời gian ngắn sau đó. Sự thành công ít ỏi của Ba Lan có thể kể đến chính là sự độc lập lớn hơn về kinh tế. Có ý kiến cho rằng, không có bên nào giành được thắng lợi qua những gì diễn ra ở Ba Lan vào tháng Mười năm 1956. Việc Wladislaw Gomulka duy trì sự kiểm soát tình hình bằng mọi giá đã giúp cho ông và những người đồng chí của ông thành công trong việc ngăn chặn một cuộc can thiệp quân sự của Liên Xô, điều đã xảy ra ở Hunggari một thời gian ngắn sau đó.

Tại Hungary, cuộc nổi dậy bắt đầu là cuộc biểu tình của sinh viên thu hút hàng nghìn người tham gia khi nó kéo qua trung tâm Budapest tới toà nhà Nghị viện. Một phái đoàn sinh viên vào trong đài phát thanh trong nỗ lực nhằm phát đi những yêu cầu của mình và đã bị cầm giữ. Khi đám đông bên ngoài yêu cầu phóng thích phái đoàn, họ bị lực lượng Cảnh sát an ninh nhà nước bắn từ trong toà nhà. Tin tức truyền đi nhanh chóng dẫn đến tình trạng bất tuân và bạo lực bùng phát trên khắp thủ đô.

Cuộc nổi dậy nhanh chóng lan ra khắp Hungary, và chính phủ sụp đổ. Hàng nghìn người tự tổ chức thành các nhóm dân quân, chiến đấu với Cảnh sát an ninh nhà nước và binh lính Liên Xô. Những người cộng sản ủng hộ Liên Xô và các thành viên Cảnh sát an ninh nhà nước thường bị hành quyết hay bỏ tù, trong khi những cựu tù nhân được thả ra và được trang bị vũ khí. Những hội đồng lâm thời giành lấy quyền kiểm soát từ Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Hungary cầm quyền và yêu cầu thay đổi chính trị. Chính phủ mới chính thức giải tán Cảnh sát an ninh nhà nước, tuyên bố ý định rút lui khỏi Khối hiệp ước Warsaw, và cam kết tái lập bầu cử tự do. Tới cuối tháng 10, giao tranh hầu như chấm dứt và cảm giác an bình đã bắt đầu ló dạng.

Sau khi thông báo ý muốn đàm phán việc rút quân đội Liên Xô, Bộ chính trị Liên Xô thay đổi ý định và chuyển sang trấn áp cuộc nổi dậy. Ngày 4 tháng 11, một lực lượng Liên Xô lớn xâm chiếm Budapest và các vùng đất Hungary khác. Những người Hungary tiếp tục chiến đấu chống lại quân đội Liên Xô và các quốc gia khối Warszawa cho tới ngày 10 tháng 11. Hơn 2.500 người Hungary và 700 binh lính Liên Xô thiệt mạng trong cuộc xung đột, 200,000 người Hungary bỏ chạy trở thành người tị nạn. Những cuộc bắt giữ và tố giác ở quy mô lớn diễn ra trong nhiều tháng sau đó. Tới tháng 1 năm 1957, chính phủ mới do Liên Xô lập ra đã dập tắt cuộc nổi dậy, cuộc nổi dậy Hungary kết thúc. Cựu Thủ tướng Nagy Imre bị bắt giữ và đem về Liên bang Xô viết. Ngày 17 tháng 6 năm 1958, ông cùng những người nổi dậy bị Tóa án Tối cao Hungary tuyên bố hành quyết.

Tại Ai Cập khủng hoảng kênh đào Suez đã nổ ra vào tháng 7 năm 1956 khi Nasser bị Mỹ và Anh từ chối trợ giúp kinh tế, ông đã trả đũa bằng việc quốc hữu hóa Công ty Kênh đào Suez. Nasser đã chiếm giữ công ty do Anh và Pháp sở hữu để chứng tỏ sự độc lập đối với các cường quốc thực dân châu Âu, trả thù việc Mỹ-Anh từ chối viện trợ kinh tế và tịch thu lợi nhuận mà công ty này kiếm được ở Ai Cập. Hành động này đã gây ra một cuộc khủng hoảng kéo dài bốn tháng trong đó Anh và Pháp dần dần tập trung lực lượng quân sự trong khu vực và cảnh báo Nasser họ đã sẵn sàng sử dụng vũ lực để thu hồi quyền sở hữu đối với công ty kênh đào trừ phi ông ta bớt độc đoán. Các quan chức Anh, Pháp ngầm hy vọng rằng, dù có hay không hành động quân sự từ phía họ, thì cuối cùng áp lực cũng sẽ buộc Nasser phải từ bỏ quyền lực.

Chiến tranh đã nổ ra ngày 29-10-1956 khi Israel tấn công trực diện với các lực lượng của Ai Cập ở Sinai. Chỉ trong vài ngày lực lượng Israel đã tiến gần đến Kênh đào Suez.

