Pages

Monday, July 27, 2015

Dự Hội Ngộ CHS Kỹ Thuật Cao Thắng năm 2015 (12)



Gặp nhau ở khu Grand Century Shopping Mall 
 

Sáng Thứ Ba 7-7-2015, Nguyễn Đình Đông gọi tới mời tôi đi uống cà phê. Ở San Jose học sinh Nguyễn Trường Tộ không nhiều, có Nguyễn Đình Đông, Nguyễn Tấn Thịnh, Vũ Ngọc Anh Thọ trước cũng ở đây, nhưng bị thất nghiệp vào những năm 2010, sau đó xin được việc làm ở Los Angeles, đã chuyển xuống đó mấy năm nay, Huỳnh Thẩm Mỹ thân phụ là Phó Cảnh sát trưởng Quận 5, nên đã di tản từ tháng tư đen năm 1975, hiện Mỹ có công ty riêng về điện toán, chắc là bận rộn nên ít liên lạc với anh em NTT, trừ Vũ Ngọc Anh Thọ vẫn có liên lạc với Mỹ.

Năm 2010, nhân anh chị Nguyễn Văn Phấn từ Úc sang, tôi bay qua San Jose để gặp nhau, Mỹ có mời chúng tôi một bữa cơm.

Thịnh trước có cửa hàng kinh doanh nệm, giường trên đường Tully, nhưng có lẽ việc kinh doanh khó khăn, nên Thịnh đã chuyển sang đi làm Janitor ở học đường, nhưng theo tôi chẳng chóng thì chầy, Thịnh cũng sẽ kinh doanh trở lại. Thân phụ Thịnh mất năm ngoái, thân mẫu Thịnh vừa mới mất, theo tôi nhận xét anh là người con chí hiếu. Thân phụ anh vốn là Sĩ quan, từng làm Quận trưởng quận Hòa Đồng ở Gò Công. Trong đĩa nhạc nào đó, ca sĩ Phương Dung kể chuyện vui, trong ngày Thứ Hai hàng tuần chào cờ ở sân quận Hòa Đồng, trước hàng ngũ ba quân, công nhân viên chức quận chỉnh tề, trang nghiêm đợi chờ bản quốc ca phát ra, anh phụ trách lơ đễnh đã để cái băng nhạc, cất tiếng hát bài nhạc tình cảm của Phương Dung !

Nguyễn Đình Đông đưa chúng tôi đến quán cà phê ngay cửa Grand Century Shopping Mall, trên đường Story Road, đây là nơi có rất nhều người lớn tuổi ngồi uống cà phê, giống như ở Phước Lộc Thọ tại Little Saigon, nhiều người HO đến đó uống cà phê, đọc báo, để trò chuyện, để có khi bất chợt gặp đồng đội hay người đồng hương.

Chúng tôi ngồi một chốc thì vợ chồng Dĩ - Phượng đến, đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp Dĩ, Phượng. Dĩ học Ban Thương Mại trường Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ, còn Phượng học Trung Tâm Chuyên nghiệp Phan Đình Phùng, Dĩ - Phượng kinh doanh bán hàng trên Internet.

Khi chúng tôi rời nhà hàng để đi dạo trong Mall, bước ra khỏi cửa gặp một nhóm người đang đứng chuyện trò, nhìn kỷ lại trong đó có Bùi Minh Chánh, Huỳnh Ngọc Điệp, nhà tôi nhìn ra Kim Quang là đồng môn Gia Long, Kim Quang là em ruột kịch tác gia Kim Cương, thế là nhập chung lại kéo nhau đi bộ đến nhà hàng Phở 90 degrees.

Kimchi, Kim Quang, anh Trường, chị Oanh, chị Hoàng (Ráng), chị Nga (Chánh)

An vị xong, Bùi Minh Chánh giới thiệu cho tôi biết, kỷ sư Bé bạn của Chánh, anh Trường phu quân của Kim Quang và Phạm Hữu Ráng đồng môn của chúng tôi. Ráng tôi nghe tên vài lần nhưng không biết mặt. Ráng cũng cho biết có nghe tên tôi, nhưng cũng không nhớ ra tôi. Sau đó mấy hôm, gặp anh em ở nhà Nguyễn Thanh Tòng, Tòng cho biết khi Ráng gặp Tòng, Ráng hỏi Tòng có phải là Bảy Hổ không ? Biệt danh nầy chỉ có anh em học chung Đệ Thất E của Trung học kỹ thuật Phan Đình Phùng ở số 2 Phạm Đăng Hưng mới biết. Do đó Tòng xác nhận đích thị Ráng, Tòng và tôi cùng học chung từ ngày mới vào Cao Thắng năm n1956.

Ks Chánh, anh Trường, Ks Ráng, Đông, Dĩ, Tông, Ks Bé

Ks Bé, Huỳnh Ngọc Điệp, Ks Chánh

Về các chị, ngoài Kim Quang còn có chị Nga phu nhân của Bùi Minh Chánh, chị Oanh bạn đồng môn với chị Nga và chị Hoàng là phu nhân của Phạm Hữu Ráng, chị Oanh là nhà giáo dạy học ở Long Xuyên hình như ở Trung Học Thoại Ngọc Hầu, còn chị Nga dạy học ở Bình Long.

Chị Nga, chị Oanh, chị Hoàng, Kim Quang, Kimchi, Phượng

Ở đây đa số ăn Phở, tôi ăn bún chả giò chay, chúng tôi ăn uống và ngồi lâu, cuối cùng cũng chia tay, anh Trường và chị Kim Quang đi bộ về, nghe thấy thế Dĩ lấy xe đưa họ về. Chánh đi theo về ở nhà Ráng, chị Nga không đi với Chánh mà theo về ngủ nhà chị Oanh, nên Điệp đưa họ về nhà và cũng đưa chúng tôi về luôn, nhờ đó chúng tôi biết chị Oanh trước kia có khách sạn, sau khi chồng mất chị không đủ sức trông nom nên bán khách sạn, mua mấy căn nhà chung trong một khu, dành một căn để ở, ba căn cho thuê sống dư giả với tuổi già.

