Gatlinburg
là một phố thị nhỏ, nằm trong thung lũng ở phía Đông tiểu bang Tennessee, được biết như là một cửa
ngõ để vào Great Smoky Mountain National Park rộng chừng 520 ngàn mẫu. Còn
Gatlinburg nằm ven National Park chỉ rộng có 10.1 dặm vuông, tương đương với 26
km2, dân số năm 2010 là 3,944 người và năm 2012 phỏng chừng 4, 047
người, họ sống chủ yếu nhờ khách du lịch.
Gatlinburg
vào ban đêm, trên con phố chính
Thành phố
nằm trong thung lũng, bao quanh là núi, có một ít nhà ở, còn lại là những khách
sạn, những cửa hàng ăn uống, cửa hiệu bán quà lưu niệm và một số nơi giải trí
như ngôi nhà ma, ngôi nhà bị động đất…
Khách du lịch người tứ xứ, kẻ đi qua, người đi lại trên đoạn đường phố chính, dài chừng 1 cây số, có nơi một hoặc hai nghệ sĩ chơi đàn, giúp vui cho khách du lịch.
Khách
tham quan đi lại trên hè phố
Những cửa
hàng ăn nhanh như KFC, Mc Donal, Subway,
Chick-Fil-A … đâu đâu cũng có, nơi đây cũng có 1 nhà hàng Tàu.
Chúng tôi
dành gần một buổi để dẫn trẻ con đi xem Ripley’s Aquarium, cách đây khá lâu, chắc
khoảng năm 1997 hay 1998, anh Phạm Minh Tâm lúc đó còn ở Nashville, Tennessee có
đưa chúng tôi đi xem Aquarium Chattanooga, nó là một cái tháp tròn, cá bên
trong người xem đi vòng vòng bên ngoài từ thấp lên cao, lại khoảng năm 2005 hay
2006 được bác sĩ Bình đưa đi xem Aqurium Long Beach, người đi ở ngoài, cá nuôi
trong hồ có kính ngăn cách. Còn ở Ripleýs Aquarium người đi trong lồng kính, cá ở hai bên và trên
đầu, khi người ta lên tầng trên nhìn thấy hồ cá và người xem ở dưới. Có nơi người
ta cho người xem sờ vào mu con Sam và một nơi khác người xem được sờ vào con cá
đuối đang bơi lội dưới nước.
Ripley’s
Aquarium
Đi vào lồng
kính có đường di chuyển tự động
Trong lồng
kính, cá ở hai bên và trên đầu
Con cá mập
Con cá đao
(cái đao rang cưa ở trước miệng)
Trong lồng
kính
Tầng trên
nhìn xuống hồ cá, nhìn thấy người ở trong lồng kính bên dưới
Nơi khách
tham quan có thể sờ vào Cá Đuối
Nơi khách
tham quan có thể sờ vào mu những con Sam
Trước bậc
thềm Aquarium
Ở trong
khu vực Aquarium nầy có phòng chưng bày hình ảnh và vài vật dụng xưa như búa, rìu
… Đặc biệt, tôi thích nhất là những vật dụng như khung để se sợi, quấn chỉ và cái
khung dệt vải với đầy đủ chỉ, sợi, con thoi …làm cho tôi nhớ tới những năm
1947, 1948 ở nhà trồng cây bông vải, nuôi tằm, kéo tơ và 2 cái khung dệt do anh
tôi và người trong họ dệt, có lần anh tôi dệt khăn tay (mouchoir – hankerchief)
và cũng có lần dệt lãnh Mỹ A, lãnh Mỹ A phải dệt bằng sợi tơ, sau đó nhuộm đen
bằng trái mạt nưa, rồi đem nhúng nước, dùng chày nhỏ nện lên, để cho sợi tơ
bong ra, còn đa số anh tôi dệt vải ta vừa dầy, vừa thô.
Máy se sợi
đạp chân
Máy se sợi
và khung quay sợi
Khung dệt
đạp chân
Khung dệt
có con thoi và suốt chỉ (ở góc dưới tay phải)
Vào buổi
chiều, đi dạo phố dọc theo con đường chính, có một người đàn bà ăn mặc như người
xưa, ngồi bên cái máy se sợi thô sơ, trình diễn cho người đi qua, đi lại xem, cũng
là dịp cho tôi ôn lại những năm sau cách mạng mùa thu.
Sau năm 1945, quê tôi phải trồng bông vải, rồi se sợi để dệt vải thô, thường gọi là vải ta, còn gọi vải tây tức là vải nhập, có thứ gọi là vải “ú”, có thứ gọi là vải “sen đầm”.
Bông vải
Cánh đồng bông vải
Sau năm 1945, quê tôi phải trồng bông vải, rồi se sợi để dệt vải thô, thường gọi là vải ta, còn gọi vải tây tức là vải nhập, có thứ gọi là vải “ú”, có thứ gọi là vải “sen đầm”.
Người đàn
bà dùng cơ phận đạp chân để se sợi
Nơi phố
thị nầy, người ta đi lại đông đúc, dập diều, đi dạo cả gia đình hoặc ba bốn người
bạn hoặc cả đoàn đi tour, tất cả đều ăn mặc giản dị, hiếm thấy có người mặc
complet.
Hai bên hè
phố đông người đi lại
Một người đàn, một người nhảy múa với gia đình có trẻ con
Muốn cho
các cháu đi Sky-Lift, nhưng chúng không chịu đi, nhà tôi, con gái tôi và tôi một
lần đã đi từ thành phố Đà Lạt sang Thiền Viện Trúc Lâm, nên chúng tôi không muốn
đi, vì đi Sky-Lift ở đó cũng chỉ lên cao để nhìn xuống thành phố dưới thung lũng
thì ở khách sạn chúng tôi cũng đã nhìn thấy ngày cũng như đêm.
Chúng tôi đi ăn cơm chiều ở nhà hàng Tàu, nhà hàng không đông khách lắm, ngược lại buổi sáng đi ăn ở sáng ở Flap-jacks, vì các cháu muốn ăn Pancake, khách đông đúc, phải chờ gần nửa giờ mới có bàn ngồi.
Trong cửa
hàng ăn Flap-jacks
Gatlinburg,
theo tôi là một phố thị nghỉ mát nhỏ, dành cho người bình dân, tuy nhiên với tôi
nơi đó đã đưa tôi trở lại thời thơ ấu vừa nên thơ vừa khốn khó của thời đệ nhị
thế chiến.
Dừng chân
thư giản
Hơn sáu mươi
năm qua rồi, độc lập đã có. Nhưng đất nước vẫn nghèo khó, người dân càng bị áp
bức, khốn khó nhiều hơn.
Ngày 20-6-2015
No comments:
Post a Comment