Anh và Pháp đã cho lính dù đổ bộ xuống Kênh đào Suez ngày 5-11-1956

Việc đổ bộ của quân Anh và Pháp đã đẩy cuộc khủng hoảng vào giai đoạn nguy hiểm nhất. Liên Xô, trong âm mưu nhằm hướng dư luận khỏi sự đàn áp dã man của nước này đối với phong trào cách mạng ở Hungary, đe dọa sẽ can thiệp vào chiến sự và thậm chí có thể trả đũa bằng việc tấn công Luân Đôn và Paris bằng vũ khí nguyên tử. Nguồn tin tình báo cho biết quân Liên Xô tập trung ở Si-ri chuẩn bị can thiệp vào Ai Cập đã cảnh báo các quan chức Mỹ, những người nhận thấy rằng tình hình bạo động ở Hungary khiến cho các nhà lãnh đạo Liên Xô dễ có hành động bất ngờ.

Trước nguy cơ xung đột toàn cầu bất ngờ, Tổng Thống Mỹ Eisenhower nhanh chóng hành động để cứu vãn xung đột đó. Ông đã gây áp lực chính trị và tài chính lên các bên tham chiến, buộc họ phải chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn của Liên Hợp Quốc ngày 6-11-1956, có hiệu lực ngay ngày hôm sau, và ủng hộ nỗ lực của các quan chức Liên Hợp Quốc khẩn trương triển khai Lực Lượng Khẩn cấp tới Ai Cập. Căng thẳng giảm bớt dần. Các lực lượng của Anh và Pháp rời khỏi Ai Cập vào tháng 12 và sau các cuộc đàm phán phức tạp, các lực lượng Israel rút khỏi Sinai tháng 3 năm 1957.

Theo tài liệu của JB Nguyễn Văn Định sưu tập, đăng trên trang Mạng Nữ Vương Công Lý về cuộc nổi dậy của đồng bào Quỳnh Lưu Nghệ An như sau:

Tại Việt Nam lãnh đạo Cộng Sản đã bắt đầu cuộc cải tạo nông nghiệp tại miền Bắc khi thực dân Pháp vẫn còn xâm chiếm nước ta. Hồ Chí Minh đã ký 2 sắc luật Giảm Tô tức giảm số thóc gạo mà nông dân phải trả cho người chủ đất số 78/SL ngày 14-7-1949, và Sắc Luật 42/SL ngày 1-7-1951 về chính sách nông nghiệp của chính quyền kháng chiến, nằm trong toàn bộ chính sách thuế khóa, gồm cả thuế công thương nghiệp, sát sinh, lâm thổ sản, xuất nhập cảng… Chính sách thuế nông nghiệp đã khởi đầu cho các chiến dịch phân mảnh định hạng các loại ruộng, bình sản lượng, bình diện tích mỗi mảnh đất để làm căn bản tính thuế, sau đó tiến hành chiến dịch chống phản động, đấu tranh giảm tô kéo dài đến năm 1954, và chỉ tạm ngưng khi chiến trường Ðiện Biên Phủ bắt đầu nghiêm trọng và sau đó đưa đến Hiệp Ðịnh Geneve ký vào tháng 7 năm 1954.
Kế đến, lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam lại tạm ngưng chiến dịch cải cách ruộng đất tới cuối năm 1956, vì (1) Cộng Sản Việt Nam bận lo đón tiếp hơn 50,000 bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, (2) Phải đối phó với phong trào di cư và cuộc biểu tình đòi di cư của người dân vùng Ba Làng (Thanh Hóa), (3) Phải che dấu phần nào thủ đoạn tàn bạo để trấn an lòng dân, che mắt các quan sát viên quốc tế của Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến và ổn định tình hình nội bộ.

Giai đoạn thứ hai của cải cách ruộng đất bắt đầu từ cuối năm 1955, lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam tiếp tục phát động phong trào quần chúng qua nhiều đợt đấu tranh cải cách ruộng đất.

Trong giai đoạn này, hình thức đấu tranh cải cách ruộng đất cũng giống như đấu tranh giảm tô, nhưng khác ở mức độ tàn bào cao hơn gấp bội và số nạn nhân cũng gia tăng do sự càn đi, quét lại và kích tỷ lệ. Ở một số nơi, như các vùng vừa tiếp thu và đồng bằng bên bờ sông Nhị Hà chẳng hạn, Cộng Sản Việt Nam tiến hành song song 2 chiến dịch đấu tranh giảm tô và cải cách ruộng đất một lượt. Ðiều cần nhấn mạnh là Cộng Sản Việt Nam đã bắt chước y hệt chính sách cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, nên đã cho các cán bộ học tập kinh nghiệm nguyên văn cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu ở Hồ Nam, quê hương của Mao Trạch Ðông.

Ở Trung Quốc, ngoài ruộng đồng bao la bát ngát, một địa chủ điển hình còn có lâu đài, dinh cơ và quân lính riêng để bảo vệ sản nghiệp, cũng như để đàn áp và bóc lột nông dân. Trong khi ở miền Bắc VN, cái mà Cộng Sản Việt Nam gọi là địa chủ đại gian đại ác thường chỉ có mấy mẫu ruộng, nhưng thuộc thành phần có uy tín ở nông thôn (thường giúp đỡ người nghèo) và có thể trở thành đối tượng chống đối đảng và nhà nước.

Trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam đã trao cuộc đấu tranh cải cách ruộng đất cho Trường Chinh lãnh đạo và Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung ương đảng phụ trách điều hành. Dưới trung ương có các đoàn cải cách ruộng đất cho mỗi tỉnh và dưới cấp đoàn có các đội cải cách ruộng đất cho từng xã. Các đoàn và đội đều nhận lệnh trực tiếp từ trung ương mà không cần qua Ủy ban hành chánh địa phương. Thành phần trong các đoàn, đội đều được tuyển lựa là thành phần cốt cán, bần cố nông, là đảng viên trung kiên đã chiến đấu trong quân đội.

Càng về sau, chính sách cải cách ruộng đất càng khốc liệt bởi phần đông đội viên toàn là những người trẻ tuổi, cuồng tín, được bồi dưỡng tư tưởng đấu tranh giai cấp, căm thù thật sự. Vì thế, trong năm 1956, riêng đợt cải cách ruộng đất Ðiện Biên Phủ đã đưa số nạn nhân bị tàn sát lên đến 10.000 người.

Ðội cải cách ruộng đất đã trở thành công cụ giết người ghê rợn của chế độ. Sự tàn sát lên cao vì chính sách kích tỷ lệ (nâng tỷ lệ) của Cộng Sản Việt Nam. Thí dụ: cứ mỗi xã có 100 gia đình thì dù đủ hay không, có hay không có, đội cải cách ruộng đất của xã đó phải tìm cho ra ít nhất là 5 gia đình địa chủ (tỷ lệ 5%), nếu hơn thì càng tốt. Trong 5 gia đình này phải quy cho được 2 gia đình là cường hào ác bá để xử tử. Nếu đội không làm đủ tiêu chuẩn sẽ bị phê bình là thiếu ý thức đấu tranh giai cấp, công tác kém cỏi. Nghe một đoạn thơ tuyên truyền của thi nô Tố Hữu, ta sẽ thấy sự dã man ra sao:

Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Ðảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.

Mục tiêu cuộc cải cách ruộng đất còn là cơ hội để đảng Cộng Sản Việt Nam mở cuộc thanh trừng quy mô những đảng viên trong nội bộ hoặc trong hàng ngũ kháng chiến cần bị đào thải vì không thuộc thành phần vô sản, những người có thể trở thành nguy hiểm cho đảng vì đã trau dồi những kinh nghiệm đấu tranh, đã có khả năng lãnh đạo, có uy tín, nắm vững tình hình đảng, quy tụ được thế lực mạnh, và có thể phản đảng.

Chính Cộng Sản Việt Nam đã thú nhận khi có chính sách sửa sai, trong cuộc thanh trừng này có đến 23.000 đảng viên trung kiên bị chết oan, còn hàng ngàn đảng viên không trung kiên bị chết một cách đích đáng thì chưa thấy tài liệu nào của đảng công bố cả. Rất nhiều cán bộ cao cấp có công với kháng chiến cũng bị kết tội cường hào ác bá, hoặc tham gia trong các tổ chức phản động như VN Quốc Dân Ðảng chẳng hạn. Theo hồi chánh viên Nguyễn Văn Thân, kỹ sư thuộc Bộ Thủy Lợi miền Bắc, trước kia đã từng tham gia nhiều vụ cải cách ruộng đất, cho biết một cuộc đấu tố chụp mũ như sau:

…Cuộc đấu tố điển hình nhất mà tôi được dự là lần đấu tố ông Nguyễn Văn Ðô, Bí thư huyện ủy tại Ô Cầu Giấy, ngoại thành Hà Nộị… Nạn nhân Nguyễn Văn Ðô là Bí thư huyện ủy, rất có công với kháng chiến nhưng lại bị kết tội là cường hào ác bá và có chân trong tổ chức Quốc Dân Ðảng. Chủ tịch đoàn nói rằng ông lợi dụng chức vụ của Ðảng để hoạt dộng cho Quốc Dân Ðảng. Người đứng kể tội là một nông dân trước kia đi chăn ngựa cho ông Ðô một cụ già khác lên tố về việc cướp đất ruộng nương và cô con cái của ông lên đấu tố là đã bị ông cưỡng hiếp tất cả 177 lần. Ðến khi ông Ðô được phép lên phát biểu ý kiến nhận tội, ông đã cứng cỏi trả lời: “Ông không phải là Quốc Dân Ðảng, ông chỉ làm việc cho Bác, cho kháng chiến mà thôi”. Ông trả lời cô con gái là: “Thưa bà, bà còn quên đấy, tôi đã hiếp cả mẹ bà để đẻ ra bà nữa” Câu trả lời này làm mọi người phải bật cười và làm đấu trường mất vẻ tôn nghiêm. Chủ tịch đoàn vội vàng hô khẩu hiệu “Ðả đảo tên Ðô ngoan cố” để đàn áp và che lấp tiếng nói của ông. Sau đó họ không cho ông nói tiếp. Họ nghị án và quyết định xử tử ông ngay tại chỗ. Cuộc đấu tố này kéo dài từ 5g sáng tới 13g trưa mới xong.

