Pages

Thursday, October 9, 2014

Nhà văn Trần Phong Sắc





Trần Phong Sắc - Trần Đình Diệm (1873-1928)
Trần Phong Sắc tên thật là Trần Đình Diệm bút danh Đằng Huy tự Phong Sắc, sanh năm 1973 tại làng Bình Lập, Tân An. Ông sinh ra trong một gia đình thuộc dòng họ Trần có học vấn, gốc ở Gò Công. Lớn lên trong  buổi giao thời khi Nho học đang tàn lụi và Tây học mới hình thành ở miền Nam, ông chịu ảnh hưởng gia đình thông thạo cả chữ Hán và chữ quốc ngữ.

Ông ăn chay trường, tu theo đạo Phật, là thầy giáo dạy môn luân lý ở Trưòng Sơ học tỉnh Tân An, ông viết sách, dịch truyện Tàu, soạn Kinh sách nhà Phật, tham gia cộng tác báo Nông Cổ Mín Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn. Ông cũng soạn tuồng hát như Nguyệt Kiểu xuất gia, Hạng Võ biệt Ngu Cơ … cùng với Mạnh Tự Trương Duy Toản và Nguyễn Trọng Quyền là ba soạn giả danh tiếng thời bấy giờ.

Tác phẩm dịch đầu tay của ông là Truyện Nhạc Phi cùng dịch vơi Phụng Hoàng San in năm 1905

Ông mất năm 1928, tương truyền rằng do một trận hỏa hoạn gây ra, phát sanh tại nhà ông, ông thọ 55 tuổi.

Tác phẩm:

1.- Truyện Nhạc Phi (1905)
2.- Tam hạ Nam Đường diễn nghĩa (1906)
3.- Phong Thần diễn nghĩa (1906)
4.- La Thông tảo Bắc (1906)
5.- Đại Hồng bào hải thoại (Saigonnaise, 1907)
6.- Tiết Đinh San Chinh Tây (1907)
7.- Du Long hí Phụng Chánh Đức du Giang Nam (1907)
8.- Anh hùng náo tam môn giai (1907)
9.- Đại Minh Hồng Võ (1907)
10.- Lục mẫu đơn (1908)
11.- Thuận Trị quá giang (1908)
12.- Hậu anh hùng (1908)
13.- Bắc du Chơn Võ truyện (1909)
14.- Tây du diễn nghĩa (1909)
15.- Yên Sơn phú (1910)
16.- Tùy Đường truyện (1910)
17.- Vĩnh Khánh thăng bình (1910)
18.- Nam Du Huê Quang truyện (1910)
19.- Ngũ hổ bình Nam hí văn (1911)
20.- Nhị thập tứ hiếu (1911)
21.- Huấn nữ Quốc âm ca (1911)
22.- Nữ tú tài (1911)
23.- Tiền, Hậu Vân Tiên (1911)
24.- Vần Quốc ngữ có phụ Tiếu lâm và Khuyến hiếu ca - Huấn sĩ ca (1911)
25.- Chuyện khôi hài (1912)
26.- Tuồng Đinh San chinh Tây (1913)
27.- Kim Vân Kiều án (1914)
28.- Nữ trung bá hạnh (1922)
29.- Mạch Quốc thoại et TPS Minh thánh kinh (1925)
30.- Quan Đế Minh thánh kinh (1935)
31.- Thập nhị quả phụ chinh Tây (1923)
32.- Thơ Phạm Công (1923)
33.- Binh Sơn Lãnh yếu toàn ca (1924)
34.- Chủng Tử tu tri (1924)
35.- Ấu viên tất độc (1924 – Sách được Thống đốc Nam Kì và Toàn quyền Đông Dương cho phép làm sách giáo khoa bậc Tiểu học)
36.- Sĩ hữu bá hạnh (1925)
37.- Hậu Vân Tiên diễn ca (1925)
38.- Đầu người ta bay xuống nữa đêm (Théâtre du Centre, 1925 - Bán dạ phi đầu (Sa Đéc: Imp. Duy Xuân, Sa Đéc 1926, Imp. de l'Union, 1926)
39.- Nguyệt Hà tầm phu (Xưa Nay, 1925)
40.- Nguyệt Kiểu xuất gia (Théâtre, J. Viết, 1925)
41.- Sát thê cầu tướng (Théâtre, J. Viết, 1925)
42.- Tam Tạng xuất thế (Théâtre, du Centre, 1925)
43.- Hậu phi, Hoàng tử (extrait du Đại Nam chánh biên liệt truyện, Xưa Nay)
44.- Cầm ca tân điệu (Musique et chants modernes, Par LÊ VĂN TIẾNG et TPS, 1925)
45.- Lão nhơn đắc ngộ (Prière bouddhique Saigon Imp. de l'Union, 1926
     46.- Tịnh độ yếu ngôn (Morale bouddhiques, de l'Union, 1926)
47.- Tây qui trực chỉ (Prières bouddhiques, Imp. de l'Union, 1927), (Xưa Nay, 1929)
48.- Đắc Kỷ nhập cung (Xưa Nay, 1927)
49.- Khương Hậu thọ oan (S. Imp. Xưa Nay, 1927)
50.- Hạng Võ biệt Ngu Cơ (Xưa Nay, 1927.
     51.- Trảm Trịnh Ân (Xưa Nay, 1928) (Phạm Văn Thìn, Đức Lưu Phương, 1930)
52.- Vệ sinh thực trị (Đức Lưu Phương, 1928)
53.- Cao thượng ngọc hoàng bản hành (Đức Lưu Phương, 1928)
54.- Quan Công thất thủ Hạ Bì (Xưa Nay, 1929)
55.- Bạch xà, Thanh xà diễn nghĩa (S. ED. C. Nguyễn Văn Tài, Bảo Tồn, 1930)

