Tôi rời khỏi phi trường Tân Sơn Nhất trong tâm trạng
không được vui, vì công an cửa khẩu đã cầm giữ tôi mất nửa giờ, do nghi ngờ vấn đề có tánh
cách chánh trị, nhưng tôi không có liên can.
Trên đường về, người nhà cho biết Việt Nam đang xôn
xao vì một ông Bác sĩ thẩm mỹ viện tư, sau khi làm thẩm mỹ, nạn nhân chết và ông
ta đã vứt xác xuống sông để phi tang, sau đó báo chí đăng tin người ta đang tìm
xác nạn nhân, đăng ảnh bác sĩ hung thủ được công an đưa tới hiện trường đã thực
hiện vụ án.
Hung thủ được đưa đi, bên cạnh là hai nhân viên công
lực, ông ta vẫn giữ được nét mặt thản nhiên, cũng có thể nói là rất vô tư. Tôi đọc
báo được biết đến ba, bốn ngày sau vẫn chưa tìm ra xác nạn nhân, hung thủ đã bị
câu lưu và tìm thấy một bài trên trang mạng xã hội www.x-cafevn.org.
Có tựa bài: Tình trạng lương y như phù thủy,
bệnh viện như lò sát sanh ở xứ thiên đường. Trong đó có bài liên quan đến vụ
án:
Bác sĩ thẩm mỹ thú tội vứt xác nữ bệnh nhân
Sau khi hút mỡ bụng, phát hiện bệnh nhân tử vong, bác sĩ ngoại
khoa Nguyễn Mạnh Tường, chủ thẩm mỹ viện Cát Tường đã cùng một nhân viên bảo vệ
khiêng xác nạn nhân ra ôtô chở tới sông Hồng phi tang.
Nghi án thẩm mỹ viện vứt xác khách phi tang
Chiều nay, Đại tá Dương Văn Giáp (Trưởng phòng cảnh sát điều tra
tội phạm về trật tự xã hội Công an Hà Nội) cho biết cơ quan điều tra đã bắt khẩn
cấp Nguyễn Mạnh Tường, 40 tuổi và nhân viên bảo vệ Đào Quang Khánh để điều tra
hành vi giết người. 10 nhân viên của Cát Tường bị triệu tập để làm rõ mức độ
liên quan.
Nghi can Tường khai là bác sĩ Khoa ngoại Bệnh viện Bạch Mai. 6
tháng trước, ông khai trương Thẩm mỹ viện Cát Tường tại số 45 đường Giải Phóng,
gần đối diện bệnh viện, trong khi chưa được Sở Y tế cấp phép.
Theo lời khai, giữa tháng 10, chị Lê Thị Thanh Huyền đến Cát Tường
đặt cọc 50 triệu đồng để phẫu thuật hút mỡ bụng và nâng ngực. 10h ngày 19/10,
ông Tường trực tiếp gây mê, hút 11 ống mỡ ở vùng bụng của chị Huyền. Sau đó,
ông Tường bơm số mỡ này vào vùng ngực của chị.
Cuộc phẫu thuật kéo dài đến 16h thì kết thúc. 30 phút sau, chị
Huyền sùi bọt mép, chóng mặt và được ông Tường tiêm, cấp cứu. Ông Tường rời Cát
Tường không lâu thì nhân viên thông báo chị Huyền tím tái, sùi bọt mép. Ông Tường
quay lại truyền dịch, chống sốc nhưng phát hiện chị Huyền đã chết.
Để ỉm chuyện này, ông Tường lập tức cho một số nhân viên đi về,
chỉ đạo mang sổ sách, thiết bị đi tẩu tán. Trực tiếp ông Tường cùng nhân viên bảo
vệ Đào Quang Khánh mang xác chị Huyền ra ôtô. Ông Tường lái xe đi trước, Khánh
đi xe máy của chị Huyền bám theo sau.
Đến khu vực đường Cổ Linh, phường Thạch Bàn, quận Long Biên,
Khánh để xe máy ở bên đường, lên xe của ông Tường. Sau khi chạy lòng vòng, đến
khoảng 23h cùng ngày, giữa cầu Thanh Trì, hai người bê xác nạn nhân vứt xuống
sông.
Đêm hôm đó, một thanh niên phát hiện xe Lead của chị Huyền, kiểm
tra trong túi xách phát hiện hai chiếc điện thoại, chứng minh thư. Thấy trong
điện thoại có nhiều cuộc gọi nhỡ, anh này gọi lại và thông báo về chiếc xe. Người
nhận tin là anh Nguyễn Hữu Huy (40 tuổi, chồng chị Huyền).
