(1944-20 )
Nhạc sĩ Bảo Thu tên
thật là Nguyễn Trung Khuyến, sinh
ngày 19 tháng 2 năm 1944 tại Sài Gòn. Ông nội ông là Nguyễn Văn Hậu, hiệu Thuần
Đức, còn gọi là Nguyễn Trung Hậu, là một nhà giáo, nhà báo, đồng thời cũng là
một chức sắc cao cấp đạo Cao Đài với phẩm Bảo pháp. Cha ông là nhà báo Nguyễn
Trung Ngôn, bút danh Tam Đức, thi sỹ Trực Thần đồng thời cũng là một chức sắc
đạo Cao Đài với phẩm Hiền tài.
Sinh trưởng trong gia đình trí thức nhưng gia cảnh khó khăn, từ
năm 8 tuổi, ông bắt đầu học nhạc lý và đàn mandolin với nhạc sĩ Văn Thủy. Năm
15 tuổi, ông được nhạc sĩ Lâm Tuyền dạy nhạc miễn phí và còn tặng cho cây đàn
guitar.
Sớm biểu lộ tài năng trong lĩnh vực tạp kỹ, đặc biệt với bộ môn
ảo thuật, từ năm 1959, ông thường đi theo làm thành viên dự bị và diễn ảo thuật
cho ban nhạc Lâm Tuyền cùng Nguyễn Ánh 9, Duy Khiêm, Phùng Trọng... Năm 1960,
với nghệ danh Nguyễn Khuyến, ông nổi tiếng là Thần đồng ảo thuật tại
Việt Nam khi mới 16 tuổi. Trong khoảng thời gian này, ông học sử dụng nhiều
loại nhạc cụ khác nhau như trống, guitar...
Đặc biệt, ông được thọ giáo ngón
đàn guitar của giáo sư - nhạc sĩ Hoàng Bửu, một bậc thầy về guitar flamenco.
Năm 1962, ông chính thức gia nhập Hội Ảo thuật Pháp quốc (Association
Française des Artistes Prestidigitateurs - A.F.A.P.) tại Paris. Năm
1963, ông trúng tuyển kỳ thi bằng Giáo sư Ảo thuật của trường QTAT "École
International de la Magie". Tại đây, ông được thụ giáo tiết mục Hóa
chim bồ câu và Xòe bài từ ảo thuật gia quốc tế Channing Pollock. Năm
1964, ông được Hội Ảo thuật gia Việt Nam Cộng hòa bầu làm Đại biểu chính thức
của bộ môn Ảo thuật tại Việt Nam theo chứng nhận số 26.8/64 có công chứng. Ông
là người đầu tiên và duy nhất cho đến nay nhận được vinh dự này.
Cũng trong năm 1964,
ông bắt đầu sáng tác nhạc và giới thiệu nhạc phẩm Ước vọng tương phùng
với nghệ danh Bảo Thu mượn tên của các cô bạn gái Bích Bảo, Thanh Thu ở
Đà Lạt và Xuân Thu ở Sài Gòn ghép lại. Tác phẩm về sau nhận được giải thưởng
của Đài phát thanh Sài Gòn. Một năm sau, ông cho ra đời nhạc phẩm Giọng ca
dĩ vãng, bắt nguồn từ chuyện tình buồn với cô học trò kém ông 6 tuổi. Cũng
lấy cảm hứng từ người học trò được mệnh danh Tiếng hát học trò này, ông
đã sáng tác nhạc phẩm Tôi yêu tiếng hát học trò và Vọng về tim.
Năm 1966, ông được mời phụ trách chương trình Tiếng
"K" Thời Đại, chương trình ca vũ nhạc, ảo thuật xiếc, độc tấu đầu
tiên của Đài truyền hình Việt Nam.
