Vi Thùy Linh (1980-20 )
Nhà thơ Vi Thùy Linh dân
tộc Tày sinh ngày 4 tháng 4 năm 1980 tại Hà Nội, nguyên quán ở Trùng Khánh tỉnh
Cao Bằng.
Năm 2001, Vi Thùy Linh
tốt nghiệp Cử nhân tại Phân viện Báo chí -Tuyên truyền.
Là nhà thơ thuộc thế hệ
nhà thơ trẻ nhưng Vi Thùy Linh đã nhanh chóng trở thành một "hiện tượng"
trong nền thi ca Việt Nam đương đại.
Vi Thùy Linh là nhà thơ
Việt Nam đầu tiên được mời thực hiện một đêm thơ riêng tại Paris. Mở màn cho
tour diễn này là đêm thơ riêng tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp mang tên
Tình tự Hà Nội vào ngày 29-10-2011 tại Paris.
Sau đêm diễn Tình tự
Hà Nội, Vi Thùy Linh cũng trình diễn một đêm thơ nhạc LiTi thi ca
ngày 5-11 tại Toulouse cùng nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến. Ngày 15-11, Vi Thùy Linh có
một đêm thơ tại Bruxelles, Vương quốc Bỉ, tối 19-11 có đêm thơ Tự tình Lyon
tại Pháp và từ ngày 22 đến 28-11-2011, theo lời mời của cộng đồng người Việt
Nam tại Praha Vi Thùy Linh, đến Cộng hòa Séc biểu diễn và giao lưu với khán giả
yêu thơ tại đây.
Thơ Vi Thùy Linh được
các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình tên tuổi có bài viết động viên, ca ngợi, phê
bình như Nguyễn
Trọng Tạo (cuối tập Khát, tái bản 2007),
Nguyễn Huy Thiệp (Hiện tượng Vi Thùy Linh),
Trần Đăng Khoa (Đọc lại Vi Thùy Linh),
Vũ Mão (Lời giới thiệu Đồng Tử), Phạm
Xuân Nguyên (Người “tận lực tham ô tuổi
trẻ” để sống thơ), Thanh Thảo (Một
ước mơ dữ dội: làm mẹ), Dương Tường (nhận
định đầu tập Đồng Tử), Nguyễn Việt Chiến (Thơ Vi Thùy Linh cơn cuồng lưu từ những mê-lộ-chữ), Nguyễn Đăng
Điệp (Màu yêu trong đồng tử thơ Linh),
Lưu Khánh Thơ (Vi Thùy Linh phiêu du cùng
"Phim đôi tình tự chậm"), Chu Văn Sơn (Vi Thùy Linh thi sĩ ái quyền), Văn Giá (Vi Thùy Linh - Những trận bạo động chữ), Thụy Khê (Vi Thùy Linh, nhục cảm sáng tạo), Trần
Thiện Khanh (Vili là ai?), Nhã Thuyên
(Thơ nữ: giới là một vấn đề), Nhụy
Nguyên (Tìm tòi và cách tân một lối thẩm
thơ) và Nguyễn Thị Mai Anh (Luận văn Thạc sĩ: Thơ trẻ Việt Nam đương đại qua 3 tác giả Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư,
Ly Hoàng Ly).
Vi Thùy Linh hiện sống và làm
báo tại Hà Nội.
