Đặng Thúc Liêng (1867-1945)
Đặng Thúc Liêng sinh năm 1867 ở làng Tân Phú Trung, Hóc Môn, Gia Định nay thuộc xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Tp HCM.
Cha ông là Đặng Văn Duy, có công lao chống
Pháp tại mặt trận Gia Định. Sau khi Đại đồn Kỳ Hòa thất thủ tháng 2 năm 1961, ông
ra làm Án sát tỉnh Bình Thuận, rồi mất tại đây, được đưa về an táng nơi quê nhà
tại Hốc
Môn, Gia Định.
Thuở nhỏ, Đặng Thúc Liêng học chữ Hán, chữ
Quốc ngữ và tự học chữ Pháp. Ngoài ra, ông còn theo học nghề Đông y.
Thời vua Đồng Khánh trị vì 1885-1889, triều đình lập Nha Thông Thương, giao cho Phan Tôn là con Phan Thanh Giản phụ trách. Do tình thầy
trò trước đây Phan Tôn dạy ông
chữ Hán, nên ông được cử sang Hương Cảng nay là Hồng Kông, để
mở trụ sở mậu dịch với Trung Quốc.
Từ năm 1887 đến năm 1888, công cuộc làm ăn
của ông phát triển. Ở đây, ông đã có những cuộc bút đàm, thảo luận với các nhà
cách mạng Trung Quốc như: Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Hồ Hán Dân...Chịu ảnh
hưởng tư tưởng đổi mới của họ, Đặng Thúc Liêng đề nghị triều đình tuyển thanh
niên xuất ngoại du học để sau này trở về canh tân nước nhà, nhưng không được
triều đình nghe theo.
Nguyện vọng không được như ý, Đặng Thúc Liêng xin từ quan rồi về Gia Định
làm nghề Đông y tại tiệm Nam Thọ Xuân, ông là cộng tác viền đầu tiên của Nam Kỳ tuần báo.
Khoảng gần cuối thập niên 1900, Đặng Thúc Liêng viết một loạt bài đề cao tư
tưởng cấp tiến của Voltaire, Jean Jacques Rousseau, Abraham Lincoln..., rồi gửi
đăng trên báo Nông Cổ mín đàm, trong mục
chén trà bàn chuyện nông thương, do
Lương Khắc Ninh làm chủ bút.
Năm 1907, ông là thành viên
tích cực của phong trào Minh Tân do Trần Chánh Chiếu đứng
đầu. Tham gia lập “Minh Tân
công nghệ”, tiệm thuốc bắc “Nam Thọ Xuân” ở Sàigòn.
Vì vậy, khi nhà cầm quyền Pháp dò la được chủ
ý trên liền ra lệnh bắt giam Trần Chánh Chiếu vào tháng
10 năm 1908, Đặng Thúc Liêng và
40 người bị tình nghi khác bị tống giam vào khám đường ở Mỹ Tho. Trong thời
gian ngồi tù, cảm cảnh tù đày ông có sáng tác bài thơ Chim lồng cá chậu. Sau bốn
tháng bị giam cầm, ông được tha nhờ sự can thiệp của hai công chức cao
cấp Landes và Mast, họ là người Pháp cấp tiến, ông
đã dạy chữ Hán cho họ trước đây.
Ra tù, Đặng Thúc Liêng về quê vợ là bà Nguyễn
Thị Nhơn, tại
làng Tân Qui Đông, tỉnh Sa Đéc nay là tỉnh Đồng Tháp. Sau đó, ông lập tiệm
thuốc bắc Phước Hưng Đông ở làng Vĩnh Phước nay là chợ Sa Đéc, và cất một rạp
hát nhỏ cũng ở tại đây khoảng 1910, tạo điều kiện cho nghệ thuật hát bội
và ca ra bộ, cải lương thời sơ khai
phát triển. Vở tuồng ca ra bộ Gia Long tẩu quốc, trong đó có đoạn chúa Nguyễn Ánh, tức Gia
Long, nhờ Bá Đa Lộc cầu viện Pháp và Pháp Việt nhất gia, Pháp Việt một nhà, được ông soạn trong khoảng thời gian này.
Năm 1911, Đặng Thúc Liêng giao tiệm thuốc và
sản nghiệp ở Sa Đéc cho vợ, rồi ông lên Sàigòn tiếp tục cộng tác với các báo: Nông
Cổ mín đàm, Lục tỉnh tân văn, Công luận báo, Đông Pháp thời báo, Thần
chung, Phụ Nữ Tân Văn.
Kể từ đây, ông thường đi rong chơi từ Nam chí
Bắc, nổi tiếng là người hào hoa phong nhã. Năm 1926, nhiều tỉnh ở Bắc Kỳ bị vỡ
đê, lâm vào nạn đói. Ông liền thảo bài Quốc văn hồn để kêu gọi cứu tế.
Năm 1931, ông ra tờ Việt Dân báo. Năm
1934, ông đứng ra lập Việt Nam Y Dược hội. Khoảng năm 1944, ông cùng với Lê
Phát Vĩnh xuất bản tuần báo Đông phong.
