Hôm nay là
ngày cuối tuần cũng là ngày cuối năm Ất Mùi. Theo tục lệ chiều cuối năm người
Việt chúng ta thường nấu mâm cơm cúng gia tiên, gọi là “Rước ông bà” về với con
cháu, xum vầy trong “Ba ngày Tết”. Nhân đó, sau khi cúng rước ông bà, nhà tôi
muốn tổ chức bữa cơm gia đình, gồm con, dâu, rể, cháu nội và ngoại. Tuy không đầy
đủ vì còn gia đình con gái lớn của chúng tôi ở Việt Nam.
Gia đình con gái tôi từ Lexington về với hai đứa
cháu ngoại.
Gia đình
con trai tôi ở gần kéo sang, gồm hai đứa cháu nội, trong đó có thằng cháu đích
tôn.
Đã cùng ăn
bữa cơm tất niên, tuy không có cao lương mỹ vị, nhưng tạo được không khí ấm cúng
gia đình.
Vì ngày mồng
một các cháu đều phải đi học, không thể có mặt để Mừng tuổi, chúc Tết ông bà, nên
nhà tôi “lì xì” cho các cháu trong dịp nầy.
Sau khi ăn
uống, trò chuyện chốc lát, các con tôi cũng phải trở về nhà để làm lễ “Rước ông
bà”, vì đứa nào cũng có gia đình riêng, tôi khuyến khích các con từ những phong
tục Cúng đưa Ông Táo, Rước ông bà, Giao thừa, Cúng đưa tiễn ông bà … Đừng bị mê
tín, mỗi phong tục hay đều nên gìn giữ giềng mối gia phong lễ phép, có như vậy
mới bảo tồn được nét Văn hóa của chúng ta.
Lúc các
con tôi còn thơ ấu, tôi thường đưa đi chùa. Đêm Giao thừa, nhà ở Sàigòn gần chùa
Giác Minh, chùa Xá Lợi, tôi thường đưa các cháu đi lễ chùa Giác Minh, cho chúng
biết khi còn trẻ hàng tuần tôi đi chùa đó, rồi sau đó xem người ta đốt pháo ở dọc
đường để đến lễ Phật ở chùa Xá Lợi, nơi tôi đã có sinh hoạt ở đó một thời gian
và lễ Hằng Thuận trong dịp Thành hôn của chúng tôi đã tổ chức tại đây.
Ngày nay
các con tôi đã lớn, thỉnh thoảng vẫn đi chùa, nhưng không thường xuyên vì còn bận
đi làm, chăm lo cho các con học hành.
Thế hệ các
con tôi đều có tín tâm đạo Phật và gìn giữ được phong tục. Nay tôi nghĩ tới thế
hệ các cháu, mong chúng tôi có thể gieo vào chúng một ít lòng tin và biết đón nhận
những tập tục hôm nay, nhờ đó có thể phát huy cho mai sau. Mong thay.
866407022016
No comments:
Post a Comment