Tham quan cố đô Huế
Năm nay về Việt Nam, tôi chọn một chuyến du lịch miền Trung, gồm có chuyến đi 5 ngày 4 đêm của Công ty du lịch VietTravel. Gồm có tham quan cố đô Huế, ra Quảng Bình tham quan động Phong Nha, động Thiên Đường, trở vào đi ngang qua cầu Hiền Lương, cổ thành Quảng Trị, vịnh Lăng Cô, ở Đà Nẵng tham quan Bà Nà, phố cổ Hội An vào ban đêm, làng đá Non nước, chùa Linh Ứng và tham quan ngọn Thủy Sơn trong Ngũ Hành Sơn của Đà Nẵng.
Trong suốt ngày, mưa tầm tả trong khi thời tiết lạnh, làm cho việc tham quan không được nhìn thấy mỹ mãn cảnh quan, rất đáng tiếc cho ngày đầu tiên tham quan ở Huế.
Plan of Great Enclosure, Hue, Vietnam. 1. Meridian Gate (Ngọ
Môn) 2. Thái Dịch Lake (Hồ Thái Dịch) 3. Trung Đạo Bridge (Cầu
Trung Đạo) 4. Esplanade of Great Salutation (Sân Đại Triều) 5. Hall
of Supreme Harmony (Điện Thái Hoà) 6. Main Gate of Forbidden Purple City
(Đại Cung môn) 7. Left House, Right House (Tả vu, Hữu vu) 8.
King’s Official Working Place (Điện Cần Chánh) 8a. (Điện Võ Hiển)
8b. (Điện Văn Minh) 9a. (Điện Trinh Minh) 9b. (Điện Quang Minh)
10. King’s Residence (Điện Càn Thành) 11. Queen’s Residence (Điện
Khôn Thái) 11a. (Viện Thuận Huy) 11b. (Viện Dưỡng Tâm) 12. Kiến
Trung Pavillion (Lầu Kiến Trung) 13. Royal Reading Pavillion (Thái
Bình Lâu) 14. Royal Park (Vườn Ngự Uyển) 15. Cơ Hạ Park (Vườn Cơ
Hạ) 16. Interior Treasury (Phủ Nội Vụ) 17. Triệu Temple (Triệu Miếu)
18. Thái Temple (Thái Miếu) 19. Grand Queen Mother’s Residence (Cung
Trường Sanh) 20. Queen Mother’s Residence (Cung Diên Thọ) 21. Phụng
Tiên Temple (Điện Phụng Tiên) 22. Hưng Temple (Hưng Miếu) 23. Thế
Temple (Thế Miếu) 24. Nine Dynastic Urns (Cửu Đỉnh) 25. Hiển Lâm
Pavillion (Hiển Lâm Các) 26. Hiển Nhơn Gate (Cửa Hiển Nhơn) 27.
Hoà Bình Gate (Cửa Hoà Bình) 28. Chương Đức Gate (Cửa Chương Đức)
29. Royal Office (Ngự Tiền Văn phòng) 30. Harem (Lục Viện) 31.
Minh Thận Temple (Điện Minh Thận)
Xem thêm hình ảnh tại:
Năm nay về Việt Nam, tôi chọn một chuyến du lịch miền Trung, gồm có chuyến đi 5 ngày 4 đêm của Công ty du lịch VietTravel. Gồm có tham quan cố đô Huế, ra Quảng Bình tham quan động Phong Nha, động Thiên Đường, trở vào đi ngang qua cầu Hiền Lương, cổ thành Quảng Trị, vịnh Lăng Cô, ở Đà Nẵng tham quan Bà Nà, phố cổ Hội An vào ban đêm, làng đá Non nước, chùa Linh Ứng và tham quan ngọn Thủy Sơn trong Ngũ Hành Sơn của Đà Nẵng.
