Sáng sớm
ngày Chủ nhật 17-3-2019, chúng tôi vào Bồ Đề Đạo Tràng, trên đường đi từ khách
sạn Mahayana tại Bodhgaya, Gaya, Bihar 824231 (India) đi đến Bồ Đề Đạo Tràng
không xa, chỉ mất chừng 3 phút, Lama Konchok Lhundup hướng dẫn chúng tôi mua trái cây, hoa, y vào
dâng lễ.
Do trước
đây có bọn phá hoại định dùng điện thoại di động để phá hoại thánh tích nầy,
nên nay cấm mang vào đây điện thoại di động, ipad, còn máy chụp ảnh, quay phim
mang vào phải trả tiền có nhiều giá, máy chúng tôi Canon loại bỏ túi nên phải
trả 100 Rupees.
Vào cửa
không tốn tiền, phải qua 2 trạm an ninh, trạm ngoài không có máy dò, trạm trong
cùng có máy để khám những túi xách mang vào, qua khỏi trạm nầy, mọi người phải
bỏ giày dép ra. Nền Bồ Đề Đạo Tràng gần như đều lát đá cẩm thạch.
Vào bên
trong, trước tiên vào Đại tháp dâng lễ vật cúng dường. Trong Đại tháp có 3
gian, gian trong cùng có bàn thờ tôn tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nơi đây có
không gian chứa khoảng 20 người, có một số người vào đó ngồi lại, có người vào
dâng lễ, Lạy Phật rồi ra. Khi dâng lễ, hoa quả đặt trên bàn, còn y thì có vị phụ
trách đem đấp y cho tượng rồi sau đó lấy xuống, ban tặng cho các vị Tăng cũng
như một số Phật tử, hoa quả cũng vậy.
Sau khi
dâng lễ, chúng tôi đi ra ngoài đi nhiễu Đại tháp, phía sau Đại Tháp là gốc cây
Bồ Đề nơi đức Thích Ca Mâu Ni thành đạo, có nền đất xây cao chừng 1,5 m, chung
quanh có rào sắt. Chung quanh Đại Tháp có lối đi rộng chừng 8 thước, bên trong
khoảng 6 thước, là nền cao chừng 2 tấc, bên tay trái Đại tháp có xây một bục
cao chừng 1, 5 m, ngang chừng 1,5m, dài chừng 15m, trên đó người ta trải hoa
cúng Phật và chư thiên, bên ngoài Đại tháp có khoảng trống làm vườn cảnh, ngoài
đó nữa là tầng cao bằng với mặt đường bên ngoài, cao hơn nền tháp chừng 10 thước,
ngoài cây Bồ Đề nơi đức Phật thành đạo, phần bê ngoài có vài cây Bồ Đề cũng cao
lớn.
Sau khi
đi nhiễu Đại tháp, Lama hướng dẫn chúng tôi ra phía sau, tại đây người ta đóng
một cái sạp gỗ, không rõ dùng để làm chi, chúng tôi ngồi tụng kinh dưới tàng
cây Bồ Đề, thỉnh thoảng có lá rụng, nhiều người nhặt lá, chúng tôi ngồi thỉnh
thoảng lá rụng gần mình, lúc đó mới nhặt những chiếc lá nầy.
Sau khi tụng
kinh, Lama hướng dẫn chúng tôi đi về phía tay trái của Đại tháp, nơi đây có hồ
nước, giữa hồ có tượng đức Phật ngồi thiền có thần rắn dùng mang che trên đầu
Phật, theo sự tích, nơi đó là đất, Phật nhập định, trời mưa nên thần rắn che
cho Phật. Gần đó có nhà để cho Phật tử đốt đèn dầu, có lẽ để cầu nguyện, lúc chúng
tôi đến quá 12 giờ, nơi đây đóng cửa buổi chiều, chúng tôi không vào được để thắp
đèn, nhìn vào thấy bên trong có nhiều đèn thắp sáng lung linh.
Chúng tôi
tiếp tục đi, nên ra phía sau Đại tháp, đây là phần trên cùng, ở phía sau có
tháp bề ngang chừng 6 thước, khóa cửa, nhưng nhìn vào bên trong thờ tượng đức
Quán Thế Âm, tháp nầy kỷ niệm sau khi đức Phật thành đạo, Ngài ngồi lại đây
trong 2 tuần lễ nhập đại định, sau đó mới đi đến Varanasi tìm ông Kiều Trần Như
với 4 bạn tu khác.
Sau đó
chúng tôi rời khỏi Bồ Đề Đạo Tràng, đi dùng cơm, nghỉ ngơi. Buổi chiều đi tham
quan, khổ hạnh lâm nơi đức Phật tu khổ hạnh với các ông Kiều Trần Như.
