Trong những ngày tù tội trên rừng Kà-Tum thuộc tỉnh Tây Ninh, giáp giới Kampuchea, tôi được chỉ định làm B Trưởng của B11, C3, D2, E6, F5. Nó có nghĩ là Trung đội 11, Đại Đội 3, Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 6, Sư Đoàn 5 Cải tạo. Gồm có 2 Tiểu đội, thường gọi là A1 và A2.
A1 do anh
Trần Hữu Thế, kỷ sư hàng không làm A Trưởng và A2 do anh Trần Văn Ân làm A Trưởng.
Nguyên B 11 do anh Nguyễn Phương Điền làm B Trưởng, anh Vũ Duy Thanh, giáo sư ở
Cao Lãnh làm B phó, anh Điền được Quảng giáo cho biết, anh được cho về để trị bệnh
phong (Hansen), do đó tôi được anh Trần Ngọc Tập, Khối trưởng Khối 3 (C3), vốn
là Đội Trưởng Đội 1, Tiểu Đoàn 1 ở Trảng Lớn đề nghị tôi thay thế anh Điền, tôi
vốn là tay búa tạ ở Lò Rèn từ Trảng Lớn chuyển lên cũng làm Lò Rèn ở Kà-tum. Về
sau anh Trần Hữu Thế và Trần Văn Ân chuyển trại, anh Lê Thành Nhân thay anh Thế
và anh Nguyễn Ngọc Bích thay anh Ân.
Anh Phạm
Ngọc Quỳnh, được chỉ định làm quản kho của B, anh ở riêng trong nhà kho chứa gạo,
đường, muối, dụng cụ …, anh Nguyễn Tấn Đước và anh Nguyễn Văn Điển tình nguyện
làm bếp quanh năm.
Về sau,
Tiểu đoàn có thành lập một Đội mộc, chuyên xẻ gỗ để đóng hòm cho cải tạo viên
khi bệnh tật hay tai nạn chết người, cất Hội trường và láng trại, nhưng cũng
đóng bàn ghế vật dụng bằng gỗ cho Tiểu Đoàn dùng, anh Phan Tiến Liên và anh Trần
Văn Hồng tình nguyện vào Đội mộc nầy.
Trong B của
tôi, phân nửa thuộc thành phần giáo chức biệt phái đông nhứt là Trường Ngô Sĩ
Liên, Sinh hoạt học đường, có thầy Chu Trung Hưng là giáo sư Cao Thắng, lúc tôi
học đệ nhị cấp ở Cao Thắng, thầy Chu Trung Hưng đã vào dạy trường nầy, nhưng
không có dạy tôi, giáo chức biệt phái hầu hết mang cấp bậc Trung Úy, thành phần
còn lại là quân nhân chuyên nghiệp, trong đó có hai anh phi công là Nguyễn Ngọc
Bích và Trần Tòng Danh.
Anh Nguyễn
Thấn Hưng, xuất thân từ Đà Lạt, cấp bậc Trung úy, tôi không rõ anh thuộc khóa mấy
của Võ Bị Đà Lạt, anh có vợ ở Đại lộ Hàm Nghi, khu Chợ Cũ. Cũng có một anh
Trung úy Hải quân đó là Lê Thành Nhân. Có anh Thanh, còn trẻ, người vạm vỡ, nước
da sạm nắng, Thanh thuộc Phòng Kỹ thuật Bộ Tổng Tham Mưu. Sau nầy ra trại có một
anh đã cùng Thanh từ Suối Máu chuyển lên, gặp tôi anh ta cho biết Thanh làm
antene, đã chỉ điểm anh ta và vài anh có kế hoạch trốn trại, nên họ đã bị chuyển
trại. Tôi nhớ lại, thời gian đó Thanh bị kêu lên Bộ chỉ huy Trại, để làm báo
cáo vì "Thanh để mất cái dao đi rừng". Lúc đó, tôi chỉ nghĩ con dao
đi rừng chỉ là con dao phay, do Lò rèn của trại rèn ra, có đáng gì mà phải gọi lên
Tiểu đoàn báo cáo ? Nhưng đó là cái lý để Thanh lên Tiểu đoàn cung cấp rõ chi
tiết.
Ngày nay,
theo năm tháng đã gần 40 năm qua rồi, những thành viên ấy, có người tôi còn nhớ
gương mặt, giọng nói của họ, nhưng nhiều người tôi đã quên, ngay cả người nằm cạnh
tôi, tôi cũng không còn nhớ được hết, vì thỉnh thoảng cứ vài tháng có chuyển trại,
một số đến, một số ra đi.
Tôi chơi
thân với Trần Ngọc Tân từ Trảng Lớn, chuyển lên Kà Tum, cùng ở B10, rồi tôi bị
bóc sang làm B trưởng B11, nên vẫn chơi với Tân với Phạm Ngọc Quỳnh, Huỳnh Hữu Ủy
cùng bàn luận về văn chương học thuật cho đoạn tháng, qua ngày.
Những ngày
mới tới Kà-tum, tôi cũng hay chơi với Lê Đình Cần, là giáo sư Trung học kỹ thuật
Cao Thắng, anh và tôi đồng môn Cao Thắng từ những năm 1958, khi cùng học Đệ ngũ
trường nầy, về sau ít gặp nhau mặc dù láng trại của anh và của tôi cách nhau chừng
10 thước. Bây giờ, nghĩ lại mới thấy mình thiếu quan tâm tới bạn.
Trong B của tôi những ngày đầu có bác sĩ Hoành,
anh Hoành cứ tối tối kể chuyện "Tiếu
ngạo giang hồ", bạn tù bu quanh anh nghe mê say, sau anh được biên chế
làm bác sĩ tại phòng y tế của Khối, làm việc với anh Vệ sinh viên tên Đoàn, nên
anh chuyển sang ở phòng y tế, sinh hoạt riêng, ngoài ra còn có dược sĩ Băng, dược
sĩ Chữ, sau họ chuyển trại.
Riêng dược sĩ Băng nằm cạnh tôi một thời gian
ngắn rồi chuyển trại, anh đã dạy tôi một bài học, để tôi nhớ tới anh mỗi khi bị
thương tích.