Trình báo cảnh sát, anh cho biết vợ ra khỏi nhà lúc 8h45 ngày
19/10. Sau đó, gia đình có tổ chức đi nhiều nơi tìm kiếm nhưng không thấy. Phát
hiện tờ biên nhận của Cát Tường tại nhà, anh báo cảnh sát và hướng điều tra tập
trung theo hướng này.
Hiện, theo lời khai của ông Tường, Công an Hà Nội đang cùng Công
an các tỉnh Hưng Yên, Hải Phòng tìm kiếm xác nạn nhân dọc trên sông.
Theo một nguồn tin từ Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Tường thuộc
biên chế khoa Ngoại, là bác sĩ phẫu thuật ngoại khoa, được đánh giá "nhân
thân tốt". Trả lời câu hỏi của phóng viên VnExpress về phòng khám tư của
bác sĩ Tường, một cán bộ của bệnh viện Bạch Mai cho hay, không quản lý bác sĩ
làm việc tại các cơ sở y tế tư nhân sau giờ hành chính.
Việt Dũng
Rồi trong những ngày gần đây, báo chí đăng
tin Nguyễn Thanh Chấn bị oan sai ngồi tù 10 năm rất đáng thương tâm cho tình cảnh
của nạn nhân có mẹ già 78 tuổi vợ và các con.
Chấn động vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn gánh án oan chung thân về tội giết người
Ngày 4/11/2013, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 01/QĐKNTT-VKSTC kháng
nghị tái thẩm bản án đối với Nguyễn Thanh Chấn (bị kết án tù chung thân về tội
danh giết người); cùng ngày, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê
Hữu Thể đã ký Quyết định số 04/QĐTĐC-THA tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm
nhân Nguyễn Thanh Chấn.
Theo
thông tin từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Cách đây hơn mười năm, ngày
15/8/2003, tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, đã xảy
ra vụ án giết người, nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoan.
Theo
kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, nạn nhân bị nhiều vết
thương ở đầu, mặt, bụng làm đứt động mạch, chảy máu và mất máu cấp dẫn đến tử
vong.
Ông Nguyễn Thanh Chấn tại phiên tòa mà ông bị tuyên
phạt án chung thân. Ảnh: Nguyễn Quyết - Báo Người Lao động
Ngày 17/8/2003, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án giết người theo Điều 93 Bộ luật Hình sự để tiến hành điều tra.
Từ
một số thông tin ban đầu, ngày 30/8/2003, Cơ quan điều tra đã mời ông Nguyễn
Thanh Chấn (trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang)
đến trụ sở để làm việc và lấy lời khai. Căn cứ tài liệu điều tra ban đầu, ngày
28/9/2003, Cơ quan điều tra đã ra lệnh tạm giữ đối với ông Nguyễn Thanh Chấn;
tiếp đó, ngày 29/9/2003, đã ra Quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam
đối với Nguyễn Thanh Chấn về tội danh giết người theo Điều 93 Bộ luật Hình sự.
Ngày
3/12/2003, Cơ quan điều tra đã ra bản Kết luận điều tra vụ án và chuyển hồ sơ
đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người.
Ngày
10/2/2004, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang ra bản Cáo trạng - quyết định
truy tố bị can Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người theo quy định tại điểm n,
khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự.
Đến
ngày 26/3/2004, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử
bị cáo Nguyễn Thanh Chấn và đã ra bản án tuyên bị cáo phạm tội giết người với
mức án chung thân; bị cáo Chấn kêu oan và làm đơn kháng cáo.
Ngày
26 và 27/7/2004, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử phúc
thẩm vụ án, tuyên y án sơ thẩm. Trong quá trình điều tra bị cáo có khai nhận
hành vi giết người, nhưng tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo không
nhận tội. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật; phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn
đã và đang chấp hành hình phạt tù chung thân.
Ông Nguyễn Thanh Chấn cùng người thân rơi nước mắt
trong ngày đoàn tụ sau 10 năm tù oan tức. Ảnh: Nguyễn Quyết - Báo Người Lao động
Trong
quá trình ở trại giam, phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn đã có một số lần kêu oan,
Ban giám thị trại giam đã gửi đến các cơ quan liên quan, trong đó có Viện kiểm
sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao xem xét. Bà Nguyễn Thị Chiến là
vợ của phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn cũng có đơn kêu oan cho chồng. Nội dung đơn
cho rằng, thủ phạm gây ra vụ án giết người vào đêm 15/8/2003, là Lý Nguyễn
Chung (cùng trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang)
chứ không phải là ông Nguyễn Thanh Chấn.
