Pages

Saturday, November 24, 2018

Tham quan vườn Bonsai Bình Dương


Trong thời gian về Việt Nam năm nay, có Dĩ, Phượng và anh thứ 3 của Phượng từ San Jose về có việc riêng. Nhân tiện, con rể tôi đưa chi chơi ở Bình Dương, nên tôi mời họ cùng đi.


Truớc tiên vào trong khuôn viên khách sạn Pavillon uống cà-phê, đây vốn là Bộ Tổng Tham Mưu của QLVN Cộng Hòa, sau nầy Quân Khu 7 quản lý, chia cắt ra để làm kinh tế cho quân đội và cá nhân cát cứ.

Trong nầy có không gian rộng rải, có nơi ăn uống và cà-phê. Ở đâu tôi cũng chỉ uống cà-phê đen, nhưng ly cà-phê ở đây, tôi chỉ hớp có mỗi 1 hớp mà thôi, nó đắng kỳ lạ, mặc dù tôi đã dùng tới 2 gói đường.


Trên đường đi, xe chạy ngang qua Trường Cao Đẳng Điện Lực, xưa vốn là Trường Kỹ Thuật Gia Định. Năm 1973, ông Nguyễn Minh Hoàng Phó Giám Đốc Nha Kỹ Thuật, gọi tôi đến gặp ông, tại phòng của ông kề bên Phòng ông Giám Đốc Lý Kim Chân, lúc còn tại dãi 6 lớp học sát đường Phạm Đăng Hưng Đa Kao, nay là Mai Thị Lựu, trong khi ông Trần Lưu Cung vẫn còn ngồi ở văn phòng tại 48 Phan Đình Phùng với chức danh Thứ Trưởng Giáo Dục. 

Ông Hoàng bảo tôi: “Anh đi lên trường Gia Định làm Hiệu Trưởng, thế kỷ sư Thịnh nghe.” Tôi vội trả lời ngay: “Thầy ơi! Từ đây lên đó tuy gần, nhưng 4 giờ chiều đã có người không dám đi, em là Sĩ quan biệt phái, em sợ VC. Xin Thầy cho em hai chữ bình an”. Thầy Hoàng không hài lòng nói với tôi: “Khi tôi ở Đại học Y Dược, bảo anh về đó, anh không đi, gần đây bảo anh về MSD ở Thủ Đức anh cũng không đi. Không nhờ anh được việc chi cả”. Tôi ca bài ca con cá với Thầy Hoàng: “Thầy thông cảm dùm em, em ở Banmêthuột xin về đây là để đi học. Nếu muốn làm Hiệu Trưởng, năm 1970, em đã nhận lời khi gặp ông Giám Đốc, để thay anh Nguyễn Văn Hoa đi tu nghiệp ở Mỹ.”


Tôi nhớ tới anh Trịnh Như Tích được giữ chức Xử lý Hiệu Trưởng Trường nầy từ đó cho đến ngày 30-4-1975, nay anh định cư ở San Jose.

Chúng tôi ghé nhà thân chủ của con rể tôi là cập vợ chồng Chung – Thanh, mọi người được tự nhiên đi thăm vườn cảnh, ngồi nhà mát ăn trái cây và giải khát.


Sau đó hai vợ chồng chủ nhà mời vào nhà, uống trà ở phòng khách, xem những bình Đinh Lăng, Sâm Đại Hàn ngâm rượu, bình nào cũng to lớn, có thể gọi là “bự tổ chảng”.


Anh Chung pha trà Tàu mời chúng tôi dùng, bộ ấm trà của anh, cách anh pha trà sành điệu, đúng là một “trà nô”.


Khi ra về, tôi được biếu một bình Sâm Đại Hàn ngâm rượu, 2 chai chuối hột ngâm rượu và 2 chai Mật Nhân ngâm rượu cho nhà tôi uống trị đau lưng.


Sau đó, chúng tôi đi lên Bình Dương, quá khỏi thành phố chừng 20 km, vào nhà anh Hiền, xung quanh nhà anh là những cây Bonsai, cạnh nhà có ngôi nhà mát, có Divan và bộ ván ngựa với một ít tượng gỗ chạm trổ đẹp.

Sau đó chủ nhà mời vào trong nhà, cho xem những bộ sưu tập như La Hán, đầu bò, gạt nai, tranh cẩn sơn mài, kiếm.


Đó đây tượng gỗ Bồ Đề Đạt Ma, Quan Vân Trường… 

Chủ nhà anh Hiền là người hiếu khách, con rể tôi làm sân vườn cho anh ta nên quen biết thân nhau, chúng tôi được mời uống trà cổ lủ.

Sau khi rời nhà anh Hiền, chúng tôi về thị xã Bình Dương dùng cơm tại quán cơm chay.


Rồi chúng tôi đến nhà khách hàng khác của con rể tôi, thăm họ cũng để tham quan vườn cảnh nhà mới xây dựng.


Sau đó, chúng tôi tới nhà anh Phúc cũng là thân chủ của con rể tôi, Phúc vì bận tiếp đãi khách ở xa về, nên không có mặt tại khu nhà nghỉ dưỡng. đang xây dựng giữa cánh đồng rau muống xanh tươi.


Mặc dù chủ đất đã cất ngôi nhà mát nằm trên một cái hồ nước khá rộng, nhà khá cao, lợp lá dừa nước, khung nhà với những vì kèo, đòn tay bằng thép ống, do thả những bức rèm tre,  và những cây dừa, cây cao, bụi chuối mới trồng, giữa chốn đồng mông hiu quạnh, không có cây cao bóng mát, nên nóng bức vẫn nóng bức, mặc dù đã cho vài cây quạt bàn chạy. Mọi người nằm trên võng thư giản, nhưng khó chịu vì nóng bức, nên không thể đi vào giấc ngủ trưa yên vắng ở vùng quê.

Trở về thành phố vào buổi chiều, xe cộ ồn ào, rối mắt, chẳng bù với buổi trưa ở An Phú Đông, đồng ruộng mênh mông, ruộng xanh tươi tốt, không có tiếng động, hoàn toàn yên tĩnh. Thật đáng hưởng thú thanh nhàn.

866424112018



 

No comments:

Post a Comment