Nguyên một hôm tôi bị một mục ghẻ nhỏ, tôi cà
thuốc trụ sinh rắc lên, rồi ngay sau đó tôi lấy thuốc đỏ bôi thêm, thấy thế dược
sĩ Băng nói với tôi:
- Anh Tông! Anh biết trụ sinh nó là một thứ
vi khuẩn, dùng để diệt vi khuẩn ghẻ, còn thuốc đỏ (mercurochrome) là thứ thuốc
diệt vi khuẩn, cho nên anh đã dùng tetra, lại bôi thuốc đỏ lên, nghĩa là anh đã
diệt vi khuẩn ghẻ cũng như vi khuẩn chống ghẻ, tóm lại là thuốc đỏ diệt cả vi
khuẩn xấu lẫn tốt.
Còn dược sĩ Chữ, một hôm anh nói với tôi:
- Anh Tông! Tôi thấy một tổ ông mật, trưa mai
công tác xong, anh đi theo tôi vào rừng, chúng ta lấy mật ông. Tôi đồng ý ngay,
vì trong trại ai cũng cần đường với muối, nhưng cũng tự hỏi sao anh ta lại chọn
tôi, mà không chọn người khác, trừ giải đáp để cho tôi biết anh ta đi đâu và
làm gì.
Hôm sau công tác xong xuôi, đã xế chiều dược
sĩ Chữ tìm tôi nói:
- Chúng ta đi!
Anh đi trước, tôi đi theo, tôi chẳng hỏi anh
cũng chẳng nói chi, trong khi đi, tôi nhớ lúc còn nhỏ ở trong vườn cây sau nhà
tôi cũng có một tổ ong mật, nghe nói tổ ong mật ở chỗ nào, nơi đó có tổ ong vò
vẽ, ong nầy chích vào người, đau nhức vô cùng, nộc độc của nó gây cho người ta
bị nóng lạnh, do đó muốn lấy tổ ong mật, người ta dùng một bó đuốc để xua đuổi
ong vò vẽ, ong mật bay đi người ta mới lấy tổ ong.
Đi qua khỏi một cái trảng khi tới một cánh rừng,
Chữ dừng lại và bảo tôi:
- Anh đứng chờ ở đây, tôi trang bị chống ong
đánh xong, một mình tôi vào đó, rủi có bề nào tôi gọi anh hẳn vào tiếp cứu tôi,
bằng không cứ ở đây chờ.
- Được rồi, tôi ở đây quan sát anh, cần gì
anh cứ gọi tôi.
Trong khi chúng tôi trao đổi qua lại thì dược
sĩ Chữ mặc chiếc áo mưa trắng, trên đầu trùm một bao nylon trong để có thể nhìn
thấy mọi vật, hay tay anh cũng trùm hai bao nylong rồi bó lại và giữ nó bằng
dây thun. Xong xuôi, dược sĩ Chữ vẫy tay chào tôi rồi quay lưng đi.
Tôi nhìn anh giống như một phi hành gia,
trang bị khi bước ra khỏi phi thuyền trên vũ trụ. Tôi thấy rõ những động tác của
anh khi anh đến tổ ong, chỗ đó cách tôi chừng 30 thước, có lúc anh quơ tay lia
lịa, tôi đoán chừng anh đang xua đuổi những con ong, chúng đang bảo vệ tổ của
chúng, có đến chừng năm phút anh mới rời chỗ đó, đi một đoạn ngắn, anh cởi bỏ
bao nylon trùm đầu và hai tay, anh vất bỏ những bao nylon, tay không cầm chi cả.
Khi đến gần chỗ tôi đứng, anh nói:
- Tôi tưởng đó là tổ ong có mật, nhưng không
phải anh Tông ơi, nó mới làm tổ mà thôi !
Tôi và anh cùng cười xòa, đi trở về láng lại
hẹn hôm nào đi chặt cây bứa, lấy quả ăn có nhiều vitamin C.
Chẳng riêng gì B tôi, thỉnh thoảng có một số
được lịnh chuyển trại, phần nhiều là họ bị chuyển địa điểm khác, chúng tôi chẳng
thể nào biết họ đi đâu, cũng có những người từ trại nào đó như ở Biên Hòa, ở Đồng
Ban chuyển tới, hoặc ở Tiểu Đoàn 6 là tù binh, đơn vị nầy bị giải thể, phân bổ
về các Tiểu đoàn còn lại, hoặc Tiểu Đoàn 5 quân số học tập cải tạo bị giải thể,
phân bổ về các Tiểu đoàn 1, 2, 3, 4.
Trong đợt nầy, B chúng tôi tiếp nhận một số
anh, trong đó có anh Huỳnh Hữu Ủy và Vũ Hải Thuận, anh Thuận bị bệnh từ trước,
về B11, anh tiếp tục được nghỉ công tác để điều trị và tịnh dưỡng, hàng ngày
vào buổi chiều, tôi phải đến giường của anh để thăm hỏi bệnh tình, đến tối họp
gồm có Khối trưởng và các B trưởng, gọi là giao ban, các B trưởng báo cáo quân
số khiển dụng trong B, từ đó Khối trưởng giao công tác trong ngày như đi rừng lấy
cây cất láng, cắt cỏ tranh lợp láng, cuốc đất trồng đậu, trồng bắp, lên vồng trồng
khoai lang, khoai mì, đào giếng …
Vài tháng sau, Vũ Hải Thuận đã khỏi hẳn bệnh,
được phân công tác hằng ngày. Một hôm vào buổi tối, anh tìm gặp tôi ở ngoài
sân, anh và tôi cùng đi vòng trong sân trại, như những người khác đi tập thể dục.
Bỗng dưng anh hỏi tôi:
- Anh Tông có muốn đi về sớm không ?
- Sao anh hỏi lạ vậy ? Ở đây ai mà không muốn
đi về !
- Để tôi nói cho anh nghe, bố tôi trước kia
làm Sư trưởng của Sư đoàn nầy, mang quân hàm Đại tá, nay đã về hưu, chỉ còn làm
việc cho đảng ở Hà Nội. Ông có vào thăm tôi, họ kêu tôi lên Trung đoàn ngủ với
bố tôi một đêm, tôi nói bố có lý tưởng của bố, con có lý tưởng của con. Anh biết
tôi là Sĩ quan tâm lý chiến mà! Rồi bố tôi về Sàigòn làm hồ sơ bảo lãnh cho
tôi, nhưng giấy tờ chưa xong, bố tôi phải về Hà Nội nên đã dẫn fiancée của tôi
đến Đoàn 500 ở Hóc Môn giới thiệu với họ, để fiancée của tôi, thay mặt bố tôi
tiếp tục theo dõi giấy tờ.
