Từ năm 6 tuổi Thầy đã thọ giới Sa Di ở Huế. Năm
12 tuổi Thầy về Sài Gòn, sau đó trở lại tu học tại chùa Từ Đàm ở Huế, Phật Học
Viện ở Nha Trang, rồi về thiền viện Quảng Hương Già Lam tại Gò Vấp. Thầy tốt
nghiệp Viện Cao Đẳng Phật Học Sài Gòn năm 1964 và Viện Đại Học Vạn Hạnh năm
1965. Thầy được đặc cách bổ nhiệm Giáo Sư thực thụ Viện Đại Học Vạn Hạnh năm
1970 nhờ những công trình nghiên cứu và những khảo luận triết học có giá trị
rất cao, như Đại Cương Về Thiền Quán, Triết Học Về Tánh Không. Thầy rất giỏi về
chữ Hán và biết nhiều ngọai ngữ như Anh, Pháp, Đức, thông thạo tiếng Pali và
tiếng Phạn.
Thầy Tuệ Sỹ là một học giả uyên bác về Phật Giáo
Nguyên Thủy và Đại Thừa. Thầy làm nhiều thơ, chơi dương cầm, viết một số truyện
ngắn đặc sắc. Thầy ở trong Ban Biên Tập của tạp chí Khởi Hành và là chủ bút tạp
chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh.
Thầy say mê hai bộ kinh Pháp Hoa và Duy Ma Cật,
chứa đầy những vị Bồ Tát xả thân vào đời để cứu nhân độ thế. Với những ảnh
hưởng cao đẹp của các vị đó, Thầy Tuệ Sỹ đã xả thân cứu đời, tích cực tranh đấu
ôn hòa cho quyền của con người và bảo vệ Phật Pháp sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm
miền Nam từ năm 1975. Và thầy đã trở thành một cái gai trước mắt nhà cầm quyền
cộng sản.
Sau năm 1975, Thầy Tuệ Sỹ về Nha Trang làm rẫy.
Đến năm 1977 Thầy vào Sài Gòn sống ở chùa Già Lam. Đầu năm 1978, Thầy bị nhà
cầm quyền cộng sản bắt giam trong nhà tù cải tạo cho tới đầu năm 1981.
Ba năm sau Thầy lại bị bắt cùng với giáo sư Trí
Siêu Lê Mạnh Thát và 17 tăng ni, sĩ quan cũ của Quân Lực VNCH. Trong phiên tòa
kéo dài nhiều ngày vào cuối tháng 9 năm 1988, không có luật sư biện hộ, CSVN đã
kết án tử hình hai thầy Tuệ Sỹ và Trí Siêu vì tội âm mưu võ trang lật đổ chính
quyền qua việc lập ra tổ chức Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam. Chùa Già Lam bị
công an vây bắt người, tịch thu tài sản.
Nhờ sự tranh đấu tích cực của các cơ quan nhân
quyền quốc tế, Hà Nội phải giảm án xuống còn chung thân khổ sai. Tháng 10,
1994, cùng với 200 tù nhân, Thầy tham gia biểu tình đòi gặp phái đoàn Liên Hiệp
Quốc và đòi hỏi các quyền khác, nên bị Cộng Sản đầy ra Bắc. Thượng Tọa Tuệ Sỹ
đã được tổ chức Human Rights Watch trao giải thưởng tranh đấu cho nhân quyền
Hellman-Hammet Awards ngày 3 tháng 8, 1998.
Năm 1998, Hà Nội phóng thích thầy cùng với một số
người khác. Trước khi thả, nhà cầm quyền CS yêu cầu Thầy ký vào lá đơn xin
khoan hồng để gửi lên Chủ Tịch Trần Đức Lương. Thầy trả lời, “Không ai có quyền
xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi.” Công an nói không viết đơn thì không
thả, Thầy không viết và tuyệt thực. Cuối cùng Hà Nội đã phải phóng thích Thầy
sau 10 ngày tuyệt thực.
01-09-1998: TT.
Tuệ Sỹ ( từ tử hình được giảm án chung thân khổ sai) và một số vị khác được tạm
tha, TT. Tuệ Sỹ bị chỉ định nơi cư trú là Quảng Hương Già lam Gia Ðịnh.
Tháng 4-1999: Viện Hóa Ðạo bổ sung
thành phần, suy cử HT. Ðức Nhuận Cố Vấn Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Ðạo, TT. Tuệ Sỹ
Phó Viện Trưởng kiêm Tổng Thư Ký.
Ngày 14-9-1999 Công An bắt Thầy lên trụ sở
làm việc về “những hành động phạm pháp” phát hiện trong máy vi tính của Thầy bị
tịch thu. Thầy Tuệ Sỹ phản đối những lời vu cáo của Công An trong khi bị thẩm
vấn.
21-01-2002: HT. Ðức Nhuận Cố Vấn Viện
Hóa Ðạo viên tịch. Sau đó TT. Thích Tuệ Sỹ từ chức Phó Viện Trưởng
và TTK Viện Hóa Ðạo, nhưng sau đó trở lại làm việc theo mệnh lệnh của Đức
Tăng Thống.
