Năm ngoái
về thăm nhà, khi đi từ chợ Cần Đăng về Năng Gù, đến ngã ba đường xuyên cánh đồng,
tôi thấy bảng chỉ đường ghi như hình dưới đây:
Khi xe chạy
tới cầu, thuộc xã An Hòa huyện Châu thành tỉnh An Giang có bảng ghi tên cầu như
sau:
Tôi là dân
địa phương, thuộc làng Bình Thủy, tổng Định Thành, quận Châu Thành tỉnh Long
Xuyên, làng nầy có 4 ấp Bình Phú, Bình Thới, Bình Hòa và Bình An, ba ấp trước nằm
trên cù lao Năng Gù, bao bọc bởi sông Hậu Giang và Xép Năng Gù, Xép là phụ lưu
của con sông lớn, nên nhỏ hơn sông, lớn hơn rạch. Ấp Bình An nằm trên đất liền, giáp
với làng Bình Mỹ thuộc quận Châu Phú, tỉnh Châu Đốc, nơi 2 làng giáp nhau có một
cái ranh giới, gọi là ranh hạt vì đó là ranh giới của 2 tỉnh Long Xuyên và Châu
Đốc.
Sau năm
1975, nhà cầm quyền chia lại ranh giới, chẳng hạn đem quận Thốt Nốt của Long
Xuyên đưa về tỉnh Phong Dinh tức Cần Thơ, làng Bình Thủy, lấy cù lao Năng Gù của
Long Xuyên, xáp nhập vào huyện Châu Phú của Châu Đốc cũ, còn Ấp Bình An nhập với
một phần đất của làng Bình Hòa, lập thành xã An Hòa thuộc huyện Châu Thành, tỉnh
An Giang.
Vây thì theo
người dân trong làng thường hay nói, chính danh là Kênh Ông Quýt, chớ không phải
là Kênh Quýt.
Chạy quá đoạn
nầy chừng 2 km, thuộc địa phận huyện Châu Phú có một cái cầu, bảng ghi:
Bên tay
phải của bảng nầy là sông có tên là Xép Năng Gù, ngang qua sông là Trường tiểu
học “A” Bình Thủy, nhà tôi phía trên trường học, cách xa chừng 100 thước. Đi quá
tấm bảng nầy hơn 100 thước, bên tay trái con lộ đá nầy, xưa có ngôi trường với
3 lớp học gồm: Cours Élémantaire, Cours Moyen và Cours Supérieur, chú ruột tôi
làm Trưởng giáo, từ bên kia sông tôi
theo chú qua bên nây sông học lớp vở lòng, gần được 1 năm, vì thời cuộc trường đóng
cửa, tôi mới học xong vần ngược. Cho nên tôi có hiểu biết về cái cầu nầy.
Cầu nầy
thật ra trước kia nó là cái cống vuông khá lớn dài chừng 6 thước,ngang chừng 4
thước, sâu chừng 4 thước, mặt trên cho xe chạy có lề đường, có lan can đúc, hai
bên hông là hai bức tường xi măng và ở dưới đáy cũng đúc xi măng, dưới nền dọng
cừ tràm.
Vì chiều
sâu của cầu không đủ sâu, nên mùa khô nước sông xuống thấp hơn đáy cầu, ghe xuồng
không thể đi qua lại, mùa nước nổi có khi gần ngập cầu, ghe xuồng cũng không
qua lại được. Cầu nầy chủ yếu là xả nước phèn từ trong cánh đồng lúa mênh mông
ra Xép Năng Gù và đến mùa nước nổi, nước sông Hậu Giang tràn vào cánh đồng, rửa
phèn ruộng lúa.
Tôi nhớ
khoảng 1946 hay 1947, để cắt đứt đường giao thông Long Xuyên - Châu Đốc, ban đêm
người ta mượn ghe của nhà tôi, đưa thanh niên qua sông đào con lộ sâu chừng 1
thước, dài chừng 3 thước, đất đá đổ xuống sông, ban ngày xe Long Xuyên – Châu Đốc
không thể chạy qua, nơi đó khách phải sang xe, thời đó xe đã chạy bằng than củi.