Rất nhiều người thuộc thành phần trung nông (trung nông cấp thấp: vài sào (acre) đất, trung nông cấp cao: 1-3 sào và một con trâu), tiểu thương cũng bị kích lên thành địa chủ (địa chủ thường: 3-5 sào hay có khi hơn một chút, không giàu, cho mướn ruộng lấy địa tô, không có tội với nhân dân; địa chủ cường hào ác bá: 3-5 sào, có tội với nhân dân; địa chủ phản động: đảng viên VN Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt, v.v…).

Với dân số miền Bắc vào năm 1956 là khoảng 20 triệu người, có khoảng 4 triệu gia đình nông dân. Nếu chỉ có 2% gia đình nông dân bị liệt vào giai cấp cường hào địa chủ, thì số người bị giết ít nhất là 80,000 người. Chưa kể số người chết tăng lên qua chính sách kích tỷ lệ theo đúng chỉ tiêu do đảng CSVN đề ra. Sự oán hận của người dân ngày càng dâng cao ở khắp nơi.

Nhiều vụ phục kích giết cán bộ đấu tố và những vụ chém giết giữa bần cố nông và thân nhân của người bị đấu tố đã xảy ra thường xuyên. Ngay lúc đó, nhiều biến cố chính trị đã xảy ra tại các nước CS, như Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Liên Xô yêu cầu Hồ Chí Minh thực hiện việc xét lại Hồ Chí Minh chuẩn bị kế hoạch ngừng chiến dịch đấu tố vào tháng 3 năm 1956, nhưng chính thức ra lịnh đình chỉ mọi vụ hành quyết địa chủ vào tháng 10 năm 1956.

Trong Hội nghị thứ 10 Trung ương đảng, Võ Nguyên Giáp đã thay mặt đảng đọc một bản thú nhận sai lầm trong cuộc cải cách ruộng đất. Hồ Chí Minh khóc lóc và đổ cho cấp dưới thi hành chính sách quá đà, cách chức Thứ trưởng phụ trách cải cách ruộng đất của Hồ Viết Thắng để xoa dịu lòng dân. Ðảng CSVN cũng thả 12.000 đảng viên còn sống sót trong tù vì bị kết tội địa chủ, trong số này nhiều người bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành. Tuy nhiên oán thù của người dân không vì thế mà nguôi ngoai. Nhiều vụ nổi dậy, bạo động lớn nhỏ đã xảy ra sau đó, như Quỳnh Lưu (Nghệ An), Hải Phòng, Lạng Sơn… Trong thời gian này cũng có những vụ bạo động khác như những vụ thanh niên và công nhân Nam Bộ tập kết đập phá bót cảnh sát ở bờ hồ Hà Nội (cạnh ga tàu điện, đầu phố Cầu Gỗ).

Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng Cộng Sản Việt Nam về những đợt cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ truyền kiếp. Các đảng viên Cộng Sản trung kiên được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, liền tìm ngay các đồng chí đã tố sai để trả thù. Do đó, tình trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơi. Uy tín của đảng bị sụp đổ, cán bộ hoang mang, lo sợ tột độ. Ở nông thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo để thảo luận với nhau.

Những địa chủ được tha về, thấy tình trạng làng xóm bất ổn như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đình tiểu tư sản hồi kháng chiến đã trú ngụ ở nhà mình. Các bần cố nông trót nghe lời đảng tố điêu nay bị sợ rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp xích lô và đi ở thuệá Vì vậy, số dân ở Hà Nội, Nam Ðịnh đột nhiên tăng lên gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, ảnh hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức, dùng báo chí lên tiếng chống đảng, thì cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu đã làm đảng Cộng Sản Việt Nam rất lo sợ. Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã mở một đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ. Ban tổ chức đại hội còn mời luôn cả cán bộ Việt Cộng thuộc cấp tỉnh và huyện đến tham dự để chứng minh tinh thần đấu tranh cho tự do của nhân dân.

Sau nhiều giờ thảo luận, đại hội đã đồng thanh lập bản kiến nghị nguyên văn như sau:
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm.
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêụ
- Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Ðức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoăc xung công.
- Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.


Cán bộ Việt Cộng rất căm tức những lời kết án của dân chúng, lúc đầu họ nhất định không ký tên, nhưng với áp lực của hàng ngàn người, họ bắt buộc phải ký vào quyết nghị. Ban tổ chức đã gởi bản quyết nghị này đến 4 nơi: Tòa thánh La Mã (qua trung gian của Ðức Khâm sứ Dooley), Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến, Hồ Chí Minh và gởi đến chính quyền quốc gia miền Nam. Phía Cộng Sản Việt Nam đã tìm đủ mọi cách ngăn chặn bản quyết nghị đến tay Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến.

Dân chúng đã dùng ngay chính sách sửa sai của Cộng Sản Việt Nam để đòi lại chồng con đã bị giết, tài sản đã bị cưỡng đoạt và đòi được di chuyển tự do vào Nam như đã cam kết trong Hiệp định Geneva.

Giữa lúc đó, được tin chiều ngày 9-11-1956, Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến sẽ đi qua Cầu Giát để lên Hà Nội, hàng ngàn người đã kéo ra đường số một chờ đợịá Ðồng bào đã góp đơn lại giao cho 6 thanh niên đại diện đưa thựá Mấy ngàn đồng bào đã nằm ngay trên đường để chận xe lại 6 thanh niên đã đưa cho viên sĩ quan Ấn Ðộ trong Ủy Ban mấy vạn lá thư đựng trong bao bố. Viên sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên và trả lời vào ngày thứ Bảy trong tuần.