Năm 1967, ông tự xuất bản nhạc phẩm “Giọng ca dĩ vãng”,
do hãng đĩa Sơn Ca của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông thu âm và ca sĩ Giao Linh trình
bày. Nhạc phẩm nhanh chóng trở nên nổi tiếng, với số lượng bán 500.000 bản.
Nhạc phẩm sau đó cũng được trình bày do nhiều ca sĩ tài danh bấy giờ như Thanh
Tuyền, Thái Châu... dù có nhiều ca từ hát sai do với nguyên bản. Ảnh hưởng của
nhạc phẩm này không chỉ đem cho tác giả nguồn tài chính dồi dào thời bấy giờ,
mà còn làm đổi tên chương trình "Tiếng K thời đại" thành
chương trình "Tiếng hát 20", rồi "Chương trình Bảo Thu".
Ông cũng được mệnh danh là "Ông hoàng bồ câu" với những tiết mục ảo
thuật độc đáo với chim bồ câu được thu và phát trên làn sóng truyền hình nhiều
lần thời bấy giờ.
Năm 1969, ông được tổ chức International Brotherhook of
Magicians IBM (Kenton Chio - USA) chính thức công nhận là Ảo thuật gia Quốc tế.
Năm 1971, ông thực hiện chuyến lưu diễn qua một số nước châu Âu như Pháp, Ý,
Bỉ... Thời gian này, ông dừng chân tại Hà Lan để học thêm về múa và kịch nói.
Sau năm 1975, ông tiếp tục được chính quyền mới mời phụ trách
Chương trình Bảo Thu, ca vũ nhạc ảo thuật xiếc biểu diễn tại các rạp trong
TP.HCM. Năm 1978, Chương trình Bảo Thu kết hợp với Đoàn xiếc Độc lập thành đoàn
Hương Miền Nam, chuyên biểu diễn tạp kỹ ca nhạc ảo thuật xiếc cho đến
năm 1979. Ông cũng được mời làm Giám khảo Liên hoan Ảo thuật phía Nam,
do Sở VHTT TP. HCM tổ chức tại rạp hát Long Phụng, đường Lý Tự Trọng, Q1-TP.
HCM; Giám khảo Liên hoan Ảo thuật Toàn Quốc lần thứ 1, do Liên chi hội
Ảo thuật xiếc VN, tổ chức tại nhà bạt Liên đoàn xiếc VN tại thủ đô Hà Nội.
Trong lĩnh vực âm nhạc, ông vẫn tiếp tục sáng tác, nổi bật với
ca khúc Hát cho những người phía trước, sáng tác trong dịp đi phục vụ
biên giới Tây Nam, được bằng khen của Quân khu 7.
Hiện nay, ông sống cùng gia đình tại Tp. HCM. Công việc hiện tại
là làm giám khảo các hội thi ảo thuật, đạo diễn-dàn dựng-biên tập các chương
trình tạp kỹ, làm quảng cáo cho các cơ sở thương mại...
Ông lập gia đình với bà Thanh Tâm, một ca sĩ từng được ông đào
tạo, nổi tiếng một thời với nghệ danh Song Thanh, hát cặp với ca sĩ Thanh Mai.
Hai ông bà có bốn người con, gồm một con trai là Nguyễn Đăng Khoa và ba con gái
Nguyễn Minh Thy, Nguyễn Minh Thư và Nguyễn Minh Thơ.
Trong bài; Nhạc sĩ Bảo Thu: "Tôi không ưng ca từ
của tác giả trẻ". Tác giả Châu Mỹ viết:
Bảo
Thu có thể chơi nhiều nhạc cụ và có năng khiếu đặc biệt với các môn tạp kỹ.
Ngoài hai tình khúc Giọng ca dĩ vãng,
Cho tôi được một lần được phổ biến, bài hát Nếu xuân này vắng anh của ôngcũng được thể hiện thành công bởi
các ca sĩ Hương Lan, Tuấn Vũ, Như Quỳnh, Cẩm Ly...