Từ
đó, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao khẩn trương triển
khai các biện pháp điều tra, xác minh kết hợp với kiên trì vận động đối tượng
ra tự thú. Ngày 25/10/2013, đối tượng Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú và khai
nhận đã thực hiện hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan vào tối 15/8/2003 để cướp
tài sản.
Theo
quy định của pháp luật, sau khi có quyết định kháng nghị tái thẩm của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao sẽ xét lại bản
án đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự tái thẩm do xuất hiện tình tiết mới làm
thay đổi bản chất của vụ án và đó sẽ là căn cứ để mở ra trình tự thủ tục tố
tụng tiếp theo đối với vụ án.
Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định đưa vụ án ra Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao để xét xử tái thẩm, tại phiên tòa xét xử ngày 6/11/2013.
Có chứng cứ ngoại phạm
Theo hồ sơ
vụ án, khoảng 22 giờ ngày 15-8-2003, chị Nguyễn Thị H. (trú tại thôn Me) bị giết
chết. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, cơ quan điều tra vào cuộc, 42 ngày sau có kết
luận ông Nguyễn Thanh Chấn là nghi can. Theo kết quả điều tra, nạn nhân bị giết vào thời điểm từ 19g05-19g25. Các
cơ quan tố tụng cho rằng vào thời điểm này, ông Chấn vào nhà nạn nhân với mục đích
cưỡng dâm nhưng không được, sau đó giết chết nạn nhân. Vụ án xảy ra ngày
15-8-2003 nhưng đến ngày 30-8-2003 ông Chấn mới bị gọi lên làm việc. Trong nhiều
lần làm việc ông Chấn khẳng định mình không liên quan đến vụ án. Tới ngày
28-9-2003, ông Chấn có bản tự thú thừa nhận hành vi cưỡng dâm và giết người của
mình. Tuy nhiên tại hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, ông Chấn luôn cho mình
bị ép cung.
Tại các
phiên tòa xét xử vụ án, ông Chấn khai vào thời điểm xảy ra vụ án, ông có đi lấy
nước cho vợ. Tòa cho rằng sau khi lấy nước thì chậm nhất vào khoảng 19g15 ông
Chấn phải có mặt tại nhà, do ông Chấn không chứng minh được chính xác thời gian
của mình có mặt ở nhà nên tòa quy kết thời điểm này chính là thời điểm ông Chấn
giết chết nạn nhân. Do đó, phiên tòa sơ thẩm của TAND tỉnh Bắc Giang và phiên
phúc thẩm của TAND tối cao đều tuyên phạt ông Chấn mức án tù chung thân.
Trong khi
đó, những nhân chứng và tài liệu do phía ông Chấn và người nhà đưa ra để chứng
minh ông Chấn vô tội lại không được xem xét. Cụ thể bà Phạm Thị Nhâm (trú tại
thôn Me) có giấy xác nhận “19g20 tối hôm đó tôi ra quán tôi ra quán nhà anh Chấn
để mua kẹo thì gặp anh Thục vào gọi điện và chính anh Chấn là người bấm máy cho
anh Thục gọi, lúc đó có ông Quyền mua mắm cũng biết”. Bảng kê điện tử tự động
thanh toán tiền điện thoại của nhà ông Chấn cũng thể hiện cuộc gọi đi số 566075
của anh Thục ngày 15-8 gọi từ 19g19ph51gy đến 19g20ph31gy. Điều này chứng tỏ ông
Chấn có mặt tại nhà vào thời điểm xảy ra vụ án.
Tháng
10-2013, vụ án xuất hiện tình tiết mới, nghi phạm gây án ra đầu thụ Nghi phạm này
là người cùng thôn Me với ông Chấn. Tại cơ quan điều tra, nghi phạm khai nhận hành
vi phạm tội của mình. Cơ quan điều tra, Viện KSND tối cao cũng xác định những lời
khai của nghi phạm này khớp với nội dung vụ án. Theo đó, tối 15-8-2003, nghi phạm
Lý Nguyên Chung có đến nhà nạn nhân mua hàng. Nghi phạm thấy chị H. có tiền nên
nảy lòng tham, dung vũ lực cướp tài sản nạn nhân. Do bị chống cự nên Chung cầm
do đâm chết nạn nhân rồi bỏ trốn vào một tỉnh tại tây nguyên sinh sống cho đến
khi ra đầu thú. Đây là cơ sở để Viện KSND tối cao kháng nghị hai bản án đối với
ông Chấn.
