Gần một
năm trước, tôi xem kết quả thử máu của mình, thấy chỉ số mỡ trong máu
(cholesterole) cao hơn cho phép, còn chỉ số đường cũng hơi cao, nhưngbác sĩ gia
đình của tôi không nói gì.
Từ năm
1991, khi khám sức khỏe đi Mỹ, bác sĩ phát hiện tôi bị huyết áp cao, từ đó tôi
bị uống Lowpressor 100 mg cho đến nay, khoảng năm 1998 tôi bị mỡ trong máu, bác
sĩ gia đình cho uống Zecor cho đến khoảng năm 2011, bác sĩ cho biết đã bình thường,
nên ngưng từ đó.
Vào đầu
năm nay 2015, bác sĩ gia đình của tôi về hưu, một bác sĩ khác đến thay thế, bác
sĩ nầy đã cho thử máu, thử nước tiểu … sau đó cho biết tôi bị cholesterol, nên cho
tôi uống thuốc, tôi bị tiểu đường vì chỉ số đường trong máu là 104 mg/dL thay
vì chỉ số cho phép 65-99 mg/dL, tôi được cho một cái máy Bayer, để thử chỉ số
đường và cho tôi một số tài liệu về thức ăn đối với mỡ trong máu và tiểu đường.
Khẩu phần khuyên người bị Tiểu Đường nên ăn hằng ngày
Theo tài
liệu, chúng ta được biết những người bị huyết áp cao dễ dẫn tới tiểu đường, chế
độ ăn uống là một nhân tố quan trọng dẫn tới tiểu đường.
Tiểu đường
là do lượng Insolin từ tuyến tụy sản sinh ra, để hóa giải lượng đường dư trong
máu, nếu Insoline cung cấp không đủ trong máu có đường cao và nó bị thải ra
trong nước tiểu, trong nước tiểu có nhiều đường, kiến sẽ bu vào, nên người xưa
gọi là tiểu đường.
Có hai dạng:
một loại tuyến tụy không hoạt động, được gọi là Tiểu đường loại 1, một loại tuyến
tụy vẫn làm việc nhưng không đủ cung ứng hóa giải gọi là loại 2, loại 2 nhẹ hơn
loại 1. Người già và phụ nữ mang thai dễ bị tiểu đường loại 2.
Đường vào
cơ thể chúng ta, đại loại có 3 dạng: dạng thứ nhất là đường và những thức ăn nước
uống có đường, chẳng hạn như kẹo, bánh, mứt …; dạng thứ hai là tinh bột, chúng
ta ăn vào bộ tiêu hóa sẽ biến ra dạng đường, thí dụ như gạo nhất là gạo trắng,
những thứ chế biến từ gạo như bún, bánh phở, bánh tráng, bánh mì …; dạng thứ ba
là trái cây, chẳng hạn như chuối, xoài, dưa hấu …
Tiểu đường
có những biến chứng nguy hiểm như:
1. Tổn thương thần kinh.
Bệnh nhân có thể bị tổn thương thần kinh ngoại vi: làm thay đổi
cảm giác, giảm cảm giác, tê bì hoặc kim châm, yếu cơ. Các dấu hiệu này thường
hay xảy ra ở bàn chân nên bàn chân dễ bị tổn thương gây loét có thể làm nhiễm
trùng, hoại tử và phải cắt cụt chi nầy để bảo toàn tính mạng.
2. Tổn thương thận
Do hàm lượng đường trong máu luôn cao gây tổn thương hàng triệu
vi mạch tại thận dẫn đến suy giảm các chức năng quan trọng lọc, bài tiết của
thận và suy thận.
3. Tổn thương mắt
Những mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt
gây ra tổn thương dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Mặt khác, tiểu đường cũng có
thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù loà.
4. Bệnh lý mạch máu và tim
Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường là cực kỳ nguy hiểm
và rất thường gặp. Bệnh nhân rất dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi
máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong. Theo các số liệu
thống kê cho thấy 65 % tỉ lệ tử vong ở bệnh tiểu đường là do tai biến mạch máu.
5. Nhiễm trùng
Bệnh nhân tiểu đường cũng rất dễ bị nhiễm trùng và có thể bị
nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào điển hình như: răng miệng, lợi, nhiễm trùng da
gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận…
Biến chứng của tiểu đường thực sự rất nguy hiểm, nhưng chúng ta
hoàn toàn có thể ngăn chặn các biến chứng trên nếu kiểm soát tốt hàm lượng
đường trong máu.
Nên tập thể dục hàng ngày, đi bộ chừng 30 phút mỗi ngày, thay ăn
cơm trắng bằng cách ăn cơm gạo lức hay gạo đỏ và ăn nhiều rau, trái cây. đừng
ăn quá no cũng đừng để quá đói, nên chia ba bữa ăn thành 4 hay 5 lần, mỗi bữa nên ăn vừa phải.