Sau đó, ngày 10-11-1956, khoảng 10,000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về ngày thứ Bảỵ Mọi người đều tỏ ra hân hoan khi biết sắp sửa từ bỏ địa ngục trần gian. Nhưng ngay lúc đó, Cộng sản Việt Nam đã điều động 2 đại đội chủ lực và một đại đội công an võ trang huyện Diên Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy ra Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trời. Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh, những người phía sau đã tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước.

Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữạ Ðêm hôm dó, Cộng sản đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10.000 nông dân tại xã Cẩm Trường. Dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở một trận địa giữa 10.000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội.
Tờ mờ sáng này 11-11-56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30.000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của Cộng sản, trở thành một vòng bao vây thứ tự Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên. Hồ Chí Minh rất căm hận biến cố này vì Nghê An là quê quán của ông ta, nhưng Hồ Chí Minh chưa biêt cách giải quyết thế nào để gỡ thể diện cho mình và đảng. Cộng sản cũng tìm cách lien lạc với Giám mục Trần Hữu Ðức nhờ ông giải quyết, nhưng ông đã trả lời: Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là một nhà tu hành. Lúc bấy giờ, phía dân chúng đã có một số lượng vũ khí đáng kể, tịch thu được từ bộ đội. Chưa bao giờ một cuộc nổi dậy ở miền Bắc lại có đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên Cộng sản.

Ðêm 11 rạng ngay 12-11-1956, một số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu tình yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châụ Ðêm hôm đó, 3000 thanh niên các xã Do Xuyên, Ba Làng và Nông Cống tỉnh Thanh Hóa đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân. 4g sáng cùng ngày, một Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập. Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã Cẩm Trường, nơi cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3.

Rạng ngày 13-11-1956, một cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100.000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục:

Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta

Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty công an Nghệ An, hô thật to những khẩu hiệu: Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân, Lương giáo quyết tâm chống Cộng sản khát máu, Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt… Công an tỉnh lẫn trốn từ lâu trước khí thế này. Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ Cộng sản quốc tế.

Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lệnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Ðồng Hới về bao vây nghĩa quân. Sư đoàn này quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết mà Hồ Chí Minh muốn xử dụng, thay vì dùng bộ đội sinh quán ở miền Trung hoặc miền Bắc, để có dịp trút tội cho binh đoàn miền Nam nóng tính này.

Trận địa tại xã Cẩm Trường đã lên đến 5 vòng đai giữa dân quân và Cộng sản. Buổi chiều cùng ngày, nghe tin dân quân xã Cẩm Trường bị Sư đoàn 304 vây, gần hàng chục ngàn người đã tiến về xã Cẩm Trường để tiếp cứụá Vòng đai chiến trạn đã tăng lên lớp thứ 6. Buổi tối ngày 13-11-1956, hơn 20,000 nông dân từ Thanh Hóa lại kéo vào tiếp viện, mang theo đầy đủ lương thực tính kế trường kỳ đấu tranh.

Ngày 14-11-1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưu. Khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ Chí Minh ra lịnh tiêu diệt cuộc nổi dậy có một không 2 trong lịch sử đấu tranh chống Cộng sản. Trước bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến để bảo vệ căn cứ. Lịnh của ban chỉ đạo nghĩa quan được truyền đi: Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giải phóng dân tộc. Nhưng vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâu. Sau khi trận chiến kết thúc, quân đội Cộng sản đã xông vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường bắt tất cả già trẻ lớn bé giải đi. Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ đạo đấu tranh nhưng vô hiệu, vì bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi đều tự xưng là người lãnh đạo cuộc cách mạng này.

Không bắt được ai, Cộng sản đành thả bà con ra về, nhưng Hồ Chí Minh tính kế bắt đi Linh mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm Trường và Song Ngọc. Dù 2 vị này đã nói: “Chúng tôi là nhà tu hành, chúng tôi không biết gì đến việc nhân dân” Cộng sản bắt 2 vị linh mục phải lên đài phát thanh đổ lỗi cho giáo dân và nông dân, nhưng 2 vị không bằng lòng. Cộng sản đe dọa nếu không tuyên bố như vậy thì sẽ giáng tội cho 2 vị là những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa phản động này. Họ mang hình ảnh Linh mục Tấn bị thủ tiêu ở Phủ Quỳ ra dọa nạt. Cuối cùng, 2 vị phải tuyên bố ngược lại sự thật.
3) Thẳng tay đàn áp tư trào Nhân Văn – Giai Phẩm.