Tôi nói với Thuận:
- Bố anh là Đại tá bảo lãnh cho anh, tôi
không biết lúc nào, nhưng từ ngày anh chuyển tới đây cũng đã 2, 3 tháng mà anh
chưa về. Còn tôi, nội ngoại không hề có ai theo cách mạng, ai sẽ bảo lãnh cho
tôi được về ?
- Để tôi nói cho anh nghe, có một trong 2
cách, người nhà của anh xin cho anh giấy "Hồi hương lập nghiệp" hoặc
xin đi "Kinh tế mới", có chánh quyền địa phương chấp thuận, người nhà
của anh đưa giấy tờ đó cho fiancié của tôi, fiancée của tôi sẽ nạp cho anh, vì
được ba tôi giới thiệu, nên fiancée tôi đã quen nhiều người ở đó, tin tôi đi,
chúng tôi sẽ giúp anh.
- Có phải tốn tiền bạc, vòng vàng gì không ?
- Không! Bảo đảm với anh không tốn chi cả. Nếu
anh đồng ý, anh gửi thư cho người nhà của anh lo giấy tờ và tôi cho địa chỉ
fiancée của tôi để hai bên liên lạc nhau. Còn tôi, tôi sẽ viết thư cho fiancée
của tôi giúp anh.
Theo gợi ý của Thuận, tôi làm y theo lời dặn
và vài tháng sau, tôi được hồi hương lập nghiệp, còn Thuận đã về trước. Khi tôi
được thả về, tìm đến nhà thăm anh, người nhà cho biết anh đã vượt biên đi rồi.
Khi Thuận bệnh còn yếu, người nhà lên thăm
nuôi, Huỳnh Hữu Ủy phải đi kèm để giúp đỡ Thuận, nhờ đó quen biết với cô giáo,
em gái của Thuận. Sau nầy Huỳnh Hữu Ủy được "Tạm tha" về sống ở
Sàigòn, nghe nói quê anh ở Thừa Thiên - Huế. Khoảng năm 1980, anh và tôi có lần
gặp nhau, ngồi ở Brodard uống cà phê, ôn lại những ngày gian khổ trong trại
Kà-tum. Về sau nghe đâu Ủy đã kết hôn với em gái của Thuận. Từ đó tới nay tôi
chưa gặp lại Ủy cũng như Thuận, để nói lời "Cám ơn", nhờ Thuận tôi được
về sớm.
Trong trại, không có giấy để viết mà ở ngoài
thời đó giấy cũng khan hiếm, nên tôi dùng giấy tập vở học trò, mỗi tờ cắt làm
đôi, đóng lại làm thành quyển sổ tay, để ghi chép khi học tập, ghi công tác được
phân, lần đầu tôi ghi chép bằng bút chì, sau khi đã dung một lượt bút chì, tôi
dùng bút mực ghi chép đè lên, nhờ đó ngày nay trong sổ tay nầy tôi còn giữ được,
có ghi chép những bài thi ca như 408 câu Chinh
phụ ngâm, Khuê phụ thán của Vương
Xương Linh, Độc Tiểu Thanh Ký của thi
hào Nguyễn Du và trong đó, tôi cũng ghi chép lại bài dịch Thạch Hào Lại của
mình:
Chiều hôm khách trú Thạch Hào
Đến đêm bọn lính ồn ào bắt dân
Vượt tường, ông lão thoát thân
Để bà ra ngỏ một thân đón chào
Một hai chúng nạt ồn ào
Một điều bà lão kêu gào khổ thân
Trước nghe bà kể dần dần
“Ba trai đi lính giữ chân Nghiệp Thành
Một trai thư gửi chẳng lành
Hai trai mới bị chiến tranh lìa đời
Đứa còn thừa sống chơi vơi
Cả hai đứa mất chuyện đời cũng phai
Trong nhà lại chẳng có ai
Duy còn cháu nhỏ hàng ngày sữa nuôi
Mẹ cháu dứt sữa nào xuôi
Ra vào quần áo được tươi tốt gì
Già này tuy sức đã suy
Xin cùng mấy chú đêm đi theo về
Hà Lương cấp dịch trọn bề
Vì còn buổi sáng được nghề nấu ăn
Đêm trường im bặt nói năng,
Như nghe ấm ức khóc than kiếp người
Rạng ngày khăn gói về xuôi,
Chỉ cùng ông lão ngậm ngùi chia tay.
Đến đêm bọn lính ồn ào bắt dân
Vượt tường, ông lão thoát thân
Để bà ra ngỏ một thân đón chào
Một hai chúng nạt ồn ào
Một điều bà lão kêu gào khổ thân
Trước nghe bà kể dần dần
“Ba trai đi lính giữ chân Nghiệp Thành
Một trai thư gửi chẳng lành
Hai trai mới bị chiến tranh lìa đời
Đứa còn thừa sống chơi vơi
Cả hai đứa mất chuyện đời cũng phai
Trong nhà lại chẳng có ai
Duy còn cháu nhỏ hàng ngày sữa nuôi
Mẹ cháu dứt sữa nào xuôi
Ra vào quần áo được tươi tốt gì
Già này tuy sức đã suy
Xin cùng mấy chú đêm đi theo về
Hà Lương cấp dịch trọn bề
Vì còn buổi sáng được nghề nấu ăn
Đêm trường im bặt nói năng,
Như nghe ấm ức khóc than kiếp người
Rạng ngày khăn gói về xuôi,
Chỉ cùng ông lão ngậm ngùi chia tay.
