Lâm Tỳ Ni
thuộc nước Nepal, cách biên giới Ấn Độ 26 km, hôm qua chúng tôi đến đây, nghỉ
ngơi ở trong khuôn viên chùa Tây Tạng Sakya Guest House. Môm nay ngày Thứ Bảy
23-3-2019 chúng tôi mới đi viếng nơi đức Phật đản sinh, nơi đây ngày nay có Vườn
Lâm Tỳ Ni, tôi chưa rõ là rộng bao lớn, nhưng rộng lớn lắm, xung quanh có hàng
rào sắt, bên trong có nhiều cây như cánh rừng, nhưng cây còn nhỏ, chưa có cây
to lớn.
Chúng tôi
thuê xe hơi 6 chỗ đi chiêm bái nơi đức Thế Tôn đản sinh và chùa trong Vườn Lâm
Tỳ Ni nầy. Xe chạy vào một đoạn chừng 300 m rồi dừng lại, chúng tôi đi bộ một
đoạn chừng 5, 6 chục mét, vào chỗ nầy có xây dựng đường lót gạch, bên tay mặt
có con sông có tàu nhỏ chở khách chạy, nhìn xa chừng trên 1 km là ngọn tháp trắng
của ngôi chùa.
Bên tay
trái có con đường lát gạch rộng chừng 8 thước, cuối đường là tượng đức Phặt đản
sinh, tượng to gắp 2, 3 lần người bình thường.
Phía sau
tượng đi xuống vài bậc thang là con đường nhỏ chừng 6 thước ngang, dài độ 100
thước, đây là con đường mới đấp xuyên qua cái đầm, nên hai bên có nước, có cỏ
và loại cỏ sống dưới nước, có những con cò, con vạt, con trích thảnh thơi đi kiếm
ăn.
Theo bảng chỉ dẫn, trong vùng nầy có nhiều loại chim muông hoang dã, cũng có khỉ nữa.
Chấm dứt
con đường nầy là nơi bán vé vào cửa bên tay phải, có nhà để mọi người bỏ giày dép ở ngoài, từ
đây vào đền cũng khoảng 50 thước, qua khỏi trạm kiểm soát có con đường ngang, rẽ trải chừng 10 thước lại rẽ phải, đi vào góc trái của đền, đền xây gần
như hình vuông, mỗi cạnh chừng 20 thước, sơn màu trắng, chỉ có cửa vào và cửa
ra khá nhỏ chỉ 1 cánh mà thôi, có những khung thông hơi và ánh sáng trên cao, nên
khi vào trong sẽ tối, tạo nên khung cảnh huyền bí một ít.
Đứng ở trạm
soát vé nhìn vào đền, thấy có trụ đá của Vua A Dục dựng lên ngày xưa, còn nguyên
vẹn, trụ đá nầy trên đỉnh không có biểu tượng con sư tử.
Ở chỗ góc
trái của đền có bảng giải thích bên trong có phiến đá có dấu chân, tương truyền đó là dấu
chân của Thái tử Siddhārtha Gautama (सिद्धार्थ गौतम) tiếng Sanskrit hay Siddhattha Gotama (शिद्धत्थ गोतम) tiếng Pali và bức phù
điêu bằng đá tạc tượng hoàng hậu Ma Gia hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa.
Khi chúng
tôi vào xếp hàng 1 không có chen lấn, nhưng cũng không có thong thả cho lắm. Tại
chỗ có dấu chân Phật ở dưới sâu chừng 2 thước, có kính che bên trên và tượng Hoàng
Hậu Ma Gia với Thái tử ốp vào tường gạch trên cao chừng hơn 2 thước, cách lối đi
cũng xa chừng 2 thước nên không ai có thể vói tay tới, trong khu nầy diện tích
chừng 10 thước chung quang có lan can, ở giữa có lẽ là những phiến đá to, người
ta đấp lên đó những tấm vải nên không nhận rõ hình thù, nhưng chắc chắn không
phải tượng, người ta cúng nhiều tiền giấy vào đó, mặc dù nơi nầy có cái thùng công
đức, cô Phùng Hòa bạn tôi, có nhờ tôi cúng 200 đô la, tôi cúng vào đây 100 đô
la, hồi hướng công đức và nguyện cho gia đình cô Hòa được bình an khương thới,
còn 100 đô la, tôi nhờ các cháu cùng đi đổi ra tiền Nepal, cúng các chùa chúng
tôi thăm viếng.
Vì trong
nầy cấm chụp ảnh, nên tôi không thể ghi lại hình ảnh quý báu nầy, nhưng tôi tự
hỏi sao tiền giấy nhiều quá mà người ta không thu nhặt, cứ để tờ nọ nằm lên tờ
kia. Trong đền nầy có những di tích cỗ như phòng ốc… đã xây dựng từ thế kỷ thứ
3 BC cho đến thế kỷ thứ 7 AD.
Sau đó chúng
tôi đi nhiễu một vòng rồi ra ngoài ở cửa sau, gần cửa sau là một cái hồ nước hình
vuông, trong hồ có cá to và có cả rùa, có những người phụ nữ Ấn theo tầng bậc cấp
xuống hồ, lấy tay vẩy nước lên đầu.