Cuối năm 1957, Mao Trạch Đông (1893-1976) phát động chiến dịch “chống phái hữu”. Nhiều nhà văn bị phê phán như Trần Xí Hà, Đặng Thác, nữ văn sĩ Đinh Linh, người được Giải thưởng văn học Stalin, bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và bị bắt. Cũng trong thời gian ấy, nhân chuyến thăm Liên Xô, Mông Cổ và Bắc Triều Tiên, Hồ Chí Minh ghé Bắc Kinh. Khi ông trở về, đã cử Tố Hữu, Huy Cận và Hà Xuân Trường sang Trung Quốc học tập kinh nghiệm đấu tranh “chống phái hữu”. Tờ Nhân Dân xuất hiện nhiều bài viết “chống phái hữu” ký tên Trần Lực, đó cũng là bút danh của Hồ Chí Minh. Những sự kiện quốc tế kể trên, nhất là ở Trung Quốc và Việt Nam đã có ảnh hưởng quyết định trong việc thanh trừng nhóm người thuộc tư trào Nhân Văn – Giai Phẩm, để tránh những hậu quả to lớn có thể xảy ra. Việc thanh trừng do Tố Hữu trách nhiệm thi hành:

Mao Trạch Đông

Ngày 6-1-1958, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 30 về việc chấn chỉnh công tác Văn nghệ. Cuối tháng Giêng năm 1958, Lớp học đấu tranh tư tưởng lần thứ Nhất được tổ chức tại ấp Thái Hà với 272 văn nghệ sĩ đảng viên tham dự. Từ 3-3 đến 14-4-1958, cũng tại ấp Thái Hà, diễn ra Lớp học đấu tranh tư tưởng lần Hai với 304 cán bộ văn hoá.

Theo Đại tá Công an, đặc trách A25 Thái Kế Toại cho biết: “Hai lớp học này đã dùng thủ đoạn đấu tố và áp lực tâm lý tập thể, vu cáo, bịa đặt tội lỗi cho những thành viên nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Kết quả là không cần điều tra người ta đã có đầy đủ tội trạng của các nhân vật để quyết định bắt họ, kỷ luật họ”.

Gần cuối ngày họp, 10-4-1958, công an Hà Nội bắt giam Nguyễn Hữu Đang, Thuỵ An và Trần Thiếu Bảo. Ngày 4-6-1958, trước Hội nghị Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Tố Hữu, người chủ trì chiến dịch ấp Thái Hà đã “tổng kết cuộc đấu tranh chống Nhân Văn Giai Phẩm”. Bài “tổng kết” của Tố Hữu được ví như một “cáo trạng”, như một “nhát gươm chính thức kết liễu số phận Nhân Văn Giai Phẩm trên công luận với sự hằn học ghê gớm của một tên đao phủ”.

Ngày 4-6-1958, Đại Hội Văn Nghệ III, họp tại Hà Nội, hoàn tất "Trận chiến đấu chống bọn phá hoại Nhân n Giai Phẩm" với bài tổng kết của Tố Hữu tuyên bố đã dẹp xong Nhân n - Giai Phẩm nghị quyết của 800 văn nghệ sĩ lên án "bọn Nhân n - Giai Phẩm và các Hội trong Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam thi hành biện pháp kỷ luật.

Số văn nghệ sỹ, gọi là tham gia Nhân Văn - Giai Phẩm tại Hà Nội do Bộ Công an và Công an Hà Nội quản lý, khoảng 170 người. Số bị xử lý nặng khoảng gần 100 người, còn số bị đưa vào danh sách để phân loại xử lý tính trên toàn miền Bắc ở tất cả các lĩnh vực phải tới hàng ngàn người.

Người nặng thì bị đi tù, nhẹ hơn thì đi cải tạo lao động trong vòng từ ba đến sáu tháng tại các nhà máy, nông trường, hợp tác xã. Một số văn nghệ sỹ phải cư trú lâu dài tại các địa phương như Hoàng Tố Nguyên, Nguyễn Bính, Hải Bằng, Trần Lê Văn, Nguyễn Khắc Dực…

Ngày 19-1-1960, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã xử “bọn gián điệp phản cách mạng phá hoại hiện hành”, đã kết án phạt tù: Nguyễn Hữu Đang và Thụy An: 15 năm phạt giam và 5 năm mất quyền công dân sau khi ra. Minh Đức: 10 năm phạt giam và 5 năm mất quyền công dân sau khi ra. Phan Tại: 6 năm phạt giam và 3 năm mất quyền công dân sau khi ra. Lê Nguyên Chí: 5 năm phạt giam và 3 năm mất quyền công dân sau khi ra.

Tại một phòng biệt giam của nhà lao Hỏa Lò Hà Nội, Thụy An đã dùng đinh guốc, viết lên tường lời phản kháng:" Chọc mù mắt để không phải nhìn thấy cái chế độ này nữa". Chính nhà văn Đặng Chí Bình đọc được dòng chữ này, trong phòng ông đã bị biệt giam.

Đầu năm 1961, Phùng Cung bị bắt, do: Tiếp tục sáng tác các truyện ngắn có nội dung bất mãn, chống đối, phản động. Lê Đạt gọi thời kỳ “hậu Nhân Văn” là những ngày “khôn ngoan không dám làm người”. Phần lớn các nạn nhân, vốn là những văn nhân tài hoa, đều phải cúi đầu, tự mình viết bài xỉ vả mình. Họ được ở lại Hà Nội và sau một thời gian lao động phần lớn được trở lại hành nghề. Cũng có những nhà văn, nhà thơ bỏ về rừng như Hữu Loan, Nguyên Hồng. Nhưng, cái giá mà họ và gia đình họ phải trả là vô cùng đau đớn.