Sáng sớm,
chúng tôi đáp phi cơ hãng VietJet, sau 1 giờ bay, ra đến phi trường Phú Bài hơn
8 giờ sáng. Tại đây có hướng dẫn viên Phan Phước Đức Duy đón và đưa chúng tôi đi vào Thành nội.
Hướng dẫn viên Duy cầm cờ, đưa đoàn đi
trong cơn mưa.
Sau khi
qua cổng, vào thành trước tiên chúng tôi tham quan 4 khẩu thần công, ngăn cách
một bãi đất rộng, bên kia có 5 khẩu, tổng cộng có 9 khẩu.
Sau đó chúng tôi di chuyển đến cửa Ngọ
Môn còn được gọi là lầu Ngũ Phụng để mua vé vào trong, ngày nay không được lên lầu
Ngọ Môn.
Qua khỏi Ngọ môn, chúng tôi đi vào sân
chầu, là sân gạch ngày xưa các quan từ Đệ nhất đến Đệ Cửu phẩm quỳ theo thứ tự
khi dự họp Đại Trìều, trong Điện Thái Hòa chỉ có vua và Tứ Trụ ở trong đó.
Ở đây không
cho chụp ảnh, tôi nhớ đầu năm 1964 tôi đã có chuyến đi Huế 1 tuần, tôi đã được
tham quan Điện Thái Hòa nầy, ngày ấy có anh muốn ngồi lên ngai vua, nhưng người
trông nom điện nói với cậu ta:
- Cậu ơi
! Tôi không có quyền cấm cậu ngồi lên ngai vua, tôi chỉ muốn cho cậu biết cách
nay không lâu có người ở Đà Nẵng ra, ngồi lên ngai. Sau đó về nhà bệnh nặng, chạy
chữa không khỏi, phải vái cúng con heo, sau khi lành bệnh, họ đã mang heo ra đây
cúng tạ lễ. Tôi cho cậu biết rồi đó. Bây giờ cậu muốn ngồi hay không là tùy cậu
nhé!
Có người
còn phụ họa thêm:
- Từ Đà Nẵng
ra đây dễ, chớ từ Sàigòn ra đây, đường xa cách trở đó nghe !
Anh bạn ấy
của tôi trong đoàn từ Sàigòn ra thăm cố đô, không còn muốn ngồi lên ngai vàng và
chắc còn vài người khác, cũng từ bỏ ý định ngồi thử lên ngai vua một lần cho biết.
Sau khi
tham quan Điện Thái Hòa, chúng tôi đi ra sau Điện có lối đi dẫn tới Thế Tổ Miếu.
Tôi ra Huế những năm 1964, 1965 cả thảy là 3 lần, 2 lần đi theo GĐPT, một lần
đi họp Tổng Hội Sinh Viên Quốc Gia Việt Nam. lần nào cũng có vào Thành nội, có lần
lên lầu Ngũ Phụng nằm nghỉ trưa, có lần ăn cơm khách, ngủ đêm ở nhà giáo sư Hà
Thúc Hoan tại cửa sụp, nhưng chưa lần nào được tham quan Thế Tổ Miếu.
Tôi không
đọc bảng thông báo nên chụp một tấm ảnh, ngay sau đó có người trông nom đến nhắc
tôi không được chụp ảnh, nên không có ảnh đẹp và quý hiếm ở đây, trước sân Thế
Tổ Miếu là cửu đỉnh, có chạm trổ 153 thắng cảnh của đất nước Việt Nam.
Sau khi
tham quan nơi đây xong, Đoàn chúng tôi đi dùng cơm trưa, rồi tiếp tục đi viếng
chùa Linh Mụ ở Kim Long. Nơi đây có chưng bày chiếc xe Austin của anh Trần
Quang Thuận đã chở ngài Quảng Đức đi tuần hành, trong đám rước di ảnh các Thánh
tử đạo, với khoảng 800 tăng, nì đi từ chùa Phật Bửu Tự gần Tam Tông Miếu trên đường
Cao Thắng đến chùa Xá Lợi, sau đó Ngài đã tự thiêu tại ngã tư Lê Văn Duyệt với
Phan Đình Phùng, nay là Cách mạng tháng Tám với Nguyễn Đình Chiểu vào ngày
11-6-1963.