Khi nào có xe nhà binh Pháp đi qua, lính Tây lại bắt dân tại địa phương gánh đất
lấp lại. Thanh niên hai bên sông, bên nào đào đường cứ đào, bên nào lấp cứ lấp,
vui vẻ phận sự ai nấy làm, cứ 5, 3 ngày làm một lần, cho đến khi nhà cầm quyền
xây lô-cốt, cho lính trân giữ mới hết đào và lấp đường bên cạnh cầu.
Lô-cốt để
lính giữ cầu
Từ cái bảng
nầy đi lui lại chừng 200 thuớc, trước 1970 là một khu dinh cơ đồ sộ, chiều dài
cập theo lộ chừng 100 thước, có hàng rào sắt, cách xa nhau chừng 2 thước có cột
trụ gạch xây tô, ốp mặt ngoài bằng gạch hoa nổi tráng men mua từ bên Pháp, dưới
chân tường rào cũng xây tô cao chừng 1 thưóc, cũng ốp một hàng gạch hoa nối tráng
men chạy dài theo tường rào, tường rào nầy có 4 cổng vào, 2 cổng ngoài cùng có
mái che lợp ngói, hai cổng ở trong là hai cái lầu vọng nguyệt, có thang gỗ đi lên, mỗi lầu
4 mái lợp ngói đỏ, mỗi cạnh của lầu chừng chừng 4 thước. Tất cả các cổng đều có
hai cánh bằng gỗ. Cập theo hai bên tường rào nầy, mỗi bên có một tường rào cột
xây, rào sắt nhưng không có ốp gạch hoa nổi tráng men.
Có thể nói tường rào dinh cơ nầy còn đẹp hơn tường rào dinh Độc Lập, nay là hội trường Thống Nhất và nhà Chú Hỏa, chỉ thua cổng sắt mà thôi. Về sau, khoảng năm 1950, nơi đây bị quân đội Pháp chiếm đóng, cổng phía trên bị đập phá, nới ra đủ rộng bề ngang và chiều cao cho xe GMC vào ra, nên không còn mái che, sau quân đội Pháp, lực lượng Hòa Hảo của Tướng Lâm Thành Nguyên dùng làm Trường đào tạo sĩ quan Hòa Hảo.
Có thể nói tường rào dinh cơ nầy còn đẹp hơn tường rào dinh Độc Lập, nay là hội trường Thống Nhất và nhà Chú Hỏa, chỉ thua cổng sắt mà thôi. Về sau, khoảng năm 1950, nơi đây bị quân đội Pháp chiếm đóng, cổng phía trên bị đập phá, nới ra đủ rộng bề ngang và chiều cao cho xe GMC vào ra, nên không còn mái che, sau quân đội Pháp, lực lượng Hòa Hảo của Tướng Lâm Thành Nguyên dùng làm Trường đào tạo sĩ quan Hòa Hảo.
Cổng ở lầu
vọng nguyệt phía thị xã Long Xuyên có khắc tên chủ nhân Phạm Phú Quý và dưới hàng
tên đó, có ghi năm tôi không thể nhớ chính xác, hình như 1927, có lẽ đây là năm
xây dựng dinh cơ nầy.
Ông Phạm
Phú Quý có làm chức Phó Cai Tổng, theo tổ chức thời Pháp thuộc, về hành chánh
phân chia ra Tỉnh, Quận, Tổng, Làng, Đứng đầu tỉnh là Chánh Tham Biện, đứng đầu
quận là Quận trưởng, đứng đầu tổng là Cai tổng, đứng đầu làng là Hương Cả.
