Tham quan Hàng Không Mẫu Hạm Midway và buổi chiều họp mặt.
Do trước
khi sang Cali, tôi có ý định đi Canago
Park, Đoàn Hải có nhã ý đưa tôi đi, nhưng từ San Diego chạy lên Santa Ana cũng mất
chừng 1 giờ 30 phút đi Canago Park cũng mất chừng ấy thời gian, vị chi đi về Đoàn
Hải phải mất 6 giờ, cho nên tôi quyết định nhờ Lê Thế An đưa đi Canago Park, còn
Đoàn Hải tôi nhờ đưa xuống San Diego, để thăm viếng anh chị Trần Ngọc Lạc và chị
Loan bạn của nhà tôi, năm ngoái anh Tạo và chị Loan đã cùng chúng tôi đi tắm biển Vũng Tàu.
Tiếc vì
anh chị Trần Ngọc Lạc đi tu học, vợ chồng chị Loan đi sang ở chơi với con gái và
các cháu ngoại ở Atlanta, thuộc tiển bang Georgia, nên chúng tôi quyết định đi
San Diego tham quan Hàng Không Mẫu Hạm Midway, chiếc tàu đã cứu với hàng ngàn
người di tản khỏi Việt Nam vào tháng Tư đen năm 1975.
Đoàn Hải,
Tông, Kimchi, Quyền
Năm 1995,
lần đầu tiên tôi đi sang Cali là đến San Diego, ở nhà anh Lạc một tuần, anh Lạc
và chị Loan đã đưa tôi đi thăm viếng nhiều nơi như khu phố cổ ở Downtown San
Diego, bãi biển, tu viện xưa và chạy lên Santa Ana vài lần, cho nên nay trở lại
San Diego, tôi nghĩ cần đi xem chiếc Midway đã trở thành Meseum.
Tưởng cũng cần nói về USS Midway
Tên gọi: USS Midway
Đặt tên theo: trận Midway là một trận hải chiến quan trọng trong thế chiến thứ hai tại chiến trường Thái Bình Dương, diễn ra ngày từ ngày 4 tháng 6 – 7 tháng 6 năm 1942. Hai bên tham chiến là hạm đội Nhật Bản và hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Hải quân Hoa Kỳ đã đánh bại một cuộc tấn công nữa của Hải quân Nhật Bản tại đảo san hô Midway.
Ngày đặt hàng: 1-8-1942
Hãng đóng tàu: Newport News Shipbuilding
Đặt lườn: 27-10-1943
Hạ thủy: 20-3-1945
Tàu dài: 296m
Ngang: 41,5m
Trọng tải: 45 ngàn tấn
Tốc độ: 33 hải lý/giờ (61 km/h)
Thủy thủ đoàn đầy đủ: 4,104 người
Mang theo phi cơ: 137 chiếc (lý thuyết), 100 chiếc (Đệ nhị thế chiến), 65 chiếc (trong chiến tranh Việt Nam)
Thuyền trưởng đầu tiên: Hải quân Đại tá Roseph F. Bolger
Đỡ đầu: Bà Bradford William Ripley, Jr.
Nhập biên chế: 10-9-1945
Xếp lớp lại: CV-41 ngày 1-10-1952
Xuất biên chế: 11-4-1992
Xóa đăng bạ: 17-3-1997
Thành tàu bảo tàng hoạt động từ: 7-6-2004
Lượng người tham quan: cho đến năm 2012, hàng năm có 1 triệu lượt người thăm viếng, trở thành chiếc tàu bảo tàng có nhiều người thăm viếng nhất trên thế giới.
Giá vé tham quan:
USD 22.00 người lớn (18-62 tuổi)
USD 17.00 người già (62 tuổi +)
USD 15.00 học sinh (13-17 tuổi, có ID)
USD 10.00 trẻ nhỏ (6-12 tuổi, trẻ em từ 5 tuổi trở xuống, không thu lệ phí)
Parking: USD 10.00 (suốt 12 giờ).
Đặt tên theo: trận Midway là một trận hải chiến quan trọng trong thế chiến thứ hai tại chiến trường Thái Bình Dương, diễn ra ngày từ ngày 4 tháng 6 – 7 tháng 6 năm 1942. Hai bên tham chiến là hạm đội Nhật Bản và hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Hải quân Hoa Kỳ đã đánh bại một cuộc tấn công nữa của Hải quân Nhật Bản tại đảo san hô Midway.