Khoảng 2
giờ chiều, chúng tôi đi tham quan Khổ hạnh lâm, trước tiên vào tham quan nơi
Nàng Tu Xà Đa dâng sữa cho Sa môn Cù Đàm, Nơi đây đang kêu gọi đóng góp để xây
dựng thánh tích nầy.
Sau đó
chúng tôi đến Khổ Hạnh Lâm, nơi đây là một địa điểm thờ cúng chung với Ắn giáo,
có xây tường vây bọc chung quanh, trong có 3, 4 căn nhà đúc, trước cổng vào,
hai bên có tượng Phật, bên tay phải có tượng đức Sa môn Cồ Đàm ngồi, trước ngài
có 2 người, phải chăng đó là Nanda và Bala đã dâng sữa cho Phật, bên tay trái
có tượng đức Phật ngồi tĩnh tọa.
Vào bên
trong, gần như đi thẳng sẽ tới nơi có tượng Sa môn Cù đàm ngồi tĩnh tọa, thân gầy
mòn chỉ có da bọc xương, trước mặt bên tay trái của ngài, có gốc Bồ Đề với 2
nhánh từ đất vươn lên, tương truyền đó là nơi Sa môn Cồ Đàm ngồi thiền.
Sau lưng
tượng Ngài là tường rào xây tô, bên tay phải là cánh cửa sắt, thông ra vườn với
nhiều cây thốt nốt, qua khỏi đám cây nầy là bờ song Ni Liên Thuyền, sông nay đã
khô cạn từ lâu, bị sa mạc hóa, có nhiều xe cơ giới đang xúc cát chở đi cung cấp
nơi xây dựng, nếu đúng hàng cây bên kia cũng là bờ sông thì sông nầy có bề
ngang không dưới 200m.
Rời Khổ hạnh
lâm, chúng tôi đến nơi có nàng Sujata dâng cháo cho Sa môn Cồ Đàm, nhờ cháo đó
mà ngài ngồi thiền dưới cội Bồ Đề đạt thành chánh quả, nơi đây có ít người tham
quan, trước kia có tháp kỷ niệm, nay tháp ấy không còn nguyên vẹn nhưng
khá to, phần còn lại chỉ cao chừng 10m.
Khi ra về
chúng tôi thấy có đoàn hành hương đi bộ từ Khổ hạnh lâm băng cánh đồng cát đi về
Đại Tháp, chứng tỏ Khổ hạnh lâm cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 1km mà thôi, cánh đồng cát
đó là sông Ni Liên Thuyền như đã nói.
Sau khi về
gần tới khách sạn, chúng tôi đi xe như xe lam chỡ khách ở Việt Nam, để tới chùa
Việt Nam Phật Quốc Tự, nhưng người chạy xe đưa tới chùa Viên Giác của Thầy Hạnh
Tấn. Chùa có Chánh điện trên lầu 2. Tôn trí 3 tượng Phật.
Sau khi rời
chùa Viên Giác, chúng tôi dùng xe đi đến chùa Việt Nam của Thầy Huyền Diệu còn
có biệt danh là Docteur Lâm. Chùa thầy ở khá xa Bồ Đề Đạo Tràng, chắc phải chừng
vài km, chùa có tháp nhiều tầng, có chánh điện trên lầu, đất đai chung quanh
chùa rộng, có lẽ không đủ người chăm sóc, nên cây cảnh xác sơ. Chùa xây cất
xong từ năm 2003 nên đến nay trông có vẽ cổ kính. Chánh điện ở gian giữa tôn
trí 3 tượng Phật, bên tay phải tôn trí tượng Quán Thế Âm, bên tay trái tượng đức
Địa Tạng. Vào trong Chánh điện rất âm u, có lẽ vì không mở cửa cái và cửa sổ,
do Thầy và em Thầy đi hoằng dương ở Nepal.
Sau khi
dùng cơm tối, tôi đi viếng lại Bồ Đề Đạo Tràng, vẫn có nhiều chư Tăng và Phật tử
chiêm bái. Chư Tăng cũng như Phật tử gồm có người Âu, Á, già cũng như trẻ đều đến
đây với lòng sùng kính đức Bổn sư.
Tôi rời Bồ Đề Đạo Tràng
khoảng 8 giờ 30 tối, nhưng vẫn có người còn vào chiêm bái, một phần cũng vì vào cửa
tự do. Thật là có phước báu và duyên lành, nên chúng tôi mới được chiêm bái các
Thánh tích lần nầy.
Mời xem thêm hình ảnh:
Mời xem thêm hình ảnh:
Chiêm bái Bồ Đề Đạo Tràng:
8664180319
No comments:
Post a Comment