Trích văn:
Ðại Hồng Bào Hãi Thoại

Truyện nầy nói từ vua Chánh Ðức, triều Minh, nối qua vua Gia tịnh, truyền tới vua Long Khánh thì hết, bởi vì người dọn truyện có ý tỏ tới Hãi Thoại mất, và Nghiêm Tung là nịnh thần chết mà thôi. Nội các thứ truyện Hồng Bào, đều nói sai ngoa hết thảy, duy có thứ truyện nầy gọi là Ð
i Hng Bào thuật rõ ràng hơn hết, nên tôi diễn ra kẻo e có người dịch nhầm thứ khác mà lưu truyền, thì sai tích Hãi Thoại; vì Hãi Thoại công chánh trong trào Minh, cũng như Bao Công trung trực trong trào Tống.

Song có kẻ hỏi rằng: “Hãi Thoại làm quan tới chức Văn Minh Ðiện Ðại Học Sĩ. Sao chẳng lấy chức ngài mà đặt hiệu truyện ? Hoặc là dùng chức Thiếu bảo là chức của vua phong thêm cho Hãi Thoại khi ngài đã mất. Lại lấy chữ Hồng bào là áo đỏ của bá quan, ông nào cũng có. Nếu lấy tên áo mà làm sách e nhẹ thể ngài chăng ?”. Thì ông làm truyện ấy đáp rằng: “Bởi Hãi Thoại thanh liêm giữ cái áo rồng đỏ từ khi mới làm quan cho đến khi thác, thác rồi cũng liệm ngài bằng áo ấy, nên để hiệu tên áo, cho tỏ đức thanh liêm của ngài, và cho rõ truyện nầy nói trọn đời ngài mà dứt.”

Trong truyện nầy cứ việc thiệt mà nói, chẳng có phép thần thông biến hóa như chuyện chiến chinh, nên không trùng ý với nhau, cũng đáng xem cho rỏ, tập giống như Hãi Thoại vài phân thì cũng gọi là chánh trực, tuy vận lao khổ mà tiếng thơm để lại muôn đời; chẳng nên bắt chước cha con Nghiêm Tung, vinh hiển một hồi, bị tru lục mà ô danh ngàn thuở.