Ngày đặt hàng: 1-8-1942
Hãng đóng tàu: Newport News Shipbuilding
Đặt lườn: 27-10-1943
Hạ thủy: 20-3-1945
Tàu dài: 296m
Ngang: 41,5m
Trọng tải: 45 ngàn tấn
Tốc độ: 33 hải lý/giờ (61 km/h)
Thủy thủ đoàn đầy đủ: 4,104 người
Mang theo phi cơ: 137 chiếc (lý thuyết), 100 chiếc (Đệ nhị thế chiến), 65 chiếc (trong chiến tranh Việt Nam)
Thuyền trưởng đầu tiên: Hải quân Đại tá Roseph F. Bolger
Đỡ đầu: Bà Bradford William Ripley, Jr.
Nhập biên chế: 10-9-1945
Xếp lớp lại: CV-41 ngày 1-10-1952
Xuất biên chế: 11-4-1992
Xóa đăng bạ: 17-3-1997
Thành tàu bảo tàng hoạt động từ: 7-6-2004
Lượng người tham quan: cho đến năm 2012, hàng năm có 1 triệu lượt người thăm viếng, trở thành chiếc tàu bảo tàng có nhiều người thăm viếng nhất trên thế giới.
Giá vé tham quan:
USD 22.00 người lớn (18-62 tuổi)
USD 17.00 người già (62 tuổi +)
USD 15.00 học sinh (13-17 tuổi, có ID)
USD 10.00 trẻ nhỏ (6-12 tuổi, trẻ em từ 5 tuổi trở xuống, không thu lệ phí)
Parking: USD 10.00 (suốt 12 giờ).
Theo như
hẹn trước, Đoàn Hải và Hà Hán Quyền có lẽ phải dậy sớm từ 5 giờ, để khỏi hành lên
Santa Ana, đến nơi chưa tới 7 giờ, Đào Hải chờ đến đúng 7 giờ mới gọi điện thoại
báo cho tôi biết là đang chờ chúng tôi trước cửa nhà. Thật ra tôi đã dậy từ 6
giờ sáng, cho nên khi Hải gọi chúng tôi đã sẵn sàng ra đi cùng Hải và Quyền, để
ăn sáng trước khi lên đường. Cả Hải, Quyền và tôi đều không rành về thành phố nầy,
nên sáng sớm khó tìm được quán ăn chay, cuối cùng phải vào ăn sáng tại Lily’s Barkery
trên đường Bolsa.
Khu Little Saigon có nhiều quán để ăn sáng
uống cà-phê, nhưng tôi thích ngồi tại Lily’s Barkery hay Croissant Doré đều ở
trên đường Bolsa Westminster.
Xuống tới
San Diego, ghé ngang qua nhà Quyền một chút cho biết nhà, mặc dù là ngày Chủ nhật
vợ Quyền cũng đi làm nên nhà không có ai cả, sau đó chúng tôi chạy ra Downtown
xuống bến tàu để tham quan Midway Museum.
Phía sau
USS Midway
Người ta được
tham quan 2 tầng, tầng trên là tầng có đường “băng” cho phi cơ cất và hạ cánh,
cũng có một số chỗ cho phi cơ đậu.
Tầng trên
có đường băng cho phi cơ lên xuống
Tầng dưới
là nơi để phi cơ, muốn chuyển phi cơ từ tầng trên xuống tầng dưới hay đưa phi cơ
từ tầng dưới lên trên, ở gần phía sau hai bên tàu có 2 cái sàn vuông, mỗi bề ước
chừng 20 thước, phi cơ để ở đó, rồi cái sàn nầy được nâng lên hay hạ xuống để
chuyển phi cơ từ tầng nọ sang tầng kia.
Sàn nâng
hạ phi cơ chuyển tầng
Để xếp được
nhiều phi cơ, các cánh của phi cơ được xếp gọn lại, tầng dưới chứa nhiều phi cơ
hơn tầng trên, còn 2, 3 tầng dưới nữa để chứa bôm.
Tầng dưới,
phi cơ được xếp cánh
Trên đài
chỉ huy có 2 phòng được cho vào xem có thuyết trình, một phòng là phòng không lưu,
để điều khiển cho phi cơ lên hay đáp xuống.
Phòng không
lưu
Một phòng
chỉ huy (phòng lái), để thuyền trưởng, thuyền phó chỉ huy tàu, ngay bên cạnh đó, có phòng
ngủ của Thuyền trưởng. Trong các binh chủng quân đội, nước nào cũng vậy, chỉ có
Hải quân là ăn mặc sang trọng, quý phái, nề nếp.
