Năm nay tôi
xem tin tức trên truyền hình SBTN, thấy có nhiều nơi tổ chức ngày lễ kỷ niệm
Hai Bà Trưng ở nhiều Tiểu Bang của Mỹ, Úc Châu. Có thể nói tổ chức rất trọng thể,
nhưng phần lễ bái thì không giống như ở quê tôi.
Ngày trước
ở nhà quê, từ khi lên mười tuổi, tôi thích xem các cô dâu lạy Xuất Giá, nhất là
trong gia đình con cháu ông Phủ, họ luôn luôn gìn giữ nếp xưa, tôi biết nam phái
và nữ phái lạy khác nhau. Trên 60 năm tôi rời xa quê, không có dự lễ Lạy Xuất
Giá nên không biết nó bắt đầu thay đổi từ lúc nào, nhưng xem được vài video
clip, thấy nó đã thay đổi nhiều. Có đám Vu quy, thấy ông nội cô dâu thắp hương
bàn thờ, rồi cô dâu đi mời rượu từ ông nội, theo vai vế đi lần xuống hàng anh,
chị.
Ngày xưa,
Lễ Xuất Giá cử hành khoảng 9 hay 10 giờ đêm, lúc đó công việp bếp núc đã xong,
mọi người rãnh tay, một người đàn bà là mẹ, cô hay dì hay thân nhân nào đó, thắp
hương lên bàn thờ gia tiên (ông bà) rồi lạy bốn lạy cho cô dâu xem, ngay sau đó
cô dâu ăn mặc chỉnh tề, áo dài, đầu tóc vén khéo bắt đầu lạy bàn thờ ông bà,
khi đó người mẹ hay cô, dì đứng bên cạnh quan sát ghi nhận, nếu cô dâu lạy sai,
người ta chỉ dẫn và bắt cô dâu lạy cho đúng cách, khi đã lạy đúng cách rồi, cô
dâu mới rót rượu hay lấy trầu cau trong khay trầu rượu, dâng cho ông bà, rồi
cha mẹ, chú bác, cô dì và anh chị rồi lạy mỗi người 2 lạy, nếu ai cho thì xá.
Ngược lại, ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, anh chị em sẽ cho quà cho cô dâu là
nữ trang hay tiền bạc để làm của sau nầy.
Nếu lễ rước
dâu trong đêm, Lễ Xuất Giá sẽ được cử hành trước đó chừng một giờ, có khi lễ
này xảy buổi chiều hoặc chạng vạng tối.
Khi nhà
trai đến rước dâu, lúc đôi tân hôn làm lễ gia tiên, họ phải lạy đúng quy cách,
chú rể cung tay, lạy lên gối xuống gối, cô dâu cũng cung tay, ngồi "xếp
chè he", hai chân bỏ ra sau về một phía, không phải đứng lên, ngồi xuống mỗi
lạy, nhưng phải nhịp nhàng lạy theo chú rể.
Tôi cố gắng
tìm trên Youtube từ Việt Nam cho đến hải ngoại, không thấy có chỗ nào có người
nữ lạy đúng cách hay giản cách. Ngay cả những vị nam giới Chánh tế hay Bồi Tế,
tế lễ trong khi lễ thần hoàng phần đông cũng không đúng cách, hình như ngày nay
người ta quên Nghi Thức Lạy khi Tế Lễ, hoặc người ta đơn giản, đơn giản dần dần
mất hết nét văn hóa của chúng ta, rồi đây những thế hệ tương lai sẽ không còn
biết nghi thức lễ lạy của nam phái và nữ phái như thế nào.
Cách nay
chừng 4, 5 năm tôi có được xem một Video Clip trên Youtube, về lễ rước Sắc Thần
của Đình Châu Phú, Châu Đốc tỉnh An Giang, trong đó có một đoạn quay hai người
phụ nữ thuộc Nhà Lớn - gần bệnh viện Châu Đốc - nơi giữ Sắc Thượng Đẳng Thần Lễ
Thành Hầu, đã lễ thần theo đúng quy cách, tiếc rằng nay tìm lại không thấy nữa.
Tưởng nên
xem đoạn Video Clip về Tế lễ đức Tả quân, chúng ta sẽ thấy những vị Chánh tế và
Bồi tế lễ lạy theo quy cách:
Cũng có
thể xem phần Lễ bái trong Lễ Kỳ Yên (Cầu An) ở xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng
Tháp:
Chúng tôi
cũng có bài viết về quy cách lễ lạy nầy của phái nam và phái nữ:
Thiết tưởng
những buổi Lễ lớn, nên Tế Lễ theo đúng quy cách, để gìn giữ bảo tồn phong tục,
nghi lễ của chúng ta, để cho các thế hệ trẻ biết được quy cách lạy của người đàn
ông và đàn bà như thế nào.
Cố gắng
tránh trình diễn sai quấy những lễ nghi cổ truyền, để cho hậu sinh khỏi hiểu lầm
rằng đó là phong tục tế lễ, lễ lạy trong gia đình. Lễ lạy theo quy cách chẳng
những đó là nét văn hóa đẹp chúng ta cần gìn giữ, bảo tồn mà còn phải truyền bá
để cho mọi người cùng biết, cùng gìn giữ.
Mặc áo dài,
đội khăn đóng là chúng ta đã ăn mặc theo phong tục cổ truyền, nhưng cũng cần lưu
ý thêm, ngày xưa màu vàng chỉ dành cho hàng vua chúa, hoàng thân, quốc thích
cho nên có danh từ hoàng phái để chỉ cho những hạng người nầy.
Màu đỏ, dành
cho những vị thần linh như thần hoàng bổn cảnh, còn những người dân thường chỉ
mặc áo vải đen, người giàu có mặc gấm lụa màu xanh, có bông trắng, người ta thường
gọi nôm na là "mình xanh bông bạc".
Khăn đóng
của thường dân hay quan lại, thường là khăn đen hoặc màu thích hợp với màu áo,
khăn đàn ông có 7 lớp, tượng chưng cho thất phu, quan lại có 5 lớp, tượng trưng
cho ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), dưới bảy lớp đó có chữ nhân 人.
Học giả Trương
Vĩnh Ký
Khăn đóng của
vua thay vì chữ nhân là chữ nhất 一.
Vua Khải
Định
Với những
trang phục của đào kép gánh hát, trang phục, mũ mão của họ cho phù hợp với vai
trò tuồng tích, còn người thường chúng ta, thiết tưởng nên gìn giữ những gì tiền
nhân đã qui định.
Do đó nam
phái chỉ nên mặc áo dài màu đen hay xanh đậm (màu thâm) với bông trắng hoặc ngũ
sắc, còn áo màu đỏ dù là người thượng thọ, trên trăm tuổi cũng không nên mặc
màu đỏ. Còn nữ phái có thể mặc nhiều màu sắc, nhưng cũng nên tránh màu vàng và
màu đỏ, dù người Trung Hoa chọn màu đỏ tượng trưng cho may mắn.
Tuy
nhiên, người nào cứ nghĩ mình là hoàng phái hoặc tuổi hạc kém chi thần linh thì
cứ mặc màu vàng, màu đỏ.
Văn hóa vẫn
cứ đổi thay, nếu nó mang lại những điều tốt đẹp cho đời sống của mọi người
trong xã hội.
5-IV-2015
Cảm ơn những thông tin quý giá đã chia sẻ.
ReplyDelete