(1956-20
)
Nhạc sĩ Trịnh
Nam Sơn sinh năm 1956 tại Sàigòn. Thuở nhỏ học tiểu học ở Đà Lạt.
Năm 1975, ông theo người
chị di tản sang Mỹ, đầu tiên đặt chân lên đảo Guam, sau đó mới đến đất liền của
nước Mỹ.
Cũng như bao nhiêu người Việt mới nhập cư lúc đó, với vốn tiếng
Anh rất hạn chế, Trịnh Nam Sơn trải qua rất nhiều công việc lao động chân tay
để kiếm sống. Anh không nề hà việc gì, từ rửa xe hơi, rửa bát đĩa ở nhà hàng
hay theo những tàu đánh cá lên tận vùng Alaska băng giá đánh bắt cua biển, ông
đã đi 2 chuyến, mỗi chuyến kéo dài khoảng nửa năm.
Khoảng cuối năm 1976, Trịnh Nam Sơn tới California và bắt đầu vừa đi làm, vừa theo
học đại học cộng đồng. Thời này, ông vừa học, vừa làm, vừa chơi nhạc với mấy
nhóm nhạc người Hoa ở vùng Los Angeles.
Lúc đó, ông làm việc cho công ty thiết kế hệ thống nước, máy
lạnh, máy sưởi cho các công trình xây dựng lớn như bệnh viện, toà nhà cao tầng,
khách sạn...
Còn việc chơi nhạc, thoạt đầu đều là cùng những người bạn học
chung trường. Sau này, ông nhận thấy vốn liếng âm nhạc của mình quá nghèo nàn
nên quyết định bỏ hết mọi việc và đi học nhạc tại trường Dick Grove School of
Music ở Los Angeles.
Nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn
học sáng tác và hòa nhạc tại Dick Grove School Of Music tại Los Angeles, tốt
nghiệp hạng danh dự vào năm 1986.
Trịnh Nam Sơn bắt đầu có một số sáng tác ghi dấu ấn như Dĩ Vãng, Về Đây Em, Quên Đi Tình Yêu Cũ, Con
Đường Màu Xanh...
Dĩ vãng là tác phẩm đầu tay của Trịnh Nam Sơn. Ban đầu đây là tác phẩm
nhạc khí ông viết khi đang theo học về khí nhạc và chỉ huy dàn nhạc tại trường
Dick Grove School of Music ở Hollywood. Tính đến nay, ông đã viết mấy chục bản
khí nhạc và hai bản nhạc phim tài liệu.
Sau này, khi muốn phổ biến Dĩ
vãng, Trịnh Nam Sơn đã nhờ mấy người bạn là nhà thơ viết giúp cho phần lời,
nhưng họ nói không có thời gian. Ông đành tự viết lời Việt. Sau đó, ông nhờ đạo
diễn Lưu Huỳnh, lúc đó cũng học cùng trường với Trịnh Nam Sơn, nhưng học về đạo
diễn làm giúp một video ca nhạc. Dĩ vãng
được thu vào băng nhựa VHS là công nghệ mới nhất thời đó.
Khi quay xong Dĩ vãng,
Trịnh Nam Sơn đã đi gõ cửa hết trung tâm sản xuất băng đĩa này, đến trung tâm
sản xuất băng đĩa kia của cộng đồng người Việt tại Hải ngoại, nhưng đều nhận
được những cái lắc đầu, vì cái tên Trịnh Nam Sơn chưa được
ai biết tới. Không nản chí, ông
quyết định tự đi phát hành. Ông thiết kế poster đĩa nhạc của mình rồi đi dán
khắp nơi.
Rồi Dĩ vãng cũng được
ra mắt, tại một quán café. Cuối cùng, trời không phụ lòng người, hãng thu thanh
Khánh Hà đã mua bản quyền và sản xuất đĩa nhạc, nhờ đó mà Dĩ vãng được đưa đến công chúng.
Năm 1991, Trịnh Nam Sơn tiếp tục ra đĩa nhạc Về đây em rất được yêu chuộng tại hải
ngoại và tới cuối năm 91 là Con đường màu
xanh.
Khoảng năm 1994, khi nhạc Việt Nam bắt đầu bị cạnh tranh bởi
nhạc Hoa lời Việt, nhạc Âu Mỹ lời dịch, Trịnh Nam Sơn chuyển sang làm tư vấn
bất động sản và chỉ còn “dạo chơi trong vườn hoa âm nhạc”.