Huỳnh Ái Tông
28-5-1977
Nguyên
tác Thạch Hào Lại của Đỗ Phủ:
石 壕 吏
杜 甫
暮 頭 石 壕 村
Mộ
đầu Thạch Hào thôn
有 吏 夜 捉 人
Hữu lại dạ tróc nhân
Hữu lại dạ tróc nhân
老 翁 踰 牆 走
Lão
ông du tường tẩu
老 婦 出 門 迎
Lão
phụ xuất môn nghinh
吏 呼 一 何 怒
Lại
hô nhất hà nộ
婦 啼 一 何 苦
Phụ
đề nhất hà khổ
聽 婦 前 致 辭
Thính
phụ tiền trí từ
三 男 鄴 城 戍
Tam
nam Nghiệp Thành thú
一 男 附 書 至
Nhất
nam phụ thư chí
二 男 新 戰 死
Nhị
nam tân chiến tử
存 者 且 偷 生
Tồn
giả thả thâu sinh
死 者 長 已 矣
Tử giả trường dĩ hỷ
室 中 更 無 人
Thất
trung cánh vô nhân
惟 有 乳 下 孫
Duy
hữu nhũ hạ tôn
孫 有 母 未 去
Tôn
hữu mẫu vị khứ
出 入 無 完 裙
Xuất
nhập vô hoàn quần
老 嫗 力 雖 衰
Lão
ẩu lực tuy suy
請 從 吏 夜 歸
Thỉnh
tòng lại dạ quy
急 應 河 陽 役
Cấp
ứng Hà Dương dịch
猶 得 備 晨 炊
Do
đắc bị thần xuy
夜 久 語 聲 絕
Dạ
cửu ngữ thanh tuyệt
如 聞 泣 幽 咽
Như
văn khấp u yết
天 明 登 前 途
Thiên
minh đăng tiền đồ
獨 與 老 翁 別
Độc
dữ lão ông biệt
Học giả Trần Trọng Kim
dịch:
Người Lính Xóm Thạch Hào
Chiều hôm nghỉ xóm Thạch Hào,
Ban đêm có lính xôn xao bắt người.
Treo tường, ông lão trốn rồi,
Vội vàng, bà lão đón mời ngoài hiên.
Lính la dữ dội huyên thiên,
Mụ già kể lễ nổi phiền biết bao!
Lắng nghe mụ nói tình đầu:
“Ba con đi lính ở đâu Nghiệp Thành.
Được thư một đứa tỏ tình,
Chiến trường hai đứa giao chinh bỏ mình.
Kẻ còn là tạm thâu sinh,
Kể chi kẻ khuất đã đành biệt hơi.
Trong nhà nào có một ai,
Có thằng cháu nhỏ chưa rời vú ra.
Quẩn con mẹ nó chưa xa,
Áo quần rách rưới vào ra có gì.
Già này dù sức đã suy,
Cũng xin theo lính cùng về đêm nay.
Hà dương phục dịch gấp ngay,
Việc quan thổi nấu hằng ngày cũng xuôi »
Canh khuya tiếng nói im rồi,
Còn nghe nức nở, tiếng người khóc thương.
Sáng ra khách phải lên đường,
Chỉ cùng ông lão vội vàng chia tay.
Ban đêm có lính xôn xao bắt người.
Treo tường, ông lão trốn rồi,
Vội vàng, bà lão đón mời ngoài hiên.
Lính la dữ dội huyên thiên,
Mụ già kể lễ nổi phiền biết bao!
Lắng nghe mụ nói tình đầu:
“Ba con đi lính ở đâu Nghiệp Thành.
Được thư một đứa tỏ tình,
Chiến trường hai đứa giao chinh bỏ mình.
Kẻ còn là tạm thâu sinh,
Kể chi kẻ khuất đã đành biệt hơi.
Trong nhà nào có một ai,
Có thằng cháu nhỏ chưa rời vú ra.
Quẩn con mẹ nó chưa xa,
Áo quần rách rưới vào ra có gì.
Già này dù sức đã suy,
Cũng xin theo lính cùng về đêm nay.
Hà dương phục dịch gấp ngay,
Việc quan thổi nấu hằng ngày cũng xuôi »
Canh khuya tiếng nói im rồi,
Còn nghe nức nở, tiếng người khóc thương.
Sáng ra khách phải lên đường,
Chỉ cùng ông lão vội vàng chia tay.
Có một danh sách của B11 tôi còn giữ được, có
lẽ danh sách ấy được ghi vào tháng 7 năm 1976 và sau đó thêm một số khoảng đầu
năm 1977, do Tiểu đoàn 5 giải thể chuyển tới. Nhưng lại thiếu tên một số anh từ
Biên Hòa chuyển đến sau này. Danh sách của A1 và A2 gồm có:
A1, B11, C3, D2, E6, F5:
Nguyễn Ngọc Bích
1 69/143119
Ngô Hữu Ba 1 72/151452
Thái Nguyên Đại 1 74/216415
Nguyễn Đức Ánh 1 73/145922
Phùng Thanh Liêm 1 73/147653
Nguyễn An 1 66/405376
Nguyễn Văn Đoa 1 73/152220
Lê Văn Đệ 1 71/140504
Võ Văn Xâm 1 73/146193
Vũ Duy Thanh 2 62/113608
Nguyễn Văn Điển 1 64/424894
Nguyễn Văn Bé 1 65/119124
Đặng Văn Reo 1 69/149469
Nguyễn Thái Khanh 2 64/170798
Phan Tiến Liên 1 54/400447
Trần Văn Ân 2 69/134490
Cao Ngọc Tân 2 60/130107
Nguyễn Văn Thiện 2 70/120104
Vũ Văn Cường 1 71/139830
Bùi Xuân Trường 1 72/140406
Phạm Văn Hội 1 72/146908
Vũ Hải Thuận 1 67/800257
Huỳnh Hữu Ủy 1 66/211391
Trần Tòng Danh 1 70/603338
Tạ Thiên Lộc 1 72/150205
Ngô Hữu Ba 1 72/151452
Thái Nguyên Đại 1 74/216415
Nguyễn Đức Ánh 1 73/145922
Phùng Thanh Liêm 1 73/147653
Nguyễn An 1 66/405376
Nguyễn Văn Đoa 1 73/152220
Lê Văn Đệ 1 71/140504
Võ Văn Xâm 1 73/146193
Vũ Duy Thanh 2 62/113608
Nguyễn Văn Điển 1 64/424894
Nguyễn Văn Bé 1 65/119124
Đặng Văn Reo 1 69/149469
Nguyễn Thái Khanh 2 64/170798
Phan Tiến Liên 1 54/400447
Trần Văn Ân 2 69/134490
Cao Ngọc Tân 2 60/130107
Nguyễn Văn Thiện 2 70/120104
Vũ Văn Cường 1 71/139830
Bùi Xuân Trường 1 72/140406
Phạm Văn Hội 1 72/146908
Vũ Hải Thuận 1 67/800257
Huỳnh Hữu Ủy 1 66/211391