Phòng chỉ
huy
Sau khi
tham quan, tôi có mua một cây viết có in hàng chữ USS Midway, và nhà tôi có mua
cho con gái một cái tách đen có hình chiếc USS Midway như mạ vàng và ghi một số
đặc tính của Hàng không mẫu hạm nầy như chiều dài, tải trọng …
Đây là một
tàu bảo tàng, nó đã phục vụ suốt thời chiến tranh lạnh, nó là thế hệ cuối cùng
chạy dầu cặn, sau nó là thế hệ nguyên tử. Với người Việt tỵ nạn, nó mang ý nghĩa
đánh dấu sự ra đi của hơn 3 ngàn người rời khỏi Việt Nam, tránh được sự cai trị,
tù đày của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, dành cho “ngụy quân”, “ngụy quyền” đã
đàn áp nhân dân miền Nam, chạy theo đế quốc Mỹ và những nhà “tư sản” đã bóc lột,
bần cùng hóa nhân dân.
Đứng trên
tàu, tôi nghĩ mình đã đọc không phải lúc, quyển tiểu thuyết Lối Thoát Cuối Cùng của Constantin
Virgil Gheorghiu (1916-1992), sách của người bạn cho mượn vào những ngày người
ta bỏ Huế, rồi Đà Nẵng … chạy vào Sàigòn, để tìm cách rời khỏi Việt Nam. Vận nước
đã là như thế. Chú tôi không biết đọc ở đâu ? Sau ngày 30-4 đã bảo cho tôi biết:
“Còn một bất chiến tự nhiên thành nữa”.
Còn có buổi
họp mặt vào lúc 5 giờ chiều, nên chúng tôi rời USS Midway, để đi ăn trưa, tại đây
vợ chồng Thùy Hương - Lắm, mặc dù bệnh chưa khỏi cũng cố gắng tới dự bữa ăn, để
làm nên ý nghĩa cuộc Họp mặt ở San Diego.
Lắm, Thùy
Hương, Kimchi, Tông, Hải, Quyền
Vì kẹt xe
nên về đến Santa Ana đã quá 5 giờ, Quyền và Hải phải chạy đến đón anh Trần Mạnh
Du, Du và tôi từng ở chung trong trại tù cải tạo ở Trãng Lớn khoảng 1 năm, sau đó
Du đi Phú Quốc, tôi đi Kà-Tum, khi ra về chúng tôi có gặp nhau đôi lần, Du ở gần
chung cư Nguyễn Thiện Thuật, tôi ở Cư xá Đô Thành cách xa chẳng bao nhiêu, nhưng
thời buổi “củi quế, gạo châu”, quần quật đi làm, nên chẳng ai có nhiều thì giờ đi
lại thăm hỏi nhau. Nay gặp lại ở dất khách quê người, có lẽ chúng tôi đã xa
nhau khoảng 30 hay 35 năm, ngày nào sức khỏe còn tràn đầy, nay thì cả hai đều
“tuổi già xế bóng”. Vì đã trễ, nên vào nhà Du chưa kịp ngồi lại phải đi, tránh
cho mọi người khỏi chờ đợi lâu. Chị Du lái xe, nên Quyền không phải chở anh Du.
Hôm nay đến
Bồ Đề Tịnh Tâm Chay là lần thứ ba, khi đến cửa gặp một anh cười cười nhìn tôi,
tôi nhìn anh ta thấy quen nhưng không nhớ ra, sau được giới thiệu mới biết đó là
Nguyễn Hòa học Nguyễn Trường Tộ cùng thời với Vũ Ngọc Anh Thọ, Nguyễn Đình Đông,
Nguyễn Hữu Phúc … nay Nguyễn Hòa là Bác Sĩ chuyên trị về tiêu hóa, hành nghề tại
Orange County, có phòng mạch tại 5835 Westminster Blvd., Suite A, Westminster,
CA 92683.
Từ trái:
phu nhân của Lâm, Lâm, Nguyễn Hải, Kimchi, Tông, Dõng, chị Nga, chị Du, anh Du, Quyền,
Bs Hòa, Đoàn Hải, Phượng, Khánh Ngọc
Hôm nay dự
họp mặt có anh Nguyễn Anh Dõng, chị Nga phu nhân Bùi Danh Dinh, anh chị Trần Mạnh
Du, CHS có Phượng, Ngô Khánh Ngọc, Susane phu nhân của Đoàn Hải, Lâm và vợ, Bạch
Thu Hiền, Đoàn Hải, Nguyễn Hải, Hà Hán Quyền, Bs Nguyễn Hòa, Vũ Ngọc Anh Thọ, Lê
Quang Phước và vợ chồng chúng tôi, đến 16 người kể cũng khá đông.