Ông Chấn
có mẹ già là bà Phạm Thị Vì (vợ liệt sĩ), năm nay đã 78 tuổi. Vợ là Nguyễn Thị
Chiến từ khi chồng bị án, chị gửi đơn khiếu nại nhiều nơi để minh oan cho chồng,
bốn con của anh Chấn phải bỏ học, trong đó có người con gái Nguyễn Thị Quyên phải
đi lao động nước ngoài để lấy tiền chăm lo cho gia đình.
Luật sư
Nguyễn Đức Biền cho biết:
"Được chỉ định
bào chữa cho ông Nguyễn Thanh Chấn từ phiên tòa sơ thẩm, sau khi đọc hồ sơ và
tham gia thẩm vấn phiên tòa, tôi thấy chứng cứ buộc tội ông Chấn quá lỏng lẻo,
không thuyết phục.
Tôi nhớ rõ
vụ án thế này: cáo trạng thể hiện hôm ấy ông Nguyễn Thanh Chấn đi múc nước, trên
đường về thì nảy sinh ý định sàm sỡ chị H., nhưng chị không đồng ý. Lúc đó ông
Chấn nảy sinh ý định giết chị H., ông Chấn về nhà và mang chuôi dao đi vứt. Đọc
hồ sơ tôi thấy có mấy chứng cứ buộc tội ông Chấn đều lỏng lẻo. Tại phiên tòa, tôi
đã bày tỏ quan điểm với từng chứng cứ, thứ nhất là chứng cứ về thời gian. Thời
gian ông Chấn đi múc nước là áng chừng, không chính xác và không thuyết phục.
Chứng cứ thứ hai cơ quan điều tra buộc bị cáo mô tả đồ vật trong nhà bị hại thì
bị cáo làm rất thành thục, tôi đã nêu rõ vì nhà bị cáo và bị hại rất gần nhau,
ngày nào cũng sang nhà nhau chơi thì mô tả đồ vật trong nhà không có gì khó. Chứng
cứ thứ ba là vết bàn chân để lại hiện trường vừa với chân ông Chấn cng không
thuyết phục. Quan trọng nhất ông Chấn có chứng cứ ngoại phạm là khi vụ án xảy
ra, ông Chấn đang gọi điện thoại, bưu điện có in danh sách cuộc gọi này. Lúc
tranh tụng với viện kiểm sát, tôi bày tỏ quan điểm lời khai của bị cáo phải phù
hợp với chứng cứ và phải có viện dẫn cụ thể nhưng viện kiểm sát phản bác và giữ
nguyên quan điểm truy tố bị cáo tội giết người".
Chủ tịch nước yêu cầu khẩn trương minh oan, đền bù
Ngày
4-11, văn phòng chủ tịch nước đã có văn bản gửi bộ trưởng Bộ Công an, viện trưởng
Viện KSND tối cao, chánh án TAND tối cao thông báo ý kiến của Chủ tịch nước về
vụ án này. Theo thông báo, Chủ tịch nước có ý kiến yêu cầu bộ trưởng Bộ Công an,
Viện trưởng viện KSND tối cao, chánh án TAND tối cao chỉ đạo giải quyết đúng
theo qui định của pháp luật, khẩn trương minh oan, đền bù, khôi phục đầy đủ quyền
lợi hợp pháp của những người bị oan, điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm minh người
phạm tội và những sai phạm của các tập thể, cá nhân thuộc các cơ quan tiến hành
tố tụng đã điều tra, truy tố, xét xử oan đối với ông Nguyễn Thanh Chấn và báo cáo
Chủ tịch nước kết quả giải quyết.