Trần Tòng Danh 1 70/603338
Tạ Thiên Lộc 1 72/150205
A2, B11, C3, D2, E6, F5:
Nguyễn Thành Mỹ
2 62/108650
Hà Ngọc Được 1 70/153882
Chu Trung Hưng 2 55/103961
Phạm Thái Bửu 1 71/142173
Nguyễn Văn Ngà 2 57/101529
Nguyễn Phương Điền 2 62/120829
Nguyễn Tấn Đước 2 59/149829
Trần Văn Tỵ 2 60/139570
Huỳnh Ngọc Hỷ 1 70/140898
Trần Văn Hồng 2 62/209076
Tôn Quang Bình 2 67/806773
Phan Thanh Bình 1 74/138629
Bùi Quang Việt 2 66/107815
Lê Thành Nhân 2 68/701988
Nguyễn Hữu Long 2 60/174039
Nguyễn Văn Tường 2 62/124197
Nguyễn Thấn Hưng 2 69/502476
Trần Hữu Thế 2 63/126186
Hà Kim Ngọc 2 56/104936
Mai Trọng Hòa 2 57/178443
Phạm Ngọc Quỳnh 2 54/103975
Nguyễn Ngọc Lung 2 58/103449
Huỳnh Ái Tông 2 63/110602
Cao Mạnh Hùng 1 73/703157
Phan Anh Dũng 1 70/126710
Hà Ngọc Được 1 70/153882
Chu Trung Hưng 2 55/103961
Phạm Thái Bửu 1 71/142173
Nguyễn Văn Ngà 2 57/101529
Nguyễn Phương Điền 2 62/120829
Nguyễn Tấn Đước 2 59/149829
Trần Văn Tỵ 2 60/139570
Huỳnh Ngọc Hỷ 1 70/140898
Trần Văn Hồng 2 62/209076
Tôn Quang Bình 2 67/806773
Phan Thanh Bình 1 74/138629
Bùi Quang Việt 2 66/107815
Lê Thành Nhân 2 68/701988
Nguyễn Hữu Long 2 60/174039
Nguyễn Văn Tường 2 62/124197
Nguyễn Thấn Hưng 2 69/502476
Trần Hữu Thế 2 63/126186
Hà Kim Ngọc 2 56/104936
Mai Trọng Hòa 2 57/178443
Phạm Ngọc Quỳnh 2 54/103975
Nguyễn Ngọc Lung 2 58/103449
Huỳnh Ái Tông 2 63/110602
Cao Mạnh Hùng 1 73/703157
Phan Anh Dũng 1 70/126710
Tôi ra trại, sau đó có một số anh ra trại sau,
họ có đến thăm tôi như Tôn Quang Bình, tôi nhớ không rõ là Bình xuất thân là Đốc
sự hay Tham sự thuộc Học viện Quốc Gia Hành Chánh, anh có đến thăm tôi 2 lần,
sau đó không thấy nữa, tôi tin là anh đã vượt biên.
Trần Văn Ân có đến nhà thăm tôi một lần và gặp
nhau trên đường Phan Đình Phùng, gần Đoàn Thị Điểm một lần, Ân ở Quận 4.
Trần Quang Việt, nhà ở khu vực cầu chữ Y, đạp
xe ba-gác bán than đước, tôi gặp anh vài lần, trước công ty Điện lực, sau nhà
hát lớn, gần Sở Công nghiệp Tp, nơi tôi làm việc, trước là cư xá Brink nay là
khách sạn Hyatt.
Việt đã để lại trong B của tôi một huyền thoại.
Một hôm, sau khi công tác trong ngày xong,
vào buổi chiều chúng tôi đi cải thiện gồm có Nguyễn Thấn Hưng, Lê Thành Nhân,
Bùi Quang Việt, Trần Văn Tỵ và tôi đi kiếm măng le, tất cả anh em đều quen đi
vào khu rừng đó, nhưng anh Tỵ và tôi ở gần ngoài bìa rừng, còn Hưng, Nhân và Việt
chơi thân nhau nên cả ba đi sâu hơn. Anh Tỵ thấy trời u ám có vẻ sắp mưa to,
nên hú to ra ám hiệu gọi anh em về, tôi ở gần anh Tỵ nên ra sớm cùng anh Tỵ về
trước, sau đó Hưng và Nhân ra về sau nên hai anh bị ướt mưa, còn Việt không thấy
tăm hơi.
Đến 6 giờ chiều, trời vẫn còn mưa nhẹ hạt,
báo lên trại, trại cho hai vệ binh vác súng vào rừng, đi một lúc họ bắn 2 phát
súng rồi về. Có người nghi rằng Việt đã trốn trại, nhưng tôi biết anh ta đi lạc
trong lúc trời mưa, nghĩ tới cảnh đi đêm tối tăm trong rừng, trời mưa lạnh, bụng
đói, anh ta sẽ ra sao ?
Sáng hôm sau, trước giờ anh em đi công tác,
Việt lửng thửng từ Bộ chỉ huy Tiểu đoàn đi về. Sau đó anh ta thuật lại cuộc
hành trình gian khổ trong đêm qua.
Khi trời ập cơn mưa thình lình, rừng tối thui
Việt phải lần dò từng bước, nhớ lúc mình vào hướng nầy, khi đi ra đi ngược lại,
cứ len lỏi tránh lùm bụi, vạch cây nhỏ mà đi, trời vẫn mưa áo quần ướt hết thấm
lạnh, lại thêm bụng đói, nhưng cảnh rừng âm u, một thân một mình càng sợ, anh
đi gần 1 giờ bắt gặp đường mòn của xe be, nhưng không biết là phải đi hướng nào
cho đúng, rồi cứ liều mạng mà đi, trong khi đi như vậy thì nghe như ở phía trước
có tiếng người nói chuyện, anh ráng đi nhanh để bắt kịp họ, nhưng anh vẫn nghe
tiếng xì xào ở xa, anh lại lo sợ hơn vì anh nghĩ đó là tiếng "ma đưa lối,
quỷ dẫn đường", đi một lúc lâu, anh có cảm tưởng đường xe be không còn nữa,
cho nên anh quyết định đi lui và đi mò mẫm trong rừng theo đường mòn của xe be
chừng hơn 1 tiếng đồng hồ, anh bắt gặp con đường lộ, anh cũng không biết phải
đi theo hướng nào, nhưng cứ chọn một hướng mà đi.