Đối với tôi, ngoài việc uống thuốc do bác sĩ cho, tôi đi bộ hàng
ngày khoảng 30 phút ở trong Mall, mùa Đông cũng như mùa Hè, trong đó nhiệt độ
Đông ấm, Hè mát. Buổi tối trước khi ngủ tôi tập Phất thủ liệu pháp (vẩy tay)
khoảng 900 cái, sau đó tập Dịch Cân kinh chừng 10 phút.
Về ăn, tôi ăn cơm gạo đỏ pha với gạo lứt, mỗi bữa ăn chỉ 1 chén,
buổi chiều thường ăn salad với apple, cà chua hoặc đậu, brocoli, đậu bắp,
carrot, măng tây hấp.
Buổi sang, tôi vẫn uống 1 tách French Vanila Cappuccino pha với
1 muổng cà phê hòa tan French Roast của Nescafe, uống
trà Olong và ăn sáng với
1 gói Oatmeal
Sau khi ăn uống kiêng khem như thế, từ 136 pounds xuống còn 120
pounds, nhưng chỉ số đường trồi sụt, khi 102, khi 86, khi 97, khi 111 nói chung
vẫn chưa ở dưới mức 99 cho phép.
Tôi muốn tìm xem có ai trị theo phương pháp Á Đông ra sao, thấy
trên Blog nhinrabonphuong.blogspot.com, có bài:
Phước chủ may thầy
Tôi hoan hỉ báo tin
mừng cho các bạn bị cao đường trong máu bài thuốc tôi mới học được từ một bác
sĩ ở UC:
Cách nấu:
- Ngâm 1/2lb đậu
dark red kidney khô trong nước ít nhất 24 tiếng.
- Bỏ vào nồi crokpot hầm 8 tiếng với nhiệt độ thấp . Lượng nước lưng lưng nồi crokpot.
- Chắt lấy nước uống như uống trà.
- Nếu tiết kiệm và đậu còn sẫm màu đỏ thì có thể lấy xác đậu nấu lại lần thứ nhì và hoà với nước nhất để uống.
- Bỏ vào nồi crokpot hầm 8 tiếng với nhiệt độ thấp . Lượng nước lưng lưng nồi crokpot.
- Chắt lấy nước uống như uống trà.
- Nếu tiết kiệm và đậu còn sẫm màu đỏ thì có thể lấy xác đậu nấu lại lần thứ nhì và hoà với nước nhất để uống.
Tôi đã dùng và thấy
rất hiệu nghiệm. Trước đây lượng đường trong máu của tôi từ 278 xuống còn 174
sau 2 tuần uống và nay chỉ còn 109 sau một tháng.
Nhờ chị phổ biến để
làm phước.
Thân ái,
Thái Thụy Vy
Tôi đọc thấy cũng nhiêu khê quá, đã mua 2 gói đậu đỏ, trong nhà cũng
có crokpot nhưng chưa làm, một hôm đến chơi nhà người bạn HO, từng là Trung Úy
Cảnh sát ở Pleiku, anh ta cho biết có người chỉ nên uống nước Bồ Công Anh, đường
trong máu anh ta từ hơn 300 nay xuống còn trăm ngoài, người con trai anh ta
cũng uống, lượng đường trong máu cũng xuống.
Tưởng chi khó, Bồ Công Anh
thì dễ, tôi nhớ nhiều năm trước có đọc bài về công dụng cây Bồ Công Anh, có người
cho biết nó nhiều công dụng trị bệnh, trong đó có nói tới nó hạ chỉ số đường
trong máu.
Tôi ra trước sân nhà, ra sau sân nhà tìm nhổ những bụi Bồ Công Anh có cả
lá lẫn gốc, rễ, chừng một nắm tay đầy, đem rửa sạch đất, bỏ lá úa lá bị sâu,
phơi khô rồi nấu chừng 3 lít nước, nấu sôi chừng 5 phút, sau đó hạ nhiệt độ lò,
vẫn để sôi kéo dài thêm chừng 45 phút, để nguội đỗ vào chai, để vào tủ lạnh, uống
thay nước trong ngày. Nó có mùi và vị hơi nhẫn nhẫn nhưng dễ uống.
Sau 2 ngày, tôi thử máu
vào khoảng 6 giờ 30 sáng, thấy chỉ số 99, sau 7 ngày chỉ số máu 96, sau 9 ngày
chỉ số 87.
Ngày thứ 9, tôi muốn thử
xem, buổi sáng uống cà phê với sữa bột, uống trà, ăn Oatmeal, buổi trưa tôi ăn một
tô hủ tiếu khô (ít hủ tiếu), buổi chiều tôi ăn bánh mì với hộp Veterian
Veretable Condensed Soup, đến tối tôi ăn một tô hủ tiếu khô (ít hủ tiếu) và một
trái chuối già.
Hôm sau, ngày thứ 10 tôi
thử máu chỉ số cho thấy 95.
Chắc cũng còn phải uống
lâu dài, để xem kết quả ra sao, tuy nhiên thử nghiệm ban đầu thấy đáng khích lệ.
Ngày 5-6-2015
No comments:
Post a Comment