Năm ngoái
chúng tôi có đi tham quan vài vườn cảnh ở Bình Dương, trong đó có Koi Coffee, năm
nay chủ nhân dẹp bớt Karaoke và nhà trọ bên cạnh, để mở rộng Koi Coffee nay là
Ta Koi Coffee, khi chúng tôi đến xem thì đang trong thời kỳ hoàn thiện.
Tôi nghĩ
một tác phẩm nghệ thuật nào cũng vậy, sau khi đã hoàn tất, muốn sửa chữa nới rộng
ra sẽ khó khăn nhiều để làm cho tác phẩm đó có giá trị. Nhưng con rể tôi được xây
dựng toàn bộ khu vườn cảnh, nên giữ được phần đã có, thêm phần xây dựng mới, cảnh
quan sân vườn vẫn đẹp.
Trong đầu
tôi đã có ấn tượng hình ảnh những cây cau với những tàu lá lưa thưa vươn mình lên
trên bầu trời xanh lơ, khung cảnh cánh đồng bát ngát lúa non xanh, một vài đứa
trẻ lên tám lên mười, đang chạy trên cánh đồng kéo theo con diều giấy, để ngược
gió tung bay.
Cho nên dù
trái sáng, tôi cũng nhờ nhà tôi chụp cho tấm ảnh có cây cau trên nền trời, mặc
dù đó là cây cau kiểng, tàu lá không đẹp bằng cau ăn trái.
Sau đó
con rể tôi chụp cho vài tấm ảnh nơi hòn giả sơn vừa mới tạo nên, dù nó chưa hoàn
thành, vẫn còn phải trồng thêm những phong lan, dây leo và ít cây hoa khác cho
nó có thể phơi bày nét Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Rời Ta
Koi Coffee, chúng tôi đến thăm một vườn cảnh khác, nữ gia chủ một người hiếu khách,
cùng thân phụ cô là thông gia với cựu Chủ tịch nước, tiếp đón chúng tôi ngoài sân
nhà, mời chúng tôi vào nhà, nhưng con rể chúng tôi xin phép tham quan vườn cảnh,
ngồi ở nhà mát để được hưởng khung cảnh tự nhiên.
Gia chủ đích
thân pha trà, bày mấy thứ trái cây nào là bưởi, cam, thanh long thứ nào cũng ngọt.
Trà ngon,
lại được tiếp đón chân tình nên không khí trở nên thân mật hơn. Thân phụ chủ nhân
cho biết gia đình ông ở Củ Chi, cha mất sớm ông phải bương chải kiếm sống, ở nơi
“đất thép, thành đồng” cũng theo cách mạng, nhưng về sau được đưa ra hoạt động
nội thành, làm tài xế, gia nhập công đoàn, làm giấy tờ giả để trốn quân dịch, ông
cho biết: “Chế độ trước rất dễ dãi”.
Khi đi
tham quan chung quanh ngôi nhà, tôi bảo con rể tôi chụp cho tấm ảnh để kỷ niệm
về ngôi nhà đó.
Một lát
sau có người đàn ông trạc ngoài 50 ăn mặc lịch sự bước vào, nữ chủ nhân giới
thiệu, tôi nghe được:
-… Đây là người quản lý”
Trong câu
chuyện tôi có nghe anh ta hỏi nữ chủ nhân:
Tôi lấy làm
lạ nhưng chưa tiện hỏi: Anh ta là ai ? Cho đến khi ra về, tôi mới hỏi con rể
tôi:
- Anh chàng
ngồi bên cạnh cô chủ là ai vậy con ?
- Dạ ! Chồng
cô ta.
- Vậy mà
cha nghe là người quản lý !
- Không
phải vậy cha! Cô ta nói: “Con chỉ là người quản lý ! Còn ảnh đây mới là chủ.” Cũng như có thân chủ giới thiệu vợ với khách:
- Đây là con ở của tui !
Chờ cho khách ngạc nhiên một chút, anh ta tiếp:
- Nhưng mà ở trên đầu của tui !
- Đây là con ở của tui !
Chờ cho khách ngạc nhiên một chút, anh ta tiếp:
- Nhưng mà ở trên đầu của tui !
Từ lâu tôi vẫn nghĩ mình đã bị lãng tai. Cho nên đừng bực bội khi người cao tuổi "trông Gà ra Quốc", nghe không thành có.
Tôi thích
vườn cảnh nầy, trồng nhiều cây cổ thụ, cho rợp bóng mát, những tảng đá nằm bên
cạnh dòng suối nhỏ, chạy dài quanh co từ sân trước ra đến phía sau nhà với vài
trăm con cá Koi.
Chủ nhà rất
hiếu khách mời cơm, nhưng chúng tôi phải từ chối ra về. Tôi nói với nhà tôi, nếu
cái nhà mát ấy cất trên cao một chút, sẽ cho mình cái cảm tưởng như ngồi trong
nhà mát ở góc sân Dinh Độc Lập.
Khi ra về,
nữ chủ nhân đưa chúng tôi ra tận cổng nhà, thấy có một số công nhân mặc đồng phục
ngồi nghỉ trưa, tôi hỏi:
- Cô có
bao nhiêu công nhân ?
- Dạ thưa
bốn trăm năm chục công nhân.
Tôi nghĩ
người giàu có nhưng không khoe khoan, kiểu cách vẫn giữ được nếp sống bình dị,
tiếp khách ân cần, đó mới thật là hiếu khách.
866411012017
No comments:
Post a Comment