Ngày 9 tháng 3
năm 1945, quân Nhật Bản làm cuộc đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương, nhưng
không bao lâu thì bị quân Đồng minh đến giải giáp. Thấy tình hình có nhiều biến
động, Đặng Thúc Liêng rời Sàigòn
về lại làng Tân Qui Đông tỉnh Sa
Đéc sống
những ngày cuối đời.
Trong nhà Đặng Thúc Liêng có đôi liễn:
Vạn trùng sơn hải tằng vi khách,
Thập bát phù viên biệt hữu gia.
***
Thập tam kinh văn tự lạc xứ,
Ngũ đại châu sự
thời phiến tâm.
Dịch nghĩa:
Muôn trùng non nước từng làm khách,
Mười tám thôn vườn trầu ấy quê nhà.
***
Mười ba kinh văn từng học hỏi,
Năm châu thời sự ở trong lòng.
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đặng Thúc Liêng mất tại Sa Đéc vì bệnh già, hưởng thọ 78 tuổi.
Tác phẩm:
- Tâm
quyển giải
(Cởi tấm lòng).
- Tâm bổn mễ thương (Gốc chữ tâm là ở thóc gạo)
- Quốc văn hồn
- Nhân hoà Thiền hội (Người và Thiền gặp gỡ)
- Canh hoang biến pháp (biến pháp cài cấy khẩn hoang)
- Cao hoàng đế diễn ca (Hoàng đế Gia Long).
- Trương Vĩnh Ký hành trạng (Xưa Nay, 1927)
- Hán văn thi tập (thơ chữ Hán)
- Việt âm thi tập (thơ quốc âm)
- Trí y tiện dụng (Tiện dùng cho nghề y)
- Chủng mạch tân biên (Biên soạn mới về mạch)
- Gia Long tẩu quốc (tuồng ca ra bộ)
- Pháp Việt nhất gia (tuồng ca ra bộ)
- Tâm bổn mễ thương (Gốc chữ tâm là ở thóc gạo)
- Quốc văn hồn
- Nhân hoà Thiền hội (Người và Thiền gặp gỡ)
- Canh hoang biến pháp (biến pháp cài cấy khẩn hoang)
- Cao hoàng đế diễn ca (Hoàng đế Gia Long).
- Trương Vĩnh Ký hành trạng (Xưa Nay, 1927)
- Hán văn thi tập (thơ chữ Hán)
- Việt âm thi tập (thơ quốc âm)
- Trí y tiện dụng (Tiện dùng cho nghề y)
- Chủng mạch tân biên (Biên soạn mới về mạch)
- Gia Long tẩu quốc (tuồng ca ra bộ)
- Pháp Việt nhất gia (tuồng ca ra bộ)
Trích văn:
Trương Vĩnh Ký hành trạng
………………………
Vĩnh Ký bình sanh không dùng Âu phục, không vào Pháp tịch. Có nhiều
khi môn đệ hỏi thăm sự vào Pháp tịch, thời trả lời rằng: “Nếu mình vào bộ dân Langsa, thời mất bộ dân Annam còn gì???”
Lúc Vĩnh Tiên con trai của
Vĩnh Ký mới sanh vừa thấy mặt, rồi mất, Vĩnh Ký nói: “Thế gian như khổ hải, nên nó chẳng cần gì ở lại cho lâu !”
Vĩnh Ký chẳng lấy sự buồn,
vui làm giới ý; hay nói: “Người ta lúc
nào gặp sự buồn, thời nên vui lần, sẽ có sự vui theo sau; lúc gặp sự vui, thời
nên buồn lần, đầu ngày khác có sự buồn sẽ tới, không đến hại.”
Đại loại ngôn từ, cử chỉ Vĩnh Ký trọng về phần Đạo đức rất nhiều.
Tử viết”Bác học ư văn, ước chi dĩ lễ, diệc khả dĩ phất bạn hỉ phù
tư chi vị dư.” Đức phu Tử nói: “Rộng học
văn chương, đón lấy lễ nghĩa, cũng cho là không trái đạo vậy”, ấy là nói
chuyện người nầy vậy ru !!!
1908, Nam Kỳ sĩ phu đồng đứng xin Chánh phủ chuẩn cho dựng hình
Vĩnh Ký để làm kỷ niệm, Chánh phủ phê y. Lúc ấy tôi đương chấp bút Nông Cổ và Lục Tỉnh Tân Văn, có ít lời vận động quyên ngân, chẳng mấy ngày mà
công chúng huởng ứng rất nhiều.
Diên trì cho đến 1923, trong Hội lo dựng hình Vĩnh Ký, đặc làmh ở
bên Pháp đem qua, chỉ có một cái đầu hình (buste) mà thôi. Hội muốn dụng, nhưng
mà công chúng kích bát “Hội” không chịu ! Đã hèn lâu, bây giờ (1927) mới dựng
được toàn hình, dựng nơi phần đất Norodom trước dinh Toàn Quyền Saigon. Sự dựng
hình Vĩnh Ký ngày nay rất cảm bội tấm lòng ái mộ công chúng. Nhưng mà đối với
tâm thuật của Vĩnh Ký, lấy Đạo đức mà suy ra, thời thật không có điều chi vọng
tưởng là vinh diệu. Hởi ai là “Thần du vân, thủy, Đạo tại nhân gian?” (Tinh thần dạo chơi trên mây, nước; Đạo đức
còn ở trong cảnh người) là vinh diệu hơn, mà vinh diệu ấy, biết mấy tram
năm trường, cửu !!! Tình như vậy, thời nên tưởng cho hình Vĩnh Ký đối với hình
Paul Bert ở nơi Hà Nội, có lẽ hai Đại tinh anh phát hiện, thường khi hội ngộ
linh kỳ ! Mà toan lo những việc chi đây ???