Tác phẩm:
-
Khát
(thơ, Hội Nhà văn, Hà Nội, 1999)
- Linh (thơ, Thanh niên, Hà Nội, 2000)
- Đồng Tử (thơ, Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 2005)
- ViLi in love (thơ, 2008)
- Phim đôi-Tình tự chậm (thơ, 2011)
- Chu du cùng Ông nội (thơ, 2011)
- ViLi & Paris (thơ, Hội Nhà Văn, 2012)
- ViLi tuỳ bút (tùy bút, Hội Nhà Văn, 2012)
- Hộ chiếu tâm hồn (tùy bút, Kim Đồng, 2014)
- Linh (thơ, Thanh niên, Hà Nội, 2000)
- Đồng Tử (thơ, Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 2005)
- ViLi in love (thơ, 2008)
- Phim đôi-Tình tự chậm (thơ, 2011)
- Chu du cùng Ông nội (thơ, 2011)
- ViLi & Paris (thơ, Hội Nhà Văn, 2012)
- ViLi tuỳ bút (tùy bút, Hội Nhà Văn, 2012)
- Hộ chiếu tâm hồn (tùy bút, Kim Đồng, 2014)
Trích văn:
Cao Bằng của tôi
Mỗi lần nhắc tới Cao Bằng, tôi như không thể thăng bằng nỗi
nhớ của mình. Tôi mất ông từ khi 1 tuổi rưỡi, lúc nào cũng nhớ thương, nghĩ đến
ông mỗi ngày. Cao Bằng ở trong máu tôi, dẫu tôi sinh ra, gắn đời với Hà Nội.
Ai trên đời đều có nguồn gốc hay kỷ niệm với làng quê nào
đó. Làng Việt, không chỉ gồm làng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ - nơi quần cư, canh
tác ngàn năm. Bản sắc văn hoá Việt hội tụ 54 dân tộc. Tết Nguyên đán là tết của
người Kinh - dân tộc lớn nhất, nên gọi là tết cổ truyền dân tộc. Ngoài Tết
Việt, có Tết Tày, Nùng, H’Mông, Thái; ngoài áo dài, áo the khăn xếp, có thổ cẩm
làm nên rừng hoa. Và làng, còn có bản làng vùng cao, miền núi.
Tết bây giờ thiếu náo nức chờ. Muốn hưởng tết độc đáo, mùa
Xuân hãy lên miền núi! Du lịch phong cảnh kết hợp phong tục, tâm linh và ẩm
thực, còn gì bằng! Miền núi: Rau, cá, thịt, quà đều là đặc sản, ngon và an toàn;
con người đối với nhau hào phóng, thật thà, tình cảm.
Cao Bằng, một trong vài tỉnh địa đầu phía Bắc, giáp Trung
Quốc, nơi giặc phương Bắc nhiều lần xâm lấn, vẫn kiên cường khí phách đại ngàn.
Hơn 300km đường biên giới ở phía Bắc, phía Đông giáp Quảng Tây, phía Tây giáp
Tuyên Quang - Hà Giang, phía Nam giáp Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng là miền thơ
mộng. Sự hiểm trở của núi đá tai mèo, đường đèo dốc đứng, rừng xanh thung biếc,
hoa rừng thơm không khí. Gió Cao Bằng rất thơm. Những khúc cua tay áo cao dần, sự
hiểm nguy đặt trong cái tên thơ mộng đèo Mây, đèo Gió. Lên được miền gái đẹp
thì chẳng gì e sợ!
Cao Bằng dành cho người có nguyên quán hay sinh ra tại đây,
xa quê trở lại, cho ai đã một lần đến, đều muốn trở lại quay về. Về lại Cao
Bằng, là về với những giá trị tốt đẹp nguyên bản còn giữ được, không tha hoá
theo cơn lốc thị trường. Đấy là sự trở về mơ ước. Vì thế, nói theo địa hình,
“lên Cao Bằng”, là lên với sự giản dị, chân thành, những vẻ đẹp thực chất.
Người ta về quê, còn tôi lên quê. Lên Cao Bằng là lên những gì cao hơn đồng
bằng đầy xô bồ, mánh khóe, tạp khí; lên vùng thanh thản, trong sáng.
Miền mơ mộng ấy có những sơn nữ đẹp ngỡ ngàng, những bà mế
nghèo mà giàu nhân hậu. Nhà thơ Thanh Thảo đã rớt nước mắt khi bà mế ở chợ
Trùng Khánh nghe giọng miền Trung của ông, “biết con ở xa, mế thêm một đấu”.
Hạt dẻ Trùng Khánh xịn, mua tại Cao Bằng còn khó, mế nghèo, mà thêm cả đấu,
tiếc chi!