Còn như Lưu đồng Hùng vi phú bất nhơn, sau trời phạt cũng lâm nạn cả, Nghiêm Nhị cậy thế quan mà hiếp chúng sau cũng mắc họa theo Nghiêm Tung; Trương hoàng hậu con nhà hèn mà có đức, nên đặng hiển vinh, vậy chớ thấy kẻ thất thời mà khi dể.

Nội truyện nầy phân làm 6 tập, xem hết mới rỏ ràng.

Thơ rằng:

Trần tình cho rỏ truyện Hồng Bào,
Phong hóa nhờ đây sữa đặng cao.
Sắc tặng đại thần khen Hãi Thoại,
Ðề danh Trung giới đáng hiền hào.

Tân An Trần Phong Sắc tự Ðằng Huy kỉnh khái.
Hồi Thứ Nhì
Ôn phu nhơn kén rể đền ơn
Nói về Hãi Thoại đi với các Tú Tài, đến miễu Thổ Ðịa, thấy miễu ấy dựa bên đường, ba thước bề cao, hai thước bề rộng, hương tàn khói lạnh, bốn phía nhện giăng! Cốt Thổ Ðịa ngồi trong, bàn án cao hơn một thước. Không thấy vật chi cúng quải, có bụi đóng đầy bàn Các tú tài tức cười đồng nói rằng: “Ngài túng thiếu như vầy, không ăn lo sao đặng ? Nếu giữ thanh liêm công chính, mười năm không có một cây hương.”

Còn Hãi Thoại giận lắm, chỉ cốt mà mắng rằng: “Làm ông thần gì, lại xúi quỉ phá hại dân chúng? Nay ta đến đây cắt nghĩa, cho rõ phải chăng: Hể làm vị Thần, thời phải công bằng chánh trực, cứu dân độ thế, trị quỉ phạt tà; trên chẳng hổ cùng đất trời, dưới có công với lê thứ; sao lại làm trái lẽ, dùng vật hối lộ của ma, chẳng cứu dân thời thôi, lại nhập đảng với quỉ mà khuấy chúng. Hiếp đáp đàn bà góa, làm bịnh gái mồ côi, mà thâu vàng bạc giấy tiền, kiếm đầu heo chén rượu. Tội ấy trên trời cũng không để, lỗi nầy trong thế cũng chẳng dung. Ta dạ thẳng lòng ngay, chẳng thẹn cùng trời, không hổ với đất; thấy quỉ thần không công chánh, lấy làm mắt cở mười phần.” Nói rồi hét lớn rằng: “Chưa biết quấy hay sao hãy còn ngồi đó?” Hãi Thoại nói chưa dứt tiếng, cốt đất liền nhào xuống bể tan. Các tú tài thấy sự kỳ dị, đồng vổ tay cười ngất……….

Trích thơ:
Mừng tiến chức (*)
Mừng nay quan Huyện đổi Hà Tiên
Có đức trời cho đặng có quyền
Trăm năm Vũng Gù còn tiếng mến
Một đường sau trước nổi danh hiền.
Hòn Nghệ cầm báu đưa theo gió,
Đảnh Hạc hoa tươi rắm tới triền.
Âm chất sẽ ngồi xe ngựa mã
Trùng phùng đồng ước hội Đào Viên!

Ghi chú:
( * ) Tựa do ngư
ời viết chọn, tác giả chúc mừng ông Ngô Quang Chiêu đổi đi trấn nhậm Hà Tiên năm 1920.


Chúng ta thấy Trần Phong Sắc hành văn gảy gọn, nhưng vẫn còn sử dụng lối biền ngẫu, những đoạn trích văn nầy, cho chúng ta so sánh cách hành văn của những nhà văn thuở trước, cho đến ông dần dần trong sáng hơn, nhưng truyền thống văn miền Nam vẫn “Nói sao viết vậy”.

Tài liệu tham khảo:

- Trần Phong Sắc Web: caodaitoathanhtayninh.org
- Đại Hồng Bào Hải Thoại Web: ahvinhnghiem.org

No comments:

Post a Comment