Anh đi theo con lộ đất đỏ đó, chừng 1 tiếng đồng
hồ, anh thấy xa xa có bóng đèn, lòng mừng vô hạn vì nghĩ tới ở hướng đó có người.
Quả thật vậy, anh may mắn đi đúng hướng con đường dẫn anh về khu thăm nuôi của
trại cải tạo. Mặc dù vẫn còn cách xa trạm gác của vệ binh, anh cũng lớn tiếng:
- Báo cáo anh vệ binh, tôi bị đi lạc.
Người vệ binh khi nghe được, bảo anh:
- Anh kia, cứ tự nhiên tiến lại trạm gác.
Sau khi anh Việt đến trạm gác, người vệ binh
cho biết đã 12 giờ đêm, chỉ dẫn cho anh vào nhà bếp, lục cơm nguội ăn cho đỡ
đói và chỉ định một cái chòi thăm nuôi cho Việt ngủ qua đêm.
Vét nồi được chừng chén cơm nguội, ăn cũng đỡ
đói phần nào, nhưng anh phải chịu lạnh suốt đêm, không tài nào ngủ được. Đến 6
giờ sáng, vệ binh bảo anh về trình diện Tiểu đoàn, Quản giáo hỏi sơ qua rồi cho
anh về trại, vì biết anh thật sự đi lạc, do không có kinh nghiệm đi rừng.
Khối 3 đó, khi tôi mới chuyển trại từ Trảng Lớn
lên do Thủy làm Khối trưởng, Bách Làm Khối phó, Bách đẹp trai sống "vương
giả", ban ngày ăn mặc như những người khác, nhưng tối ngủ mặc Pyjama!
Thủy tôi không nhớ họ, anh tốt nghiệp Luật
khoa, có trí nhớ tốt, người ta bảo rằng các trại sinh trong Khối, Thủy nhớ tên
gần hết, tôi lên Ka-tum một thời gian ngắn thì Thủy chuyển trại, chừng 3 hay 4
năm sau, gặp nhau ngoài đường phố Sàigòn, Thủy nói với tôi:
- Anh Tông ơi ! Bọn mình ngu bỏ mẹ, mấy cha nội
đã gặp nhau, bàn luận với nhau hết mọi chuyện rồi, đã xong đâu vào đó, mà bọn
chúng mình nào hay biết!
Tôi thắc mắc hỏi:
- Ai họp bàn với ai ? Họ đã quyết định những
gì ?
- Thì bác Hồ với Nguyễn Văn Thiệu.
- Họ có liên lạc trao đổi với nhau à ?
- Chớ còn gì nữa!
- Nói rõ chút coi !
- Nè! Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố:
"Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn kỷ những gì Cộng sản
làm". Bác Hồ đáp lại ngay: "Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng
chân lý đó không bao giờ thay đổi".
Nghe tới đó, tôi cũng như Thủy cùng cười xòa,
nhưng nghĩ lại không khỏi thấm đau cho mình và cho mọi người dân tộc Việt. Từ
ngày đó cho đến nay, trên ba mươi năm, tôi chưa gặp lại Thủy, không hiểu đến
nay anh còn những chuyện chi thâm trầm hơn, cho những lãnh đạo và vận nước nổi
trôi này.
Bác Hồ còn để lại một câu giá trị, trên đầu môi chót lưỡi của mọi người: "Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do". Trong thời kỳ đầu, mới đi học tập cải tạo ở Trảng Lớn, có trại sinh thuộc khối 4, Tiểu đoàn 2 nhái theo: "Không có gì quý hơn đập lộn tự do", có antenne báo cáo lên Ban Chỉ huy Tiểu đoàn, anh ta bị bắt nhốt vào một căn nhà hoang, vì dám nhái lời của lãnh tụ. Đến chiều tối trời mưa, một vệ binh phải ra đó mở cửa cho anh ta vào conex để tránh bị ướt, còn anh vệ binh ngại đi vào trại vẫn ở đó trú mưa, chẳng may mưa càng lúc càng nặng hột, giông to, gió lớn, căn nhà hoang đó bị sập, gây thương tích trầm trọng làm cho anh vệ binh chết tại chỗ.
Bác Hồ còn để lại một câu giá trị, trên đầu môi chót lưỡi của mọi người: "Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do". Trong thời kỳ đầu, mới đi học tập cải tạo ở Trảng Lớn, có trại sinh thuộc khối 4, Tiểu đoàn 2 nhái theo: "Không có gì quý hơn đập lộn tự do", có antenne báo cáo lên Ban Chỉ huy Tiểu đoàn, anh ta bị bắt nhốt vào một căn nhà hoang, vì dám nhái lời của lãnh tụ. Đến chiều tối trời mưa, một vệ binh phải ra đó mở cửa cho anh ta vào conex để tránh bị ướt, còn anh vệ binh ngại đi vào trại vẫn ở đó trú mưa, chẳng may mưa càng lúc càng nặng hột, giông to, gió lớn, căn nhà hoang đó bị sập, gây thương tích trầm trọng làm cho anh vệ binh chết tại chỗ.
Hôm sau lên lớp học tập, Năm Luân chánh trị
viên Tiểu đoàn cho biết: "Chẳng những cách mạng khoan hồng tha tội chết
cho binh lính, sĩ quan ngụy những người mang nợ máu của nhân dân, mà còn lo bảo
vệ tánh mạng của trại viên, chẳng hạn như đêm qua, vệ binh thấy trời mưa lo sợ
cải tạo viên bị phạt, mưa ướt người sanh bệnh tật, nên ra chỗ nhốt mở cửa cho
trại viên vào trong trú mưa, còn vệ binh ở lại bị căn nhà sập đè nên bỏ mạng. Phải
chăng vì sự an nguy của trại viên, vệ binh không ngại nguy hiểm, nên phải bỏ mạng
thay cho anh ta. Điều đó chứng tỏ cách mạng luôn luôn lo cho các anh, để các
anh học tập tốt mau trở về với gia đình, với nhân dân."