Du lịch Cao Bằng chưa phát triển vì chỉ có ô tô, đường xa,
khó đi. Cách làm du lịch ở ta “ăn xổi”, chưa biết trân trọng giá trị cổ kính,
cảnh tự nhiên, gìn giữ thiên nhiên. Đa số chỉ biết chiến dịch bê tông hoá
tức... phá, là tài (!), chỗ nào cũng xây nhà hộp, đường bê tông. Những gì đẹp
nhất của Cao Bằng đều tụ về Trùng Khánh, đông dũng sĩ, nghệ sĩ, trai tài, gái
đẹp từ xưa.
Chẳng thế mà ca dao có câu: “Em về nuôi cái cùng con/Để anh
đi trảy nước non Cao Bằng”, Cao Bằng gạo trắng nước trong. Đời này qua đời
khác, Cao Bằng đều có anh hùng đóng góp cho sự nghiệp vệ quốc. Thế kỷ 20, chống
hai kẻ thù xâm lược hùng mạnh nhất thế giới, Việt Nam giành chiến thắng, có
đóng góp xương máu, công của nhân dân Cao Bằng. Tỉnh có 23 anh hùng được phong,
riêng Trùng Khánh chiếm 1/3.
Từ thị trấn Trùng Khánh, dòng họ Vi của tôi đã có 5 đời liên
tiếp là trí thức yêu nước. Trai trẻ, ông tôi - hoạ sĩ Vi Kiến Minh (1926 -
1981) vẽ đẹp, hát Giá Hai hay nức tiếng. Thân mẫu của ông tôi, cụ Vương Thị
Thái cũng là đại diện dòng họ Vương nức tiếng nhiều hoa khôi. Cháu ruột gọi cụ
tôi là bác, bà Vương Liên, Vương Yến, Vương Mai, đẹp hàng nhất tỉnh Cao Bằng.
Bà Vương Liên là phu nhân GS, Thầy thuốc Nhân dân Bành Khìu (nguyên Viện trưởng
Viện Y học cổ truyền Quân đội), trai Trùng Khánh, từng du học Bắc Kinh.
Gia đình cụ tôi ở trung tâm thị trấn Trùng Khánh, gần chợ;
còn gia đình nhà thơ Y Phương ở trong làng Hiếu Lễ. Cao Duy Sơn ở ven thị trấn,
ông là tay viết truyện ngắn, tiểu thuyết có hạng nhận Giải thưởng Văn học ASEAN
2010 cho tập truyện “Ngôi nhà xưa bên suối” (2008). Họ đều sinh ra ở đây, đi bộ
đội và tuổi 50 thì về định cư Thủ đô.
Mùa xuân, không đâu đẹp hơn là lên Cao Bằng, Trùng Khánh của
tôi. Hội lồng tồng (xuống đồng) rộn rã, những điệu then, sli, lượn say đắm tình
Giá Hai tha thiết vô ngần.
Xuân đường từ TP. Cao Bằng về Trùng Khánh 60km rợp hoa mận,
mơ, đào sắc hồng, sắc trắng. Hoa tam giác mạch vòng đời 1 tháng, có bốn màu
trắng, phớt hồng, tím, đỏ sậm lợp mịn thung sâu, triền núi. Thác đẹp nhất phía
Bắc là Bản Giốc, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh. Qua đó là tới cửa khẩu Trà
Lĩnh. Lại còn động Ngườm Ngao (động Hổ) là hang động thiên nhiên mê ly nhất bây
giờ.
Trai anh hùng, nghệ sĩ, gái đẹp đẽ, hiền thục là nhờ linh
khí vùng cao tụ về Trùng Khánh. Ở đây, lớn nhất là phố Co Sàu, có phố Háng Vài
(phố Trâu) từ Mục Mã qua Phủ Trùng đến cửa khẩu Pò Peo, nổi tiếng mỹ nhân.Người
ta bảo, nhờ nguồn nước từ núi đá thơm. Trùng Khánh, gió có mùi rừng hoa thảo
quả, đá cũng thơm vì nguồn nước từ mạch núi, ăn uống nguồn nước ấy, trai gái sẽ
thông minh, nổi tiếng và xinh đẹp.