Do ông Phạm
Phú Quý đào con kinh để xả nước phèn, dẫn nước ngọt vào đồng ruộng của ông, do đó
ông phải xây cầu, nên ngày xưa dân chúng gọi là Cầu Thầy Phó, nếu ngày nay muốn
thêm tên cho chính xác phải là Cầu Thầy Phó Quý, chớ không thể ghi là Cầu Thầy
Phó Ký, vì trong vùng đó không có ai là thầy Phó Ký cả.
Khoảng năm
1970, để mở đường cho rộng rải, con lộ LT10 (Liên Tỉnh 10) nằm sát tưòng rào
dinh cơ Thầy Phó và Xép Năng Gù, phía xép xưa có trồng hàng dừa, đất mé sông đó
bị lở, nên đường phải mở rộng về phía tường rào, do đó tường rào bị tháo dở,
sau nầy bán cho bệnh viện huyện Phú Tân (Hòa Hảo).
Từ Thị xã
Long Xuyên đi về Châu Đốc, qua khỏi cầu Nguyễn Trung Trực sẽ đến một cây cầu đúc
nhỏ, bảng ghi:
Theo Duy
danh định nghĩa từ Xếp Bà Lý có nghĩa là Xếp của Bà Lý, còn nếu có một ông Lý là
Xếp, người ta sẽ gọi là Ông Xếp Lý, vợ ông ta sẽ được gọi là Bà Xếp Lý, vậy thì
Xếp Bà Lý vô nghĩa, ở chỗ cái cầu ấy xưa có địa danh là Xép Bà Lý, chữ Xép tôi đã
định nghĩa ở trên là Xép Năng Gù, vậy cầu nầy phải ghi cho đúng là Cầu Xép Bà Lý.
Từ chợ Bình
Hòa (Mặc Cần Dưng) đi vào trong Vàm Nha, cách chợ không xa có một có một cái nhà lầu, vào khoảng
năm 1952 trở đi tôi có vài lần đi qua lại, nhà lầu đã bị đập phá rồi vì thời cuộc
năm 1945, chủ nhân của nhà lầu đó họ TỪ tên SÚC. Ông là người Hoa định cư từ lâu,
có ruộng đất cò bay thẳng cánh, cạnh nhà ông có đào mương dẫn nước từ Rạch Mặc
Cần Dưng vào ruộng, con lộ tẻ từ Long Xuyên - Tri Tôn chạy qua đất ông, nên phải
bắt cầu qua con mương của ông, ngày nay có bảng ghi tên con cầu nầy:
Nếu muốn
lấy tên nhân vật đặt cho tên cầu, đáng lý phải ghi là Cầu Từ Súc, chắc người ta
nghĩ ông ta thứ Tư tên Súc nên đặt tên là Cầu Tư Súc.
Chắc còn
nhiều cái sai sót đáng nói nữa, nhưng vì tôi chỉ đi qua mấy chỗ ấy thôi, thấy
những sai lầm về tên tuổi người ta là sự phạm thượng, thiếu văn hóa, đặt những địa
danh sai lầm, chẳng những làm mất ý nghĩa mà còn làm sai nguồn gốc, chẳng hạn
như Kênh Ông Quýt, ghi là Kênh Quýt những người trẻ sau nầy sẽ nghĩ nơi đó có
vườn Quýt hay nơi đó có con cánh cam, cánh quit nên mới lấy đặc điểm ấy mà đặt
tên. Ai trách nhiệm viết những bảng sai lầm đó, nay biết rõ ngọn nguồn, nên sửa
đổi, đừng để mai sau người ta phê phán “Sao An Giang lại có nhiều lầm lẫn đến
thế ! Không có ai biết đính chánh sao ?” Xin nhắc lại, người viết bài nầy là dân
Long Xuyên chánh cống, nên mới phải viết những gì mình được biết.
“Cái gì của Caesar hãy trả lại cho Caesar” (Thánh Kinh)
Sàigòn 8-12-2015
cám ơn ad
ReplyDeleteCAESAR