Nhờ có
anh Trần Quang Thuận xin với Hòa Thượng Thích Đôn Hậu năm 1965 khi ra thăm viếng
chùa nầy, tôi đã được leo lên tận tầng 6 của ngôi tháp Phước Duyên.
Gặp một vị
Sa-di, tôi hỏi:
- Thưa chú,
con rùa đá sau chùa còn không ?
Chú ấy hơi
ngờ ngợ rồi đáp:
- Vẫn còn
đó, nhưng nay cây cỏ mọc um tùm nên khó thấy.
Lần ra Huế
năm đó, có vị Tăng đã đưa vài anh em chúng tôi đi ra phía sau vườn chùa, cách vườn
chùa chừng 100 thước có con rạch khô cạn, bên bờ rạch có con rùa đá dài chừng 2
thước. Theo sự tích ngày xưa lúc mới xây dựng, chư Tăng phải trồng trọt hoa màu
để sống, bị thú rừng đến ăn hoa màu, đến khi thu hoạch chùa chẳng được bao nhiêu.
Một đêm trời đổ cơn mưa, rồi một tiếng sét đánh, sáng ra người ta thấy có một
con rùa bị sét đánh chết, từ đó hoa màu của chùa không còn bị thú rừng phá hoại,
chùa tạo con rùa đá để ghi lại một sự kiện và nhắc nhở mọi người hãy tôn trọng
cửa thiền.
Khóc Bằng phi
Ới Thị Bằng ơi đã mất rồi!
Ới tình, ới nghĩa, ới duyên ôi!
Mưa hè, nắng chái, oanh ăn nói,
Sớm ngõ, trưa sân, liễu đứng ngồi.
Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại, để dành hơi.
Mối tình muốn dứt càng thêm bận,
Mãi mãi theo hoài cứ chẳng thôi.
Đoàn trở
lại thành phố dùng cơm, sau đó đi viếng Khiêm Lăng, tức là lăng vua Tự Đức. Vua
Tự Đức là một vì vua sính văn chương, ông có tâm hồn lãng mạn nên đã xây lăng rất nên thơ. Chúng ta hãy đọc bài thơ Khóc Bằng
phi của ông, có người cho rằng không phải vua là tác giả, vì các cung phi của
vua Tự Đức không có ai là Bằng phi, tuy
nhiên lời thơ phù hợp với nhà vua.
Khóc Bằng phi
Ới Thị Bằng ơi đã mất rồi!
Ới tình, ới nghĩa, ới duyên ôi!
Mưa hè, nắng chái, oanh ăn nói,
Sớm ngõ, trưa sân, liễu đứng ngồi.
Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại, để dành hơi.
Mối tình muốn dứt càng thêm bận,
Mãi mãi theo hoài cứ chẳng thôi.
Tiếc rằng khi tham quan lăng nầy, mưa
nặng hột, lại thêm lạnh giá, nên mọi người chỉ xem qua loa, có người chẳng vào
trong Khiêm cung hay nhà Thủy tạ.
Sau khi
tham quan xong, đoàn chúng tôi quay về thành phố dùng cơm. Buổi tối xuống thuyền
rồng trên sông Hương, thưởng thức ca Huế, thả đèn trên sông Hương. Đây là chương
trình riêng, người tham dự phải đóng thêm tiền.
Đêm đoàn
chúng tôi nghỉ tại khách sạn Mường Thanh trên đường Lê Lợi, bờ Nam sông Hương của
thành phố Huế.
Trong suốt ngày, mưa tầm tả trong khi thời tiết lạnh, làm cho việc tham quan không được nhìn thấy mỹ mãn cảnh quan, rất đáng tiếc cho ngày đầu tiên tham quan ở Huế.
Xem thêm hình ảnh tại:
No comments:
Post a Comment