“Tết tháng Giêng mời từ rằm tháng Bảy/ Rượu uống cả chum,
quả mời cả cây”. Rằm tháng Bảy Trùng Khánh ăn to lắm. Cứ đếm đầu người mà quay
vịt. Mác mật tươi giống quất hồng bì, ngâm măng ớt không gì bì kịp. Mác mật khô
kho thịt, cá thì ôi thôi, vị lạ vô cùng! Lá mác mật bánh tẻ, nhồi vào bụng vịt
quay lên, ngon hơn trăm lần vịt quay dưới xuôi phết mật ong mà thịt bã ra, lấy
đâu mùi vị lạ hấp dẫn.
Không đâu thanh minh to như Cao Bằng. Đúng 3.3 âm lịch, cả
tỉnh nghỉ làm, lên đồi thăm mộ. Xôi nếp cẩm nhuộm lá rừng thành 5 đến 7 màu, gà
vịt đồ cúng gánh lên đồi, mộ được thăm cắm cờ là biết.
Nhớ người đã khuất, tình cảm với người đang sống là mỹ tục
Cao Bằng.
Sông Quy Sơn có cá trầm hương xưa để tiến vua, nay đã tuyệt
chủng. Ở Trùng Khánh, làng nào cũng có suối, riêng sông Quy chảy từ Trung Quốc
sang rồi chảy ngược về nguồn. Vẫn còn cá suối, măng rừng. Trang phục người Tày
Nùng mộc mạc quần áo chàm, không sặc sỡ như người H’Mông, người Dao đỏ, nhưng
màu chàm lại rất hợp, tôn làn da trắng.
Hà Nội và nhiều nơi đề “Hạt dẻ Trùng Khánh” là bịp, lợi dụng
thương hiệu, thực ra là hạt dẻ Tàu. Hoa hồi Lạng Sơn nhiều cánh (đại hồi), hạt
dẻ Trùng Khánh to, nhân bùi thơm, màu vàng lòng đỏ trứng gà chín, duy nhất Việt
Nam chỉ hai nơi này có, đều bán dạng sản phẩm thô. Trung Quốc thu mua, chế biến
và bán giá cao.
Đặc sản trứ danh từ bao đời, sao đến giờ Cao Bằng vẫn chưa
có nhà máy chế biến hạt dẻ? Các hàng rang đều là tư nhân nhỏ lẻ. Tại tỉnh lỵ,
có nhà máy chế biến chè đắng. Chè đắng cũng từ Trùng Khánh, loại chè cực tốt
cho sức khoẻ, người Nhật rất ưa chuộng, còn người Việt thì chưa biết quý.
Nhớ quá, Xuân 2014 tôi sẽ lên quê Trùng Khánh, vào vùng dẻ.
Nhà sàn ở Cao Bằng còn một ít lợp lá cọ, đa số đã chuyển mái ngói. Bản sắc dân
tộc giữ làm sao khi cơn bão “đô thị hoá” bạo tàn qua những tư duy chụp giật.
Tôi chỉ có ước mong: Trùng Khánh còn nguyên Bản Giốc, động Ngườm Ngao đừng bị
đắp xi măng (như hầu hết hang động đã khai thác du lịch) và còn nguyên rừng dẻ
đợi người về.
Tiết lạnh, đã có coóng phù - bánh trôi nóng. Bên hỏa lò, bếp
lửa, ấp bát bánh nóng nước đường sánh vị gừng thơm, má ai cũng hây hây đỏ. Phở
chua, gồm bánh phở, thịt vịt quay kèm gan rán, dạ dày lợn rán, thịt xá xíu,
rưới nước dùng ngâm quả mác mật ngon hơn phở bò, gà Hà Nội. Hùng vĩ và trữ
tình, hoa rợp bên núi đá, người và cảnh Cao Bằng đẹp trong lối sống đẹp, mãnh
liệt, thành thực nơi tỉnh địa đầu biên cương mang khí phách một quốc gia kiên
cường.
Món ngon, mỹ tửu dồn dập dịp Đông, Xuân sang, người gặp nhau
ấm áp, má tựa hoa đào núi, tình quê thấm từng giọt rượu miếng ăn tụ vị núi rừng
ngấm vào máu thịt.
