Phạm Công Thiện là tên thật, bút danh ký Hoàng Thu Uyên.
Xuất thân trong một gia đình Công giáo, từ tuổi thiếu niên, Phạm Công Thiện đã
nổi tiếng là thần đồng về ngôn ngữ. Năm 15 tuổi, Thiện đã đọc và
viết thông thạo 5 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nhật, Hoa và Tây Ban Nha, ngoài ra còn
biết thêm tiếng La Tinh và tiếng Sanskrit và Pali (tiếng Phạn), một ngôn ngữ cổ
Ấn Độ dùng trong kinh Vệ Đà của Phật giáo. Năm 16 tuổi (1957), Phạm Công Thiện
đã xuất bản cuốn Anh ngữ tinh âm
Ông cũng có thơ xuất bản năm 16 tuổi: Con tàu say (Le Bateau ivre), vài năm sau, Phạm Công Thiện đã cộng
tác với các tạp chí: Bông Lúa, Bách Khoa, Phổ Thông, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ và bắt
đầu xuất bản tiểu luận Ý thức mới trong Văn nghệ và Triết học năm
1960 khi mới 19 tuổi. Trong thực tế, làm thơ hay viết văn xuôi thì ai cũng có
thể làm nếu biết đọc, biết viết cộng với niềm đam mê và có năng khiếu, nhưng để
viết một quyển tiểu luận có tính cách phê bình văn nghệ và triết học như quyển Ý
thức mới trong Văn nghệ và Triết học, không phải là một việc dễ dàng nếu
không giỏi ngoại ngữ.
Thời gian này, không được nghe nói Phạm Công Thiện đã học ở trường nào.
Như vậy, có lẽ Phạm Công Thiện đã nhờ thông minh, tự học rồi đăng ký xin thi tự
do.
Năm 1963, bị một cuộc khủng hoảng tinh thần, Phạm
Công Thiện ra Nha Trang để tịnh dưỡng và nhà thơ Quách Tấn (1910-1992) đưa đi
viếng chùa Hải Đức. Nơi đây, Phạm Công Thiện giác ngộ đạo Phật rồi tập thiền và
quy y thọ giới Sa Di, Thượng tọa Thích Trí Thủ, một vị cao tăng Phật Giáo lúc
bấy giờ. Ban cho pháp danh Nguyên Tánh.
Để có học bổng tại Viện Đại Học Yale, để đi
du học Hoa Kỳ khoảng đầu năm 1964, Phạm Công Thiện phải có bằng Tú Tài
Toàn Phần hạng Ưu hay Bình. Phạm Công Thiện xong B.A (Cử nhân) tại
Yale, và chuyển sang Columbia, nơi thầy Nhất Hạnh từng học, thì anh bỏ học ra
đời, Phạm Công Thiện từng sang Israel, Đức rồi nghĩ: “Better a beggar in Paris
than a millionaire in New York” (làm một người ăn mày ở Paris còn tốt hơn một
triệu phú ở New York), sau đó, anh sang Pháp ghi danh học ở Rennes, Bretagne, ở
với người anh đã sang Pháp trước đó. Nhưng rồi không thuận với anh, Phạm Công
Thiện lên Paris, gặp thầy Nhất Hạnh và Võ Văn Ái đang làm Tổng thơ ký cho Hội
Phật tử Việt Kiều Hải ngoại do thầy Nhất Hạnh sáng lập. Phạm Công Thiện thân
thiết ở chung với Võ Văn Ái. Năm 1966, khi Hòa thượng Thích Minh Châu đến Paris
tìm người trợ giúp Viện Đại học Vạn Hạnh thì gặp Phạm Công Thiện. Hòa thượng
Thích Minh Châu thuyết phục anh về Việt Nam công tác giáo dục tại Viện Đại học
Vạn Hạnh do hòa thượng làm viện trưởng. Về làm việc tại Sài Gòn, Phạm Công
Thiện bắt đầu nắm phần soạn thảo chương trình giảng dạy cho tất cả các Phân
khoa của Viện Đại học Vạn Hạnh (1966-1968). Từ năm 1968-1970, Phạm Công Thiện
đảm nhiệm chức vụ Khoa trưởng của Phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của
Viện Đại học Vạn Hạnh. Nơi đây, ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên
tập của tạp chí Tư Tưởng.
Năm 1970, chị Lê Khắc Thanh Hoài (sinh 1950 tại Huế), lên đường đi
du học tại Bruxelles (thủ đô nước Bỉ). Chị Thanh Hoài là con gái yêu của BS. Lê
Khắc Quyến, nguyên Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, một bác sĩ nổi tiếng lẫy
lừng trong các phong trào Hòa bình (1954-1955), phong trào Phật Giáo
(1963-1964)…
Cũng năm này, sau 4 năm làm công tác giáo dục ở Sài Gòn, nhân chuyến đi
dự một hội nghị Phật giáo tại Paris cùng hòa thượng Thích Minh Châu, Phạm Công
Thiện xin ở lại Pháp ghi tên làm luận án Tiến sĩ.