Susane, Đoàn Hải, Phượng, Thu Hiền, Khánh Ngọc
Đoàn Hải
có làm Banner, định căng ra để chụp ảnh trong phòng ăn, nhưng nhà hàng không
vui lòng, nên Banner được cầm tay để chụp ảnh.
Banner: Chào mừng Thầy, Cô
và các bạn
Phượng
hay Khách Ngọc hoặc Thu Hiền đã có đi ăn ở đây, nên gọi những món ăn ngon miệng.
Trên Facebook, thỉnh thoảng tôi thấy có Ngô Khánh Ngọc, đây là lần đầu tiên gặp
mặt, còn Phượng, Bạch Thu Hiền chắc trước đây có thấy hình trong những lần họp
mặt, nhưng tôi không nhớ vì không biết,
vợ Lâm lần đầu tiên mới gặp. Nguyễn Hải thì tôi nhầm là ở Úc châu.
Vũ Ngọc
Anh Thọ chạy từ San Jose về, ghé ngay vào quán cho kịp hẹn, Thọ chỉ ngồi nói
chuyện chớ không ăn.
Bs Nguyễn
Hòa, Vũ Ngọc Anh Thọ, Susane
Nhiều người
muốn ghi lại kỷ niệm nên chụp ảnh khá nhiều, không thiết ăn uống, chỉ cần thăm
hỏi, trò chuyện lấy làm vui.
Sau khi ăn
xong, lại ra trước cửa quán căng Banner chụp ảnh,
Quyền, Hải,
Kimchi, Dõng, Tông, Du, chị Du, Bs Hòa, chị Nga, Ngọc, Phước, Thu Hiền, Hải
Rồi kéo nhau sang hiệu cà phê
Lee’s Sandwiches gần đó, uống nước để ăn
cái bánh do chị Trần Mạnh Du làm, mừng ngày Họp mặt, có vài người như anh Dõng,
chị Nga do lớn tuổi, mắt kém nên đã ra về trước, để lái xe ban đêm được an toàn.
Trong
quán coffee Lee’s Sandwiches còn lại anh chị Du, Tông Chi, Phước, Bs Hòa, Quyền,
Nguyễn Hải, Lâm, phu nhân Lâm, Đoàn Hải, Susane, Ngọc, Phượng, Thu Hiền.
Trong quán
coffee Lee’s Sandwiches
Cuối cùng
mọi người còn lại ký tên vào Banner, và Đoàn Hải đã tặng tôi tấm Banner nầy để
làm kỷ niệm, tôi phải mang nó về như mang tất cả những tâm tình của anh chị em đã
gói ghém cho, tôi không dám bỏ quên nó lại ở Nam Cali, nó đã theo tôi đi San
Jose, San Diego, Chicago và cuối cùng về đến Louisville, Kentucky.
Một phút tự nhiên: Susane, Hải, Ngọc, Phượng,
Thu Hiền
Gặp nhau
mừng quá, tôi đã quên và rất tiếc, ước gì thời gian dừng lại để tôi cám ơn Hải,
Quyền đã tổ chức họp mặt, đón đưa tôi đi xem USS Midway, anh chị Trần Mạnh Du,
chị Nga, anh Dõng vì tôi phải lái xe tới dự, Bs Nguyễn Hòa dành thì giờ đến gặp
lại quý Thầy, Cô, vợ chồng Lâm từ Los xuống dự, Khánh Ngọc, Phượng, Thu Hiền lo
đủ mọi chuyện ăn uống và tạo không khí vui tươi, cám ơn Nguyễn Hải tuy thầm lặng
nhưng luôn luôn vui, cám ơn Susane đến dự
rồi phải một mình đêm tối lái xe về San Diego, cám ơn Vũ Ngọc Anh Thọ ngồi mà
thấp thỏm không yên, vì chưa về tới nhà.
Mong có
ngày gặp lại, tránh lỗi lầm đã quên bày tỏ tâm tình của mình với mọi người, ai
cũng đáng mến. Những giây phút họp mặt đều đáng quý trong cuộc đời.
Louisville 25-7-2015
No comments:
Post a Comment