(1940-20 )
Nhạc sĩ Trường Sa tên thật là Nguyễn Thìn, sinh năm 1940 tại Ninh Bình, năm 1954 di cư vào Nha
Trang, năm 1957 định cư tại Thủ Đức.
Ông tốt nghiệp Sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng Hòa (khóa 12); cựu
Hạm Phó tàu tuần duyên Trường Sa (bút hiệu được chọn trong thời điểm này), đơn
vị phục vụ cuối cùng là Giang đoàn 63 Tuần Thám.
Khi sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 xảy ra, Trường Sa lên một chiến hạm đến đảo
Guam. Tại Guam ông không tìm thấy gia đình nên xin Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc
can thiệp cho ông trở về Việt Nam bằng tàu Việt Nam Thương Tín.
Về tới Việt Nam ông bị đưa đi tù cộng sản tại Phú Khánh và Nghệ
Tĩnh cho đến năm 1984. Năm 1986, nhạc sỹ vượt biên và bị bắt giam, sau 2 năm
thì được thả. Đến năm 1989, ông vượt biển lần thứ hai thành công, tị nạn tại
trại Pulau Bidong, Malaysia, hiện định cư ở Canada.
Trong khoảng thời gian 1965-1966 nhạc sĩ viết các ca khúc đại
chúng như: Hành Trang Giã Từ, Chuyện Người Đan Áo, Một Lần Xa Bến, Trên
Đường Về Thăm Em v.v...Từ năm 1966, nhạc sĩ chuyển hướng sang viết những
tình ca buồn như: Xin Còn Gọi Tên Nhau, Rồi Mai Tôi Đưa Em và Mùa Thu
Trong Mưa, Một Mai Em Đi, Tàn Tạ, Ru Em Một Đời. Những nhạc phẩm nổi
tiếng của Trường Sa viết về tình yêu của người lính biển là: Hành trang giã
từ, Chờ em trên bến, Sầu biển … đặc biệt bài Sầu biển - sáng tác
trong thời điểm Hải quân Việt Nam Cộng hòa tham chiến trận Hoàng Sa - rất phổ
biến trong binh chủng hải quân.
Nhạc sỹ Ngô Thụy Miên viết về Trường Sa: "Những năm cuối thập niên 60, đầu
thập niên 70, giới yêu nhạc tại Sàigòn đã được nghe 3 ca khúc bất hủ của nhạc
sĩ Trường Sa: Xin Còn Gọi Tên Nhau, Rồi Mai Tôi Đưa Em, và Mùa Thu Trong Mưa
qua tiếng hát của nữ ca sĩ Lệ Thu. Chỉ với 3 bản tình ca này, vườn hoa âm nhạc
Việt Nam đã có thêm một bông Hồng tuyệt đẹp. Cá nhân tôi, khi nghe 3 ca
khúc này đã yêu ngay cái nét nhạc dịu dàng, bình lặng như dòng suối nhỏ lượn
quanh khu vườn yên tĩnh, rồi bất chợt trỗi lên như cơn bão nổi, như con sóng
thần ngập tràn dấu đau thương. Tôi cũng yêu nữa những lời ca sâu lắng, man mác
buồn, chau chuốt nhưng không kiểu cách, không làm dáng. Cả 3 bài đều mang chung
một nhịp điệu Slow buồn. Hồn nhạc lãng đãng, mênh mang diễn tả những cuộc tình
lỡ làng, có lẽ xuất phát từ chuyện tình cảm mất mát của người nhạc sĩ tài hoa
này. Hãy lắng nghe tiếng hát Lệ Thu vút cao khi diễn tả những dòng âm thanh
trầm bổng kỳ diệu để thấy kỹ thuật viết nhạc và lời ca của anh đã có thể lôi
cuốn, đưa đẩy, dẫn dắt người nghe vào những cơn mưa êm đềm, hay vào những cơn
hồng thủy, chấn động, nát tan con tim"
Ca khúc:
- Bài ca tiếc nhớ
- Bài tình ca cho kỷ niệm - Chuyện người đan áo - Cơn nắng hạ - Giấc mơ tiên - Giọt sầu - Hành trang giã từ - Khi chuyện tình đã cuối - Mây trên đỉnh núi - Một lần xa bến - Một mai em đi - Một thoáng mơ phai - Mùa thu trong mưa - Mùa xuân sao chưa về hỡi em - Mùa xuân và tình yêu - Những mùa thu qua trên cuộc tình tôi - Nụ cười tím - Paris em về - Rồi mai tôi đưa em - Ru em một đời - Sài Gòn ơi, tôi còn em đó - Sầu muộn - Tàn tạ - Thu vẫn qua đây mình ta - Tình người thôn nữ - Trên đường về thăm em - Trong giấc mơ em - Từ một ước mơ - Vùng tuổi mây trời - Xin còn gọi tên nhau - Xin yêu nhau dù mai nữa |
Tài liệu tham khảo:
- Trường Sa Web: Wikipedia
Ca khúc Xin
còn gọi tên nhau do danh ca Lệ Thu trình bày
No comments:
Post a Comment