Theo Nguyên Ngọc: “Sau một đêm, Nguyên Hồng vứt hết chức tước, tem phiếu, đưa gia đình về định cư ở vùng Yên Thế. Ông nói: - Tao không chơi được với chúng mày nữa”. Hữu Loan bỏ Hà Nội về quê Thanh Hoá. Từ đó, tác giả bài thơ Màu Tím Hoa Sim đi thồ đá, người vợ hiền của ông vừa cày hai sào ruộng vừa xay bột làm bánh. Ba người con trai lớn thì hàng ngày phải dậy từ ba giờ sáng, kéo ba chuyến xe cải tiến chở đá từ trên núi xuống hồ cách hai cây số bán rồi mới ăn vội bát cơm độn để chạy bộ bảy cây số đi học. Vì lý lịch cha mẹ mà một người con của Hữu Loan thi đạt điểm du học nước ngoài vẫn không được đi, những người con khác của ông cũng không ai được vào đại học.

Phùng Quán trong 30 năm treo bút, đã sống với biệt danh: “Cá trộm, rượu chịu, văn chui”, Tiến sĩ văn chương, luật khoa Nguyễn Mạnh Tường, triết gia Trần Đức Thảo, học giả Đào Duy Anh những nhà giáo bị “mất dạy”, sống đời cùng khổ, nhưng họ đã nêu tấm gương sáng chói cho hậu thế về sự nghiệp đấu tranh cho tự do dân chủ.

4) Ngăn chận tự do tư tưởng.

Ngày 9-12-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh về chế độ báo chí nhằm bảo đảm quyền tự do ngôn luận của nhân dân và ngăn cấm những kẻ lợi dụng báo chí làm hại đến công cuộc đấu tranh cho hoà bình, thống nhất, độc lập và dân chủ của nước nhà. 

Thực chất đó là bức chắn, vững chải nhất để bảo vệ chế độ Cộng sản ở miền Bắc, nên từ đó trở về sau, không còn những tờ báo do tư nhân đứng tên làm chủ, báo chí tư nhân trở nên một từ xa lạ đối với người miền Bắc. Cũng từ đó, những nhà văn nhà báo muốn hành nghề phải đi học từ những trại sáng tác hay các trường lớp, nói đến việc học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, học tập chánh trị là chánh yếu, triết học Karl Marx (1818-1883) và của Vladimir Lenin (1870-1924), được tập trung gọi là Chủ nghĩa Mác-Lênin.

Karl Marx

Chủ nghĩa Mác-Lênin là một học thuyết, một hệ thống lý luận và phương pháp luận chặt chẽ được cấu thành từ ba bộ phận: Triết học Mác-Lênin, kinh tế chính trị Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học.

Vladimir Lenin

- Triết học Mác-Lênin (bao gồm cả chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) là khoa học chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó đem lại cho con người thế giới quan khoa học và phương pháp luận đúng đắn để nhận thức và cải tạo thế giới.

- Kinh tế chính trị Mác-Lênin: Nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, vạch trần bản chất bóc lột giá trị thặng dư (m) của giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và người lao động dưới chủ nghĩa tư bản. Giai cấp tư sản dùng mọi thủ đoạn để áp bức, bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm giàu cho chúng. Đây chính là nguồn gốc, nguyên nhân cơ bản dẫn tới cuộc đấu tranh giai cấp nhằm lật đổ chủ nghĩa tư bản, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội, giải phóng con người. Đồng thời, chỉ ra những tiền đề và quy luật kinh tế chủ yếu để đưa tới chỗ diệt vong của chủ nghĩa tư bản.

- Chủ nghĩa xã hội khoa học: Nghiên cứu những quy luật chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và phương hướng xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Việc xã hội hoá lao động trong chủ nghĩa tư bản đã tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội.

Giai cấp có sứ mệnh lịch sử thực hiện sự chuyển biến cách mạng đó là giai cấp công nhân, Lênin chỉ rõ: "Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản, là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa". Bởi vì: "Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp".

Nữ thần Dân chủ trong cuộc biểu tình ở Thiên An Môn 1989
 
Ngày nay, người ta đã thấy rõ một số sai lầm cơ bản trong chủ nghĩa Mác-Lênin, thực tiễn là các nước Cộng sản ở Âu Châu tan rã bắt đầu từ Ba Lan vào năm 1989, và tiếp tục ở Hungary, Đông Đức, Bungary, Tiệp KhắcRomania. Romania là nước Đông Âu duy nhất lật đổ chế độ Cộng sản của mình bằng bạo lực. Sự kiện Thiên An Môn năm 1989 đã không thành công trong việc kích thích sự thay đổi chính trị lớn ở Trung Quốc