24-10-2003: TT.
Tuệ Sỹ Phó Viện Trưởng VHÐ gửi thỉnh nguyện thư cho HT. Thiện Hạnh Chánh Thư Ký
VTT xin ngưng tuyệt thực.
Ngày 12-5-2019, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống đã ban hành Giáo chỉ số
19-VTT/TT/GC cung thỉnh Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đăng lâm pháp tịch vào hàng
Trưởng lão Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương của Viện Tăng Thống.
Ngày 24-5-2019, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống đã ban hành Quyết định số 14-VTT/TT/QĐ thỉnh cử Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ thay thế Đức Tăng Thống vì trọng bệnh để lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở vị trí Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống.
Ngày 7-4-2020, tức là ngày 15-3 năm Canh Tý, sau nhiều lần bái kiến và thảo luận với Đức Đệ Ngũ Tăng Thống do Đức Đệ Ngũ Tăng Thống triệu mời, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã cung kính phụng thừa sự ủy thác của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống để Ngài an tâm tịnh dưỡng vì thân mang trọng bệnh bởi tuổi cao sức yếu.
Hòa thượng Xử lý Thường vụ Viên Tăng Thống nhân vì nội tạng bất an nên tạm thời Ngài phải tịnh dưỡng tại Thị Ngạn Am; do vậy trong các buổi lễ về Tang sự cũng như Chung thất của Đức Cố Đệ Ngũ Tăng Thống thì Ngài đều không chủ trì được, và Ngài đã yêu cầu Hòa thượng Thích Nguyên Lý hiệp trợ trong việc bảo trì Tổ ấn (con dấu Viện Tăng Thống), và khâm tuân Giáo chỉ của Đức Cố Đệ Ngũ Tăng Thống về các Phật sự thường nhật.
Tuệ Sỹ làm nhiều thơ, viết một số truyện ngắn đặc sắc, phần lớn đăng trên Tạp chí Khởi Hành (1969-1972) và Thời Tập (1973-1975), có tên trong Bộ Biên Tập tạp chí này. Tuệ Sỹ là Phụ tá Chủ bút tạp Chí Vạn Hạnh của Hòa Thượng Đức Nhuận, cũng là Chủ bút Tạp chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh.
Dâng nhúm cơm tù phạm
Cúng dường Đấng Tối Cao
Cõi Đời đằmmáu hận
Nâng chén nước mắt trào.
Bếp lửa giữa rừng khuya
Ai biết mình tóc trắng
Vì yêu ngọn nến tàn
Rừng khuya bên bếp lạnh
Ngồi đợi gió sang canh
Rừng Vạn Giã 77
Màu nắng xế ôi màu
hương tóc cũ
Chiều trơ vơ chiều dạt mấy hồn tôi
Trời viễn mộng đọa đầy đi mấy thuở
Mộng kiêu hùng hay muối mặn giữa trùng khơi
Ta biết
Ta
biết mi bọ rùa
Gặm nhắm tàn dây bí
Ta vì đời tranh đua
Khổ nhọc mòn tâm trí
Ta biết mi là dế
Cắn đứt chân cà non
Ta vì đời đổ lệ
Nên phong kín nỗi hờn
Ta biết mi là giun
Chui dưới tầng đất thẳm
Ta vì đời thiệt hơn
Đêm nằm mơ tóc trắng
Kết từ
Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn
Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về
Ngục Tối
Lửa
đã tắt từ buổi đầu sáng thế
Một
kiếp người ray rứt bụi tro bay
Tôi
ngồi mãi giữa tha ma mộ địa
Lạnh
trăng tà lụa trắng trải rừng cây
Khuya
rờn rợn gió vèo run bóng quỉ
Quì
run run hôn mãi lóng xương gầy
Khóc
năn nỉ sao hình hài chưa rã
Để hồn ta theo đốm lửa ma trơi.
Năm Tàn
Lận
đận năm chầy nữa
Sinh
nhai ngọn gió rừng
Hàng
cà phơi nắng lụa
Ngần
ngại tiếng tha phương
Phạm Công Thiện đã viết về Tuệ Sỹ:
Tuệ Sỹ là một trong số ít đạo sĩ thi nhân với pháp khí phi thường là Trí
Huệ Bát Nhã cùng với lòng Đại Bi Thơ Mộng, Tuệ Sỹ là một trong số ít thể hiện
được ý nghĩa trọn vẹn của Ý thức chính trị toàn diện, ý thức hành động Bi Trí
Dũng dẫn đường soi sáng Thế Mệnh của Sử tính quê hương.
8664100421
Sands Casino & Resort | SEGA Online Gaming
ReplyDeletePlay hundreds of your favorite SEGA Mega 메리트 카지노 Drive 샌즈카지노 & Genesis games, including 온카지노 Sonic, Streets of Rage, and Golden Axe. Tons of new games are added daily.