Tại kinh đô ánh sáng, gặp lại Phạm Công Thiện tại nhà họa sĩ Vĩnh Ấn, chị
Thanh Hoài quyết định bỏ học tại Bruxelles ở lại Pháp chung sống cùng Phạm Công
Thiện. Cặp đôi thầy-trò hội ngộ lại trong tình nghĩa vợ chồng tại kinh đô ánh
sáng thật thơ mộng lý tưởng, hứa hẹn nhiều hạnh phúc dù hiện tại cuộc sống họ
không tránh khỏi vất vả khó khăn nơi đất lạ quê người. Cuộc sống phiêu lưu vô
cùng gian nan với học bổng của Thiện trong 4 năm không khác gì những năm đói khổ
cùng cực của những du học sinh Nguyên và Thu trong tác phẩm Mây ngàn của
nhà văn Vita. Sau đó, Phạm Công Thiện xin được một việc làm văn phòng tại Đại học
Toulouse, Pháp. Nhân có một chân phụ giảng trống, anh làm đơn xin việc. Phạm
Công Thiện được giáo sư hướng dẫn giới thiệu rất trang trọng: ‘Sinh viên Ưu tú
Xuất sắc hạng Nhất, bốn năm Cao học đã hoàn tất’.
Phạm Công Thiện làm việc này với giao kèo gia hạn mỗi năm, chức vụ cuối
cùng là Giảng sư (Maître de Conférence) tại Đại học
Toulouse II… Sống với Phạm Công Thiện, Chị Thanh Hoài sinh được 5 con (4 trai,
1 gái -tất cả về sau đều thành đạt vẻ vang nơi hải ngoại). Chị Thanh Hoài làm
thêm việc ráp linh kiện cho hãng máy bay Airbus để kiếm thêm chút phụ thu cho
gia đình. Công việc tạm ổn, bỗng nhiên Phạm Công Thiện rơi vào cảnh nghiện rượu,
sống với cuộc sống đầy bè bạn mà quên mất gia đình, cả lúc vợ con đau ốm huống
chi là chuyện xã hội.
Thanh Hoài quyết định chia tay cùng anh, thu xếp mọi việc cùng 5 con ra
đi. Phạm Công Thiện sau đó cũng mất việc ở Đại học vì khế ước không được gia hạn
và ghế giảng sư cũng không còn. Năm 1983, Phạm Công Thiện được hòa thượng Mãn Giác mời sang
dạy tại Viện Quốc Phật giáo (College of Buddhist Studies), tại Los Angeles. Phạm
Công Thiện trở về cư ngụ tại chùa, tại nhà bạn bè.
Thanh Hoài vừa làm mẹ, vừa làm cha, khi dạy đàn
dương cầm, khi làm quản gia và các công việc khác, nuôi năm con cho đến khi
trưởng thành, thành người : Cậu trai đầu , tốt nghiệp École Normal
Supérieur rue d’Ulm, Tiến sĩ Vật lý , giảng dạy Vật Lý Viện Đại Học Paris
Orsay. Cậu thứ hai Tốt nghiệp Cao Đẳng Thương Mại tại Bordeaux, Giám
Đốc Thương Mại, cậu thứ ba Tốt nghiệp trường Mỹ Thuật tại San José Hoa
Kỳ, Họa sĩ, cậu thứ tư giống bố ở chỗ thích Triết Học và cô gái út
Bác sĩ Nhi Khoa. Thanh Hoài có đầy đàn cháu nội, cháu ngoại.
Từ khoảng năm 2005, ông sang cư ngụ tại Houston, tiểu bang Texas cho đến
lúc qua đời tại nhà riêng ngày 8 tháng 3 nằm 2011 (mồng 4 tháng 2 năm Tân Mão),
Thọ 70 tuổi. Hỏa thiêu ngày 13-3-2011. Các con ông từ Pháp đều sang dự đám tang
đủ mặt.
Qua bài Hiện tượng Phạm Công Thiện,
tác giả Nguyễn Tấn Thành viết:
Trên cơ sở dư luận một thời đã từng coi
Phạm Công Thiện như một thiên tài đa diện: nhà thơ, nhà văn, triết gia, cư
sĩ Phật giáo, học giả, giáo sư đại học… ta thử khách quan tìm hiểu bình
tĩnh nhìn lại chân dung đích thực của Phạm Công Thiện để có thể ngưỡng mộ, trân
trọng đánh giá đúng mức ông là một thiên tài hay một huyền thoại văn
chương trong không gian văn hóa nước nhà.
03. 2019
THIÊN SƯƠNG
Mộng
ở đầu cây mơ lá cây
Dòng sông ngừng chảy đợi mây bay
Kêu nhau nhỏ nhẹ sầu năm ấy
Chim hải hồ bay trắng tháng ngày
Tỉnh
nhỏ quên rồi em ở đâu
Mây bỏ trời đi tìm sông sâu
Em về lồng lộng như sương trắng
Hồ chế trôi về Thương Hải Châu
Phạm
Công Thiện
Tuổi dại
Lơ lửng bông mồng gà
Chiều ba mươi tết ta
Tôi ôm gà tre nhỏ
Chạy trốn tuổi thơ qua
Thời gian
Hôm qua vẫn trở lại
Dĩ vãng là hôm nay
Ngày mai là hiện tại
Hiện tại chết mỗi giây
Mỗi giây mất một đời
Cái gì vừa vụt tới
Liệng bay đi tức thời
Em đâu rồi em ơi
Những ngày tháng còn lại
I.
Một giờ rồi hai giờ
Một ngày trôi bâng quơ
Nhớ quên rồi quên nhớ
Quên với nhớ hững hờ
II.
Lẳng lặng đời trôi đi
Đìu hiu trăng dậy thì
Lang thang chiều phố thị
Nhớ gì quên biệt ly
866412042021
No comments:
Post a Comment