Qua những băng nhạc hải
ngoại, nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn nhanh chóng được bạn trẻ trong và ngoài nước yêu
thích với giọng hát thật ấm và truyền cảm. Ông đã từng lưu diễn khắp nơi trên đất
Mỹ, Đông và Tây Âu, Canada, đã từng gặp gỡ khán giả Việt Nam trong 2 chương
trình Duyên dáng Việt Nam 12 & 13 do Báo Thanh Niên tổ chức.
Từng tham gia các đại hòa
tấu ở Mỹ, Nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn hy vọng sẽ có mặt trong những chương trình hòa
tấu ở Việt Nam. Ông nói: "Tôi rất mong được làm những đêm nhạc hòa tấu kết
hợp nửa cổ điển, nửa hiện đại tại Việt Nam. Bước đầu có thể hơi gian nan, nhưng
nó sẽ mang lại màu sắc mới, phong phú cho âm nhạc.
Trong bài: Trịnh Nam Sơn về nước làm liveshow lớn nhất
trong sự nghiệp. Tác giả Tử Văn viết:
Từ một người chơi nhạc vì đam mê, yêu thích,
Trịnh Nam Sơn quyết định bỏ tất cả để theo học tại trường Dick Grove School of
Music. Thời điểm này anh bắt đầu tạo được ấn tượng riêng với các sáng tác mang
đậm dấu ấn của Trịnh Nam Sơn cả về giai điệu, ca từ như: Dĩ vãng, Về đây
em, Nuối tiếc, Con đường màu xanh... Ngoài sáng tác, Trịnh Nam Sơn còn may mắn
trời phú cho một giọng hát trầm ấm, nam tính, sâu lắng. Và Trịnh Nam Sơn trong
vai trò ca sĩ tiếp tục được khán giả yêu mến.
Ca khúc:
-
Bối rối
- Bong bóng mưa
- Chờ em
- Con đường màu xanh
- Con tim thật thà
- Đêm
- Dĩ vãng
- Đôi mắt trong đêm
- Dòng sông
- Duyên tình
- Em xinh nhất đêm nay
- Giáng tiên
- Gọi từng yêu thương
- Hỡi người tình (Nếu biết)
- Khi đêm dài đổ xuống
- Khi tình bay xa
- Lầm lỡ
- Lệ hoang
- Một chút ân tình
- Một góc đời
- Nếu anh đi
- Nếu em đi
- Người tình trong mộng
- Nhớ
- Niềm nhớ
- Nuối tiếc
- Quên đi tình yêu cũ
- Rồi mai sẽ một ngày
- Tình đã vụt bay
- Tình nào phai dấu
- Tình trong mộng mơ
- Tình vào Thu
- Tình yêu cho Đà Lạt
- Trái cấm
- Vẫn chờ em
- Vẫy tay biệt ly
- Về đây em
- Yêu em chiều thu
- Yêu trong đau thương
- Bong bóng mưa
- Chờ em
- Con đường màu xanh
- Con tim thật thà
- Đêm
- Dĩ vãng
- Đôi mắt trong đêm
- Dòng sông
- Duyên tình
- Em xinh nhất đêm nay
- Giáng tiên
- Gọi từng yêu thương
- Hỡi người tình (Nếu biết)
- Khi đêm dài đổ xuống
- Khi tình bay xa
- Lầm lỡ
- Lệ hoang
- Một chút ân tình
- Một góc đời
- Nếu anh đi
- Nếu em đi
- Người tình trong mộng
- Nhớ
- Niềm nhớ
- Nuối tiếc
- Quên đi tình yêu cũ
- Rồi mai sẽ một ngày
- Tình đã vụt bay
- Tình nào phai dấu
- Tình trong mộng mơ
- Tình vào Thu
- Tình yêu cho Đà Lạt
- Trái cấm
- Vẫn chờ em
- Vẫy tay biệt ly
- Về đây em
- Yêu em chiều thu
- Yêu trong đau thương
Tài liệu tham khảo:
- Tử Văn. Trịnh Nam Sơn về nước làm liveshow lớn nhất
trong sự nghiệp. Web: giaoduc.net.vn
Ca khúc Nuối tiếc do Trịnh Nam Sơn & Phạm
Phương trình bày
https://www.youtube.com/watch?v=FIJNlu_cj-s
No comments:
Post a Comment