Ca khúc:
- Anh đâu rồi
- Biết thương ai (Trần Anh Mai)
- Cánh thư chiến tuyến (Bảo Thu - Xuân Cúc)
- Cho tôi được một lần
- Chuỗi ngày yêu nhau (Trần Anh Mai)
- Còn bên nhau đêm nay
- Đừng hỏi vì sao tôi buồn
- Giã từ cuộc vui
- Giọng ca dĩ vãng (1965)
- Hãy cho tôi nhìn
- Hoa không gian (1969)
- Hoa tình thương
- Không có anh
- Lính và tình yêu (Bảo Thu - Trần Anh Mai)
- Lời chinh nhân
- Lời người viễn xứ
- Mai em sang ngang
- Mai vẫn còn xuân
- Mong đợi
- Một lời cho em (Bảo Thu - Mặc Thế Nhân)
- Mùa thương cũ
- Mưa trên sông Rhein
- Nếu xuân này vắng anh
- Người hùng không gian
- Nhớ thương Đà Lạt
- Phượng hồng (Trần Anh Mai)
- Tâm tình này cho em (Bảo Thu - Trần Anh Mai)
- Thất tình 1, 2, 3
- Thương ca mùa hạ (Thanh Sơn - Bảo Thu)
- Thương về chiến tuyến
- Tiếng đôi mươi
- Tìm đâu mùa xuân cũ
- Tình còn đó (Trần Anh Mai)
- Tình mùa đông - nhạc phim cùng tên
- Tôi thương tiếng hát học trò (Trần Anh Mai - Mặc Thế Nhân)
- Trắng đêm tâm sự
- Ước vọng tương phùng (1964)
- Vọng về tim
- Xuân trong rừng thẳm (Trần Anh Mai)
- Biết thương ai (Trần Anh Mai)
- Cánh thư chiến tuyến (Bảo Thu - Xuân Cúc)
- Cho tôi được một lần
- Chuỗi ngày yêu nhau (Trần Anh Mai)
- Còn bên nhau đêm nay
- Đừng hỏi vì sao tôi buồn
- Giã từ cuộc vui
- Giọng ca dĩ vãng (1965)
- Hãy cho tôi nhìn
- Hoa không gian (1969)
- Hoa tình thương
- Không có anh
- Lính và tình yêu (Bảo Thu - Trần Anh Mai)
- Lời chinh nhân
- Lời người viễn xứ
- Mai em sang ngang
- Mai vẫn còn xuân
- Mong đợi
- Một lời cho em (Bảo Thu - Mặc Thế Nhân)
- Mùa thương cũ
- Mưa trên sông Rhein
- Nếu xuân này vắng anh
- Người hùng không gian
- Nhớ thương Đà Lạt
- Phượng hồng (Trần Anh Mai)
- Tâm tình này cho em (Bảo Thu - Trần Anh Mai)
- Thất tình 1, 2, 3
- Thương ca mùa hạ (Thanh Sơn - Bảo Thu)
- Thương về chiến tuyến
- Tiếng đôi mươi
- Tìm đâu mùa xuân cũ
- Tình còn đó (Trần Anh Mai)
- Tình mùa đông - nhạc phim cùng tên
- Tôi thương tiếng hát học trò (Trần Anh Mai - Mặc Thế Nhân)
- Trắng đêm tâm sự
- Ước vọng tương phùng (1964)
- Vọng về tim
- Xuân trong rừng thẳm (Trần Anh Mai)
Tài liệu
tham khảo:
-
Bảo Thu Web: Wikipedia
- Châu Mỹ Nhạc sĩ Bảo Thu: "Tôi không ưng ca từ của tác giả trẻ".
- Châu Mỹ Nhạc sĩ Bảo Thu: "Tôi không ưng ca từ của tác giả trẻ".
Ca khúc Giọng ca dĩ vãng do danh ca Giao Linh
trình bày
https://www.youtube.com/watch?v=my3ko_MckMI
No comments:
Post a Comment