Qua khỏi hồ trên tầng đất cao hơn có cây bồ đề khá to, có nhiều người đến thắp đèn cúng kiếng dưới góc cây, xung quanh cách xa gốc cây chừng 6, 7 thước có một nhóm chư Tăng ngồi thành hình vuông theo nền đất có lát gạch, tụng kinh.
Chúng tôi
đi chiêm bái, đã 2 lần treo cờ nhưng không rõ vì sao còn sót lại một bó cờ, nên
chúng tôi treo ở đây, rồi đến một gốc cây có sạp gỗ vây quanh, chúng tôi ngồi
quanh gốc cây nầy tụng một thời kinh.
Chúng tôi chụp ảnh bên cạnh hồ nước, để thấy cả đền, trụ đá của vua A Dục.
Chúng tôi chụp ảnh bên cạnh hồ nước, để thấy cả đền, trụ đá của vua A Dục.
Sau đó,
chúng tôi rời khỏi nơi đức Phật đản sinh, đi thăm chùa Tây Tạng, nơi đây ở trong sân chùa có tượng Thái tử cữi
ngựa và người hầu Xa Nặc. Trong chùa trên vòm vẽ nhiều hình, bên ngoài tường bốn bên đều có vẽ nhiều bức tranh theo Phật Giáo Tây Tạng.
Trước chùa
có tượng Phật đản sanh, có hồ nước nhỏ và có tên chùa. Sau khi rời chùa nầy, chúng
tôi đi viếng chùa Việt Nam Phật Quốc Tự Lâm Tỳ Ni của Thầy Huyền Diệu.
Thầy đi
hoằng dương ở nước ngoài, nên không có tại chùa, có một vị Tăng ở Việt Nam mới
sang vài tháng đang ở đó tiếp chúng tôi.
Chùa có 2
con hoàng hạc, nó rất dạn ở trong khuôn viên có rào sắt chung quanh. Chùa rất lớn
và xây đã lâu. Chánh điện trên lầu cao, bên trong có 3 gian, gian giữa tôn 3 tượng
Phật, gian tay phải thờ đức Quán Thế Âm, gian tay trái thờ đức Địa Tạng Vương.
Chúng tôi vào lễ Phật, cúng dường cho cô Hòa và cá nhân. Cạnh chánh điện có dãi
Tây lang 3 tầng.
Khi chúng
tôi rời chánh điện đi xuống, có vị Tăng mới từ Việt Nam sang vài tháng, mời chúng tôi uống trà,
sau khi đàm đạo mời chúng tôi thọ trai. Sau khi thọ trai xong, vị Tăng mời chúng
tôi đến dùng cơm chiều, vì dự định trước buổi chiều dùng Buffet nên chúng
tôi từ chối. Chúng tôi cúng đường vị Tăng rồi chào từ giả trở về khách sạn nghỉ
ngơi.
Vị Tăng nầy
ở Nhà Bàn, Châu Đốc, khi đàm đạo với tôi sau khi tôi dung cơm, nên vị Tăng nầy
tặng cho tôi quyển sách Khi Hồng Hạc Bay Về của Thầy Huyền Diệu và cho tôi bài
Kinh Đại Phúc Đức (Mahammangala Sutta).
Trong Vườn
Lâm Tỳ Ni có rất nhiều chùa, mỗi chùa rất to lớn của Phật Giáo các nước Việt
Nam, Tây Tạng, Thái, Lào, Sri Lanka, Mayanma, Nhật, Trung Hoa, Nam Hàn … Riêng
Việt Nam ngoài Việt Nam Phật Quốc Tự, còn có chùa Linh Sơn gốc ở Paris vừa mới xây cất xong.
Đến đây,
chúng tôi đã chiêm bái đủ Tứ Động Tâm, ngày mai chúng tôi sẽ rời nơi đây
trở lại Ấn Độ tham quan Thành Xá Vệ.
Buổi chiều,
nhân không đi tham quan đâu cả, tôi vào chánh điện của chùa lễ Phật, chánh điện
khá rộng, đặc biệt là tượng Phật tĩnh tọa khá lớn, trông rất trang nghiêm,
thanh tịnh, chỉ có một thanh niên đang lau dọn trên bàn Phật và tôi vào lễ Phật.
Tôi nhờ thanh niên nầy chụp cho vài tấm ảnh.
Buổi tối
cả nhóm đi ăn Buffet, trừ nhà tôi mệt nằm lại tại phòng. Buffet có nhiều món
chay, chỉ có 1 món mặn. Đà, Thanh và tôi uống bia Everest của Nepal sản xuất
cho biết hương vị. Bia nầy có 5% Cồn, uống cũng được nhưng không ngon bằng bia
tối hôm qua, cũng tương tựa như bia Saigon.
Mời xem thêm hình ảnh:
Mời xem thêm hình ảnh:
Chiêm bái Phật tích Lâm Tỳ Ni
8664230319
No comments:
Post a Comment