Trích thơ:
Cánh
tay mệt lả của mẹ vẫn là đôi cánh bền vững
Hãy bay cao từ khi đôi bàn chân bé nhỏ của con bấm vào ngực mẹ
Mẹ nghĩ
Con có thể kiêu hãnh về mẹ và cha
Từ lúc còn nằm trong cha và mẹ
Mẹ viết đến tiều tụy
Dù vì thế, mẹ phải sớm lìa đời.
Những gì mẹ làm sẽ cho mẹ sống
Những người thân của chúng ta liên miên đau ốm
Mẹ thì không khỏe
Nhưng
Hercules không phải là thần tượng của chúng ta
Tình yêu mạnh hơn thần quyền, vô hiệu hóa những áp đặt
Mẹ triệt tiêu nỗi khổ nhọc bằng sự dữ dội ẩn nhẫn
Bằng khao khát con, chế ngự tâm hồn
Con
Ước mơ vĩ đại, dẫu cho ngày tuyệt diệt
Giữa những ước mơ hỗn độn và giả tạo đầy rẫy xung quanh
Cánh tay mệt lả của mẹ vẫn là đôi cánh bền vững
Hãy bay cao từ khi đôi bàn chân bé nhỏ của con bấm vào ngực mẹ
Hãy bay cao từ khi đôi bàn chân bé nhỏ của con bấm vào ngực mẹ
Mẹ nghĩ
Con có thể kiêu hãnh về mẹ và cha
Từ lúc còn nằm trong cha và mẹ
Mẹ viết đến tiều tụy
Dù vì thế, mẹ phải sớm lìa đời.
Những gì mẹ làm sẽ cho mẹ sống
Những người thân của chúng ta liên miên đau ốm
Mẹ thì không khỏe
Nhưng
Hercules không phải là thần tượng của chúng ta
Tình yêu mạnh hơn thần quyền, vô hiệu hóa những áp đặt
Mẹ triệt tiêu nỗi khổ nhọc bằng sự dữ dội ẩn nhẫn
Bằng khao khát con, chế ngự tâm hồn
Con
Ước mơ vĩ đại, dẫu cho ngày tuyệt diệt
Giữa những ước mơ hỗn độn và giả tạo đầy rẫy xung quanh
Cánh tay mệt lả của mẹ vẫn là đôi cánh bền vững
Hãy bay cao từ khi đôi bàn chân bé nhỏ của con bấm vào ngực mẹ
Em
gặp mình
Qua hợp âm giấc mơ
Màu xanh mơ ước
Sao trời phiêu linh
Vòm đêm vỡ sáng
Vầng trăng mê mải tròn đầy...
Đêm rơi qua dải khăn mây
Gió đợi chở nhau thơ thác
Nảy đọt yêu thương
Lớn trên tay những mầm khao khát
Khẽ về sắc cỏ thanh miên...
Và bình minh thở phía trời xa
Ngày lên! Giấc mơ tung cánh
Không gian mở bao đường tuyệt đích
Mùa về thức đợi riêng em
Qua hợp âm giấc mơ
Màu xanh mơ ước
Sao trời phiêu linh
Vòm đêm vỡ sáng
Vầng trăng mê mải tròn đầy...
Đêm rơi qua dải khăn mây
Gió đợi chở nhau thơ thác
Nảy đọt yêu thương
Lớn trên tay những mầm khao khát
Khẽ về sắc cỏ thanh miên...
Và bình minh thở phía trời xa
Ngày lên! Giấc mơ tung cánh
Không gian mở bao đường tuyệt đích
Mùa về thức đợi riêng em
Dấu vết
Em khóc
sập trời anh vẫn cứ đi, gạt em về vạt vạt mây tơi tả
Em phút chốc là Nữ Oa, nâng khoảng trời bị trượt chân, bằng mi mắt khô trụi
Rồi hồn phiêu bồng lại nhập xác than
Rồi lại nóng bừng hồi hộp hồi hộp
Em muốn tìm anh, nhưng lại lạc vào bóng mình, tìm anh trong tiếng vọng của bão
Con đường hút hút lõm những dấu chân
Em ướm chân mình, định uống nước trong một dấu chân, như cổ tích…
Mà chỉ toàn dấu chân phụ nữ!