Vĩnh Ký phu nhân là Vương Thị Thụ (thành hôn 1963), chết 1907, có
con trai và gái 9 người:
1. Vĩnh Thế, Tri phủ; 2. Thị Gia; 3. Vĩnh Viết, Đốc phủ sứ; 4. Thị
Tự; 5. Vĩnh Trọng; 6. Vĩnh Mỹ; 7. Vĩnh Ký; Vĩnh Tiên; Vĩnh Tống.
1927, tôi nhờ có rễ của Vĩnh Ký là Nguyễn Hữu Nhiêu, hiện kinh làm
ngoại Công sư (Archgitecte Civil), người ngoài 60 tuổi, tánh chất thuần hậu, tợ
hồ nhập đạo.Vẫn biết tôi tần quen với Vĩnh Ký trong khi ở Bắc; và lúc về Nam,
nên lượm lặt các món tàn biên đả gần mất, nói về lịch sử của Vĩnh Ký, đều giao
cho tôi phụ làm truyện này.
Viết truyện này rồi, gát bút thêm buồn cho người đời nay có kẻ hay
tự phụ là: văn minh tấn bộ, ái quốc, nhiệt thành, thế mà không ngôn vô bổ !
Không thấy chút nào là sự thật thành. Chỉ thấy người thời lăn xăn đọc ít câu
diễn thuyết, người thời hốp tốp viết ít tờ nhựt trình, đặng hô hào rằng: “Mình
văn minh tấn bộ, ái quốc, nhiệt thành”, để chưng cho ra diện mạo “Chí sĩ”. Đọc
truyện này chưa ??? Đó ! Có đủ Đạo đức chân tướng, mới phát anh kiệt toàn tài.
Văn minh tấn bộ như vậy đó, ái quốc, nhiệt thành như vậy đó ! Người bây giờ
đứng vào địa vị nào???
Tôi nguyền sống thêm 40 tuổi nửa cho đủ 100, đã sẵn cái thú vị
trời chiều mát mẻ, ngồi dưới bóng cây mà lại được ngửi những mùi thơm của hoa
nở trong các thứ cây kia sẽ được ăn trái, đặng mà làm thêm một truyện của người
như vậy nữa, biết có đặng chăng?
Thập Bác Phù Viên
Đặng Thúc Liêng
Sadec (Cochinchine)
(Theo Nguyễn Q. Thắng Văn Học Việt Nam, Tập I)
Trích thơ:
Tự trào
Họ đồn Đặng Thúc Liêng chơi
quá lố,
Có hay không? giả ngộ đó mà
thôi!
Gẫm bao lâu sống sót trên
đời,
Nhịn hóa dại, chơi đi, kẻo
uổng!
Nhưng trách nhiệm chớ nên
bỏ luống,
Đức tài rèn đem cống hiến
nhân dân.
Làm sao cũng giữ tinh thần,
Có giải trí, ăn, mần mới
giỏi...
Chim
lồng cá chậu
Nhằm lồng như nội chậu như song
Chim cá lo chi chốn chậu lồng
Nhảy nhót ba ngày đường một khoáng
Múa men gang tấc thể trời không
Nào phương bó buộc tay kinh ngạc
Có thể khoa khoang cách hội hồng
Vật đủ tánh linh trên máy tạo
Để lồng nuôi phụng, chậu nuôi rồng.
Chim cá lo chi chốn chậu lồng
Nhảy nhót ba ngày đường một khoáng
Múa men gang tấc thể trời không
Nào phương bó buộc tay kinh ngạc
Có thể khoa khoang cách hội hồng
Vật đủ tánh linh trên máy tạo
Để lồng nuôi phụng, chậu nuôi rồng.
- 0 -
Đặng Thúc Liêng là nhà văn, nhà văn yêu nước và tiến bộ, ông có tâm
huyết muốn canh tân nước nhà, đã góp công góp sức cùng với Trần Chánh Chiếu,
Nguyễn An Khương, Nguyễn Chánh Sắt trong phong trào Đông Du và Duy Tân, về chữ
quốc ngữ và cải lương ông đã đóng góp xứng đáng trong vai trò những nhà văn quốc
ngữ thời sơ khởi ở đất Nam Kỳ này.
Tài liệu
tham khảo:
- Đặng
Thúc Liêng Web: vi.wikipedia.org
- Chim lồng cá chậu Web: nguyenvantrung.free.fr
- Chim lồng cá chậu Web: nguyenvantrung.free.fr
No comments:
Post a Comment