Sau Thủy, đến Trần Ngọc Tập làm Khối trưởng,
Đàm ở B12 làm khối phó, anh em thường gọi là K Đàm, các B trưởng có: B9 anh
Mãn, B10 anh Á, B11 là tôi và B12 anh Phạm Xuân Tập.
Sau anh Trần Ngọc Tập và anh Đàm chuyển trại,
Á lên làm Khối trưởng, Phạm Xuân Tập Khối phó, trong các B trưởng tôi chỉ còn
nhớ B12 là anh Súy, còn B9 và B10 nay tôi đã quên. Nghe đồn đại rằng có một
hôm, có con kỳ nhông đi vào láng B9, các anh đập chết nó, nấu nướng rồi cùng
nhau ăn, cả mâm ấy có anh Mãn B trưởng cùng ăn, nên bị chuyển trại trọn mâm 4
người.
Anh Trần Ngọc Tập có người gần đây cho tôi biết,
sau khi ra trại, anh đạp xe đi bán từng bịt bánh cho trẻ con, có người cho biết
anh buôn bán phụ tùng xe đạp ở chợ Trần Quốc Toản, rồi vượt biên, sinh sống ở
Washington Sate.
Anh Phạm Xuân Tập sau khi ra trại, có sạp bán
quần áo Jean ở chợ Bến Thành, thỉnh thoảng tôi có tạt qua sạp của vợ chồng anh
trò chuyện, năm 1991 tôi đi rồi không rõ rồi sẽ ra sao ?
Một lần cả khối đi công tác, đấp vá con lộ đất
đỏ từ chợ Đồng Ban vào Trại, đoạn đường đó cũng dài chừng 5 cây số, đến trưa lần
lượt có thân nhân đi xe lôi, có người tay xách, nách mang quà cáp cùng thân
nhân vào trại thăm nuôi, lần đó Trần Ngọc Tân may mắn được vợ đi thăm nuôi, gặp
nhau giữa đường, anh em đồng ý để cho Tân khỏi công tác, một người chủ nhà tốt
bụng bên đường, mời vợ chồng Tân vào nhà họ nghỉ, cho đến chiều vợ Tân mới theo
đoàn công tác vào khu thăm nuôi, đăng ký chờ ngày hôm sau thăm nuôi chánh thức
từ 8, 9 giờ sáng cho đến 12 giờ trưa mà thôi.
Trước đó có anh Đài không ở B tôi, anh được vợ
thăm nuôi, hôm ấy anh Nguyễn Văn Thắng cùng A với anh Đài, phải ra khu thăm
nuôi làm công tác nấu nước, để pha trà cho khách thăm nuôi dùng. Đài dàn dựng
được Thắng hỗ trợ, che chở. Vài tháng sau Đài khoe với Thắng, qua chuyến thăm
nuôi đó vợ Đài đã có thai.
Anh Thắng cũng có chuyện đáng nói, khi còn ở
Trảng Lớn, anh gò cái lược hay cái thìa nhôm, anh dùng vỏ đạn 105 ly, lật úp đặt
trên nền đất làm cái đe, anh gõ vào cái đe vỏ đạn, trúng hạt nổ bị kích hoạt,
nó nổ vỏ đạn tức hơi bay lên đập vào trán anh tét một đường dài, máu chảy đầy mặt
mũi, phải nhờ bác sĩ Quốc may sống mấy mũi kim, sau vụ đó anh có một trái chuối
Sứ, liền đem biếu đền ơn bác sĩ Quốc, nay Thắng sinh sống ở Úc, được hưởng chế
độ như cựu quân nhân Úc.
Có một lần đến phiên tôi trực, đưa một toán 6
anh em trại viên, không thuộc B của tôi, đi ra chợ Đồng Ban, giúp Hợp Tác Xã
nông nghiệp ở đó lợp nhà kho của họ, công việc trôi chảy bình thường, tôi đã
phân công vài anh lên lợp mái, vài anh ở dưới đưa tranh lên, vài anh dừng vách,
đến khoảng 2 giờ chiều, bỗng nhiên có một tiếng nổ lớn ở gần đó, tiếng nổ vừa xảy
ra, tôi nghe một tiếng "bịt", nhìn lại có một anh từ trên mái rớt xuống,
rồi anh ta chạy vào góc nhà kho, nơi chúng tôi để vật dụng mang theo, như dụng
cụ và phần ăn trưa. Cách đó chừng hai mươi thước, có mấy con bò và một chỗ bụi
bay tung tóe, tôi hỏi anh từ trên mái nhà rơi xuống:
- Anh có bị thương tích chi không mà rơi từ
trên mái nhà xuống vậy ?
- Không có chi ?
- Anh chạy lại chỗ để vật dụng làm chi vậy ?
- Cất đồ thôi.
Tôi quan sát thấy anh ta không có thương
tích, không có máu me gì cả, nên yên trí anh ta bình thường và có mấy người bu
lại chỗ phát ra tiếng nổ và bụi bay, nguyên nhân con bò đi ăn cỏ, đạp phải mìn
nổ tung, thân con bò bị phân thây thành nhiều mảnh.
Buổi chiều về, tôi mới được biết khi tiếng nổ
xảy ra, có một miếng thịt bay đến nhà kho, anh kia từ trên mái nhà nhảy xuống
chụp cục thịt, chạy vào cất trong cái bị cá nhân.
Cũng tiếng nổ mà anh bị tét đầu, anh được miếng
thịt, chủ con bò kia bị mất một con bò là tài sản lớn của người nông dân thời bấy
giờ. Đi công tác mà được một cục thịt bò, nặng vài ký-lô như thế là được lợi to
lắm rồi đối với trại viên triền miên thiếu ăn, thiếu thịt. Mỗi năm chỉ được ăn
2 lần thịt vào dịp Tết và ngày lễ Độc lập 2 tháng 9, khẩu phần cả thịt lẫn mỡ
nhiều lắm bằng hai ngón tay, do đó cứ thèm được ăn no, được ăn thịt cá, đã tạo
nên cái đói tâm lý cho mọi cải tạo viên.