Hai bên đường, những bông hoa loa kèn đỏ khóc
Đêm ướt - những dấu chân đọng nước
Đi theo những dấu chân tới khi lả đi nơi gió xối thành thác, nơi những người đàn bà ở trần, thổn thức nhìn đường tối và trăng sang
Họ bảo em, đừng đi nữa, không tìm được đâu, những dấu chân biến mất nhanh vì đàn ông đổi thay như biển cả
Tru lên tru lên những cây đèn đỏ
Trăng tước mình - rơi - như chiếc móng tay
Những người đàn bà làm bặt tiếng tru liên hồi của hoa, bằng lưỡi.
Em phút chốc là Nữ Oa, nâng khoảng trời bị trượt chân, bằng mi mắt khô trụi
Rồi hồn phiêu bồng lại nhập xác than
Rồi lại nóng bừng hồi hộp hồi hộp
Em muốn tìm anh, nhưng lại lạc vào bóng mình, tìm anh trong tiếng vọng của bão
Con đường hút hút lõm những dấu chân
Em ướm chân mình, định uống nước trong một dấu chân, như cổ tích…
Mà chỉ toàn dấu chân phụ nữ!
Hai bên đường, những bông hoa loa kèn đỏ khóc
Đêm ướt - những dấu chân đọng nước
Đi theo những dấu chân tới khi lả đi nơi gió xối thành thác, nơi những người đàn bà ở trần, thổn thức nhìn đường tối và trăng sang
Họ bảo em, đừng đi nữa, không tìm được đâu, những dấu chân biến mất nhanh vì đàn ông đổi thay như biển cả
Tru lên tru lên những cây đèn đỏ
Trăng tước mình - rơi - như chiếc móng tay
Những người đàn bà làm bặt tiếng tru liên hồi của hoa, bằng lưỡi.
Những đối Lập
Bố
Mặt trời nóng rực và ồn ã
Con muốn gần ... lại sợ ...
tan ra...
Mẹ
Mặt trăng xa
Con ngần ngại cận kề
Con
Vì sao lạc giữa
Lớn lên và sáng bằng nước
mắt
Bầu trời không ngừng bão tố
Sấm, sét chớp rạch đấy
những cánh sao mảnh dẻ của con
Con cố vươn cánh sáng hơn
những ngôi sao chi chít kia, để
nối gần bố mẹ
....
Mặt trời nóng rực và ồn ã
Con muốn gần ... lại sợ ...
tan ra...
Mẹ
Mặt trăng xa
Con ngần ngại cận kề
Con
Vì sao lạc giữa
Lớn lên và sáng bằng nước
mắt
Bầu trời không ngừng bão tố
Sấm, sét chớp rạch đấy
những cánh sao mảnh dẻ của con
Con cố vươn cánh sáng hơn
những ngôi sao chi chít kia, để
nối gần bố mẹ
....
Trong bài: Đôi điều về nhà thơ Vi Thùy Linh, tác giả Mai Phương đã viết:
“Thể thơ
tự do với kiểu ngắt dòng ngắn dài không đều nhau chính là phương
tiện đắc dụng hàm tải ý tưởng có phần mới lạ và mang hơi hướng
triết học của thơ Vi Thùy Linh.
Trở lại
với việc thơ Linh được mệnh danh là “hiện tượng Vi Thùy Linh” ngoài
những giá trị tự thân trong còn phải kể đến những nỗ lực hết sức
nghiêm túc của tác giả trong việc tìm tòi những hình thức thể
nghiệm nghệ thuật mới đưa thơ đến với người đọc.”
Tài liệu
tham khảo:
- Vi Thùy Linh Web: vi-vn.facebook.com/vithuylinh
- Cao Bằng của tôi Web: pt-pt.facebook.com/thucphamdantocvungcao
- Cao Bằng của tôi Web: pt-pt.facebook.com/thucphamdantocvungcao
No comments:
Post a Comment