Thiên An Môn nhìn từ cổng Thiên An

Tuy nhiên, hình ảnh mạnh mẽ của các sự thách thức dũng cảm trong những cuộc biểu tình đó đã giúp gây ra các sự kiện ở những phần khác của thế giới. Trong số các cuộc cách mạng chống Cộng nổi tiếng nhất là sự sụp đổ của Bức tường Berlin, như là cửa ngõ tượng trưng để thống nhất nước Đức vào năm 1990.
Việc Liên Xô bị giải thể vào cuối năm 1991 dẫn đến kết quả là Nga và 14 quốc gia tuyên bố độc lập của khỏi Liên Xô: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, UkrainaUzbekistan. Cộng sản đã bị bỏ rơi tại AlbaniaNam Tư từ năm 1990 đến 1992, chia thành năm nước kế tục: Slovenia, Croatia, Cộng hòa Macedonia, Bosnia và Herzegovina, và Cộng hòa Liên bang Nam Tư (gồm Serbia, MontenegroKosovo). Tác động này cũng được cảm thấy ở hàng chục quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Chế độ Cộng sản đã bị bỏ rơi ở các nước như Campuchia, Ethiopia, Mông CổNam Yemen. Sự sụp đổ của Cộng sản ngay tại chiếc nôi Cộng sản tại Liên Xô năm 1991 đã dẫn đến sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh.
5) Thực hiện Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa trên đất Bắc.

Sau khi tư trào Nhân Văn - Giai Phẩm được dập tắt, những người lãnh đạo Văn nghệ miền Bắc chủ trương thực hiện triệt để Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Người ta xác định cơ sở triết học của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là thế giới quan của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trên cơ sở đó Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa là miêu tả hiện thực và xây dựng một thế giới xã hội chủ nghĩa. Nói khác đi, cụ thể hơn Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa là miêu tả cái hiện thực phải là xã hội chủ nghĩa. 

Tưởng cũng nên nhắc lại lời Văn Cao đã nói với Trường Chinh, trước khi Tố Hữu ra tay đập nát bọn Nhân Văn – Giai Phẩm: "Nếu trong vườn hồng có sâu thì ta phải chịu khó mà bắt bằng tay, từng con một. Ðổ ụp cả đống thuốc trừ sâu vào đấy thì chết cả vườn hồng. Rồi anh sẽ thấy: qua đợt đánh phá này không biết bao giờ nền văn nghệ Việt Nam mới ngóc đầu dậy được!"

Tôi nhớ trong khi sưu tầm tài liệu để viết bộ sách này, có một nhà văn trong số những nhà văn ở Tập Bốn đã phát biểu một câu rất có ý nghĩa: Nhà văn ca tụng một chế độ, khi chế độ ấy tàn, sự nghiệp văn chưong của nhà văn ấy cũng tiêu vong.  

Văn Cao không phải là nhà tiên tri, nhưng ông tiên đoán được viễn cảnh của nền văn nghệ miền Bắc thứ văn nghệ có đảng tính do đảng lãnh đạo là thứ văn nghệ phục vụ chánh trị chẳng khác nào con ngựa kéo xe, đôi mắt bị che cứ phía trước mà chạy.

Từ sau tư trào Nhân Văn – Giai Phẩm cho đến 30-4-1975, người ta vẫn không thấy có nhà văn nào có được tác phẩm văn chương làm nên tên tuổi để lại mai sau, có thể người ta sáng tác vì miếng cơm manh áo, vì để bảo toàn sự an nguy cho cá nhân và gia đình, bởi cái gương của Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần…

Bóp nghẹt tự do tư tưởng, tự do sáng tác cũng là bóp nghẹt cách tân thơ, bóp nghẹt sáng tạo chủ nghĩa văn học trong khi những nhà thơ như Đặng Đình Hưng, Lê Đạt đang mang bầu nhiệt huyết cách tân thơ của họ, còn văn thì Phùng Cung, Phùng Quán bị biệt giam, cải tạo ở các nông trường.

Tưởng nên đọc lại một đoạn văn của Thiên Sơn trong bài Minh Giang - một đời văn tinh khiết, để chia sẻ mọi nổi đắng cay của một đời người, chọn nghiệp nghề văn:

Hồi đầu đổi mới, các nhà nhà văn một thời bị cấm đoán được tháo khoán, được khuyến khích viết. Một buổi tối, ông buồn buồn nói với tôi: “Khi còn trẻ, còn nhiều nhiệt huyết thì người ta làm cho lụi tàn mọi cảm xúc. Người ta đấu tố, đe nẹt, bóp nghẹt. Bây giờ người ta bảo viết thì đã già, cảm xúc không còn như trước nữa”. Thế rồi, ông đã mượn chuyện Kim – Kiều để kín đáo thể hiện tâm sự của mình:

“Cụ chọn Thúy kiều làm quốc sắc
Mười lăm năm ngọc nát vàng tan
Còn gì để tái hồi Kim Trọng
Mà nửa đêm lại hỏi ngón đàn?”

                           (Nhớ Nguyễn Du)

Thời gian sẽ đi qua, xóa tan mọi nổi oan khuất, đày đọa con người, nhưng lịch sử sẽ ghi lại trong Hai mươi năm Văn học miền Bắc có tư trào Nhân Văn – Giai Phẩm xảy ra một thời gian ngắn ngủi, nhưng kéo dài cho những con người đã tạo dựng nên nó và trong Văn học sử Việt Nam.

Tài liệu tham khảo :

- Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu Nghệ An 1956
                                                            Web: nuvuongcongly.net
- Biến cố năm 1956 ở Ba Lan và Hungary
                                                             Web: hist.hnue.edu.vn

No comments:

Post a Comment