Một lần tôi đi công tác chặt cây trong rừng,
trên đường về đi ngang qua chỗ kia, thấy có mấy anh đã hạ một thân cây, đang
hái những trái chín, không ai rõ trái đó là trái tên chi, nhưng nó chín có màu
đỏ, da nó giống như trái vải, ai hạ cây có trái, trái thuộc về họ, nên tôi hỏi
xin 1 trái ăn thử, nó cũng có hột và có phần cơm như trái chôm chôm, ăn vào có
vị chua chua, ngòn ngọt.
Hôm sau được biết, mấy anh đốn hạ cây kia vì
ăn nhiều trái, nên có anh bị ói mửa, đi tiêu chảy, tôi chỉ ăn có 1 trái nên
không bị gì cả. Có ai hỏi trái đó là trái chi ? Có người trả lời: Đó là trái sặc
máu.
Có một lần Nguyễn Thành Mỹ và Nguyễn Văn Thiện
đi lạc, đến 2 ngày sau mới được đưa về trại, bị nhốt mấy hôm mới thả ra, hơn
tháng sau đi công tác trong rừng, Thiện mới nói với tôi:
- Anh Tông ! Anh tôi mới nói cho nghe, anh biết
thôi đừng nói lại cho người khác biết.
Mấy hôm chúng nhốt tôi để điều tra,
chúng đánh tôi, trước khi thả ra lệnh cho tôi về láng không được nói lại cho ai
biết.
Thiện và Mỹ tôi biết là cả hai không có âm
mưu trốn trại, chỉ vì không kinh nghiệm nên đi rừng bị lạc. Nhất là Mỹ mang kính
nặng độ, anh không được lanh lợi như người khác, về sau nghe đâu đi hớt tóc dạo
ở vùng cầu Tân Thuận, còn Thiện làm mộc ở Hợp tác xã Mộc khu Bảy Hiền.
Sau khi bác sĩ Hoành bị biên chế đi nơi khác,
phòng y tế Khối được bổ sung một anh bác sĩ khác, cùng làm việc với Vệ sinh
viên Đoàn, tôi không nhớ tên anh bác sĩ này, dáng người anh cao ráo nhưng ốm
nhom, bình thường gặp anh ta ở ngoài với vóc dáng ấy, chắc không ai nghĩ anh ta
là bác sĩ, mỗi bữa ăn anh ta chỉ ăn cơm nửa phần, nửa phần kia cho người khác,
người nhà thăm nuôi, anh mang về trại quà cáp, chỉ lấy một ít, còn lại cho, tặng
những người trong A, trong B của anh. Hàng ngày anh vẫn đi vào rừng với Vệ sinh
viên Đoàn hay đi một mình, anh tìm những dược thảo dùng để trị bệnh cho anh em.
Cho đến một ngày, anh bác sĩ đó đi rừng,
nhưng không trở về, chờ một ngày, hai ngày anh ta vẫn "biệt vô âm tín",
trại tuyên bố bác sĩ của Khối 3 đã trốn trại.
Người ta kể lại, nhóm người từ Biên Hòa chuyển
trại lên năm 1977, có một anh được phân bổ về Khối 2, ngay đêm đầu tiên cũng như
những đêm sau, khi nghe tiếng con Thạch Sùng chắc lưỡi, con tắc kè kêu anh ta đếm
rồi đoán thành quẻ, đi vào rừng thỉnh thoảng anh ta hái lá bên đường đưa vào miệng
nhai, có khi anh nhả ra, có khi anh nuốt luôn, anh ta bắt được cào cào, châu chấu,
dế, nhái đều "ăn tươi, nuốt sống".
Những người từ Biên Hòa lên, mới có 5, 6 ngày
mới đi công tác vào rừng 1, 2 lần lần thứ 3 anh ta được phân công tác vào rừng
chặt 10 gốc tre, thân bằng nửa cườm tay, dài một sải tay, dùng để bện tranh lợp
nhà, buổi trưa đến giờ cơm, anh ta chưa về, cho rằng anh ta về trễ, cơm chiều cũng
không thấy. Khối trưởng phải đi báo cáo anh ta vắng mặt, ai cũng nghĩ anh ta mới
tới không rành đường đi nước bước nên đi lạc trong rừng.
Ngày hôm sau, trại tuyên bố anh ta trốn trại,
lúc đó mọi người mới biết, anh ta có chủ mưu vì trước đó anh ta đã thử nghiệm
những thứ lá cây ăn được, để tránh ăn lá độc và tập ăn những côn trùng, đó là môn
"mưu sinh, thoát hiểm" đã học ở quân trường, nay anh ta đem ra áp dụng
cho sinh mạng của mình.
Chúng ta thấy, cả hai người trốn trại, họ chỉ
đi một mình, có dự tính sẵn người thì chịu đựng nhịn đói, người thì "ăn để
mà sống".
Quyển sổ của tôi ghi chép trong trại Học tập
cải tạo Kà-tum, phần viết bút chì nay đã lu mờ, phần viết bút mực chồng lên,
màu xanh có, đen có, đỏ có đã cho tôi nhớ lại "mười ngày khăn gói đi học tập",
đây là chánh sách, chủ trương của chánh phủ, tôi đã nghiêm chỉnh chấp hành 2
năm 2 tháng 20 ngày. Tuổi "tam thập nhi lập" của tôi đã bị gãy đổ từ
đó, gây nên hậu quả nghiêm trọng, các con tôi không được học hành tới nơi tới
chốn, nên "thầy không ra thầy, thợ không ra thợ".
Bốn mươi năm đã qua, tôi nhìn lại quyển sổ
tù, gợi nhớ đến miền Nam, một thời đứng trên một số nước Đông Nam Á, gần đây Lý
Quang Diệu mất có người nói rằng vào những năm 1960, ông Lý chỉ mong đất nước
Singapour được như Sàigòn, hòn ngọc viễn đông.
Bây giờ ngược lại, chắc người Việt Nam nào
cũng ước mong đất nước mình được như đất nước Singapour.
Lou. 31-III-2015
Quyen so tu nay cua anh phai duoc dua vao "Vien bao tang tu cai tao CS" de cac the he mai sau tim hieu the nao la CSVN !!!
ReplyDelete