“Trách nhiệm là của Quốc hội, của tòa án tối cao …”
Ngày
4-11, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Minh Năng (chủ tọa phiên xét xử sơ thẩm
đối với ông Nguyễn Thanh Chấn năm2004) nói: “Tôi
quên phiên xử đó rồi. Có gì nhà báo cứ xem bản án. Giờ tôi không trả lời gì được
đâu. Hồi xưa xét xử thì dựa vào chứng cứ, tài liệu vụ án, chứ giờ vụ án đã lâu
không nhớ nổi. Giờ bị cáo bị oan sai thì trách nhiệm là do Quốc hội chứ biết
sao được, tốt nhất là nhà báo đừng hỏi nữa”. Theo ông Thân Quốc Hùng (chánh
ăn phòng TAND tỉnh Bắc Giang), ông Năm bị tai nạn giao thông năm 2010, bị ảnh
hưởng đến não và giờ đang chữa bệnh.
Còn ông
Trần Văn Duyên (69 tuổi, nguyên thẩm phán TAND tỉnh Bắc Giang, thẩm phán phiên
xét xử sơ thẩm năm năm 2004, đã nghỉ hưu từ năm 2006) nói: “Đã có sự phân cấp rồi, chúng tôi xử sơ thẩm mà cấp phúc thẩm y án thì
chứng tỏ có đủ căn cứ kết tội bị cáo về tội giết người. Cấp phúc thẩm tuyên y
án thì có nghĩa chúng tôi xử đúng rồi và chúng tôi cũng không có trách nhiệm
gì, giờ vụ án có sai thì trách nhiệm thuộc về cấp phúc thẩm của tòa tối cao”.
Chúng ta đã
biết vụ án được sáng tỏ nhờ kẻ gây án mạng Lý Nguyên Chung ra đầu thú, đưa ra ánh
sáng vụ án oan sai. Bà Lê Thị Nga phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho
rằng từ năm 2003 đến 2013, gia đình nạn nhân Nguyễn Thanh Chấn đã kêu oan liên
tục mà không được xem xét thấu đáo qua thủ tục phúc thẩm và giám đốc thẩm.
Văn phòng
chủ tịch nước gửi văn thư đến Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưỏng Viện KSND, Chánh
án TAND tối cao để yêu cầu xét xử minh oan cho người vô tội, điều tra xử lý những
người có trách nhiệm gây ra oan sai cho nạn nhân.
Chúng ta thấy vụ án oan sai đã rõ, nhưng chủ tọa cũng như thẩm phán phiên
tòa đều vô tư, phủi tay lại gán trách nhiệm cho Quốc hội, TAND tối cao. Lương tâm của người cầm cân nảy mực ở đâu ? Đã bị đánh rơi lúc nào, chỗ nào ? Trong khi ngoài xã hội người ta đang đốt đuốc, gào thét giữa bãi sa mạc không người để tìm công lý, đánh động lương tâm đã ngủ yên, vắng mặt từ lâu của những người có chức quyền. Những câu chuyện, tin tức trên báo hàng ngày, làm cho tôi liên tưởng đến những vụ án
mà Tuần Lý Huỳnh Khắc Dụng một thẩm phán chế độ cũ viết trong tập truyện Hé Lòng.
Tôi cũng
nhớ tới một truyện hình như đăng trong tạp chí Kiến thức Ngày Nay trước năm 1975, đại loại truyện ấy như sau:
Ở Pháp có
xảy ra một vụ án mạng cha giết con, người cha nhận tội, bị tòa kết án tử hình.
Đến gần
hai mươi năm sau, một đứa con gái khác của người bị án tử hình, ra trước tòa án
địa phương tự thú rằng, khi còn nhỏ vì thấy cha thương yêu đứa em gái, con của
người vợ kế của cha mình, cô ta ganh tị nên giết em, sau khi đã giết em rồi đem dấu xác sau nhà, khi bị nhà chức trách phát hiện, người cha có nhìn thấy vết máu
trong tay áo con gái mình, nhưng người cha đã nhận tội để thay thế cho con.
Tòa có đủ
chứng cớ rõ ràng, người con gái lớn giết chết em khác mẹ của mình vì ganh tị, tòa
trước kia đã kết án sai, giết chết oan một người dân vô tội. Ông chánh án quyết
định phục hồi danh dự cho người chết bằng cách, ông cầm một lá cờ trắng đi đầu,
theo sau là những viên chức của tòa, cùng đi đến mộ người thụ án tử hình kia, cắm
xuống đó lá cờ trắng, tượng trưng cho sự trong sạch của người chết, tưởng nó cũng
tượng trưng cho sự bất lực của công lý, vì không thể nào đền bồi được sinh mạng
của một người bị oan sai, để cứu mạng cho con gái của mình.
Sg
6-11-2013
No comments:
Post a Comment