Còn chị Nga với Chánh đang an hưởng tuổi già, trong chuyến đi nầy, từ nhà họ ở thành phố Dayton, tiểu bang Ohio, lái xe qua Canada, rồi đi chỗ nọ chỗ kia mỗi ngày chạy chừng 2, 3 trăm miles, nơi nào có cảnh đẹp dừng lại ngắm cảnh tham quan, trước khi đến Cali họ cũng ghé thị trấn Buford, thăm cho biết sự tình vì nó được báo chí, các trang mạng xã hội nói tới, là thị trấn do ông Phạm Đình Nguyên, doanh gia ở Việt Nam mua đấu giá USD 900.000, 00 (chím trăm nghìn đô), trong khi giá khởi đầu đầu là USD 100.000,00

Cửa hàng Buford Trading Post

Thị trấn Buford thuộc tiểu bang Wyoming nằm ở độ cao 2.400m, là nơi cao nhất trên Xa lộ Liên bang 80 trải dài từ New York tới San Francisco. Với vị thế nằm giữa Laramie và Cheyenne, thị trấn hưởng lợi phần lớn từ cư dân của hai địa phương này. 

Ông Don Sammons nguyên chủ nhân thị trấn Buford

Ông Don Sammons cũng cho biết, du khách đến 2 rừng quốc gia nằm cách thị trấn khoảng 6-12 dặm cũng đem lại nguồn thu không nhỏ cho ông. Từ doanh thu hằng năm 1 triệu, trước ngày bán, danh thu cửa hàng chỉ còn vài trăm nghìn đô. Thị trấn nầy chỉ có mỗi cư dân là ông Don Sammons và ông sở hữu một trường học lâu đời, căn nhà ba phòng ngủ cùng nguồn thu duy nhất của thị trấn là một trạm xăng và một cửa hàng tiện ích mang tên Buford Trading Post.

Toàn cảnh thị trấn Buford

Tưởng cũng nên đọc những ý kiến của độc giả do VNEpresss sưu tầm:

“Bình luận về khả năng đất đai của nước Mỹ bị rơi vào tay người nước ngoài, nhiều người đọc mỉa mai: "Vị doanh nhân Việt kia có thể bỏ ra thêm ít tiền nữa để sở hữu thành phố Detroit (bang Michigan) và một chút nữa để mua luôn cả thành phố Cleveland của bang Ohio". Nickname FreeDumbie còn lên tiếng cảnh báo: "Nước Mỹ đang bị rao bán. Mọi người mau thức tỉnh đi".

Có người lại tỏ ra tiếc nuối khi một thị trấn đẹp như Buford lại bị bán với mức giá "rẻ mạt". Lo lắng cho tương lai của nước Mỹ, một độc giả nhận định, "Đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khi nợ công của Mỹ đã vượt 1.000 tỷ USD. Hãy cầu chúa nước Mỹ sẽ không trở thành một Hy Lạp thứ hai".

Tuy nhiên, cùng lúc đó cũng có khá nhiều ý kiến gửi tới cho rằng doanh nhân người Việt (ông Phạm Đình Nguyên, Tổng giám đốc IDS) đã trả giá quá cao. Họ vui mừng cho ông Don Sammon vì món hời khi bán được thị trấn Buford– nơi mà thu nhập từ việc buôn bán đã giảm một nửa kể từ năm 2009.

Còn trên mặt báo HuffingtonPost, cũng có hàng trăm ý kiến bàn luận sôi nổi về thông tin này. Relafer, một độc giả gửi lời "chia buồn" với ông Phạm Đình Nguyên, cho rằng người mua đã không nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi bỏ một khoản tiền khổng lồ. "Thật là phí tiền, ai đó nên nói cho ông ta biết đường 66 chán như thế nào", độc giả này viết.
Để giải thích kỹ hơn, bạn đọc khác trên HuffingtonPost, tự xưng là một cựu binh cho biết: "Đó là một tuyến đường vô cùng vắng vẻ. Khi tôi đi ngang qua vùng này, có những lúc hàng tiếng đồng hồ chả có lấy một ánh đèn nào".

Trong khi nhiều người bàn luận về giá cả, không ít ý kiến khác, như người có biệt danh chefaz trên tờ MSN thì tò mò không biết sau khi bỏ ra 900.000 USD, doanh nhân từ Việt Nam sẽ làm gì với thị trấn này.”

Theo anh Bùi Minh Chánh cho biết, nơi đây có một cô nhân viên trông nom cửa hàng, có bán coffee nhưng còn dở hơn những cửa hàng khác của khắp nước Mỹ !

Phạm Đình Nguyên

Hình như người ta ngưỡng mộ, nên thổi phồng quá đáng về việc làm chủ nhân thị trấn Buford và công việc kinh doanh cà phê của ông Phạm Đình Nguyên, ở một nơi ít người biết đến. Cho nên Bùi Minh Chánh mới thực hành “nghe nói chẳng bằng thấy tận mắt”.

Nhiều người về hưu rồi muốn được như Bùi Minh Chánh, nhưng hưu rồi có khi sức chẳng còn để đi chỗ nọ chỗ kia, bệnh tật chúng rủ nhau kéo tới. Cho nên còn sức khỏe, có điều kiện nên đi du lịch, cho đầu óc thảnh thơi, cho thân thể hoạt động để được khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ hữu ích.

Louisville, 